- 6,664
- 29,493
- Thread cover
- data/assets/threadprofilecover/ThyTDV31-1714965932.png
- Chủ đề liên quan
- 88028, 88068, 6731, 88058
Trong SMC, giao dịch theo cấu trúc là một trong những điều kiện quan trọng xác nhận cho chất lượng của chiến lược giao dịch. Do vậy mà việc xác định đúng cấu trúc cũng như giao dịch đúng vùng giá để đi theo cấu trúc sẽ quyết định đến tỷ lệ thành công rất nhiều.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu những kiểu thiết lập giá giao dịch theo cấu trúc có xác suất cao, nhận biết được những thiết lập này trên biểu đồ có thể giúp anh em trader tìm được những cơ hội giao dịch tiềm năng trên biểu đồ.
Mô hình Turtle soup là thiết lập giúp nhà giao dịch có thể xác định được khả năng đảo chiều của xu hướng trên thị trường.
Tín hiệu này dựa trên sự phá vỡ giả trong đó thì giá sẽ phá vỡ nhanh chóng khỏi một mức cản quan trọng trên biểu đồ trước khi đảo chiều theo hướng ngược lại.
Như biểu đồ bên dưới:
Cơ bản là thị trường sẽ tạo một cú phá vỡ giả tại những vùng quan trọng như đỉnh đáy trước đó của khung thời gian lớn hơn để lấy hết thanh khoản tại những vùng đỉnh đáy này sau đó mới đảo chiều từ những vùng giá quan trọng hay còn gọi là vùng POI trên biểu đồ.
Về cơ bản có 2 lý do chính cho giá di chuyển:
Chẳng hạn như trường hợp bên dưới:
Cách giao dịch với mô hình Turtle soup
Bạn cần phải kiểm tra:
Đây là thiết lập giao dịch đầu tiên có tên là Turtle soup, mô hình này cực kỳ phổ biến với SMC trader và có thể nói là nó rất hiệu quả.
CISD (Change In State of Delivery) là một khái niệm kỹ thuật được sử dụng trong phân tích khá nhiều, trong bối cảnh sử dụng khối OB để giao dịch, nó nhằm mục đích xác định được sự đảo chiều tiềm năng trên thị trường, nó chủ yếu tập trung vào giá đóng cửa so với giá mở của của nến hướng lên.
CISD tăng giá
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Giá quét dừng lỗ thông qua thanh khoản bên bán, điều này được gọi là thao túng giá, sau đó thì nến tiếp theo sẽ đóng cửa lên trên nến cuối cùng trước đó và chuyển đổi thị trường qua tăng giá.
Điều này cũng tương tự nhưng ngược lại với CISD giảm giá, các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về CISD giảm giá:
Các vùng đỉnh đáy trong cấu trúc thị trường hiện tại thường sẽ xảy ra hiện tượng săn dừng lỗ tại những vùng đó.
Sau tín hiệu săn dừng lỗ sẽ đi thẳng đến FVG, vốn là mức hỗ trợ hoặc kháng cự thì bây giờ nó trở thành kháng cự hoặc hỗ trợ hay nói cách khác là vai trò của nó có sự thay đổi. Và những khối FVG có sự thay đổi vai trò như vậy chúng ta gọi nó là những khối FVG đảo ngược hay IFVG.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Nói cho đơn giản đó là một khối FVG tăng hoặc giảm giá bị thị trường phá vỡ qua thì khối FVG đó trở thành khối FVG đảo ngược (IFVG).
Các bạn nhìn hình bên dưới là một khối IFVG tăng giá:
Giá cũng sẽ phải quét vùng thanh khoản bên bán, sau đó giá quay trở lại vùng này để kiểm tra lại và xác nhận cho sự đảo chiều và lúc này thì chúng ta có thể xác nhận được khối FVG trước đó trở thành khối IFVG.
Để tìm kiếm những vùng giá quét thanh khoản thì bạn nên tìm những mức đỉnh đáy của phiên giao dịch trước đó, hoặc đỉnh đáy của phiên Á, chẳng hạn như hình bên dưới là đỉnh đáy của phiên Á:
Ngoài ra còn một vùng thanh khoản khác nữa đó là đỉnh đáy trong ngày hoặc đỉnh đáy của ngày trước đó cũng là những vùng thanh khoản tốt mà thị trường có thể sẽ quét.
Đây chính là 3 kiểu thiết lập giá mà chúng ta có thể giao dịch theo cấu trúc của thị trường một cách hiệu quả.
Mời anh em tham khảo nhé.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu những kiểu thiết lập giá giao dịch theo cấu trúc có xác suất cao, nhận biết được những thiết lập này trên biểu đồ có thể giúp anh em trader tìm được những cơ hội giao dịch tiềm năng trên biểu đồ.
Turtle soup
Mô hình Turtle soup là thiết lập giúp nhà giao dịch có thể xác định được khả năng đảo chiều của xu hướng trên thị trường.
Tín hiệu này dựa trên sự phá vỡ giả trong đó thì giá sẽ phá vỡ nhanh chóng khỏi một mức cản quan trọng trên biểu đồ trước khi đảo chiều theo hướng ngược lại.
Như biểu đồ bên dưới:
Cơ bản là thị trường sẽ tạo một cú phá vỡ giả tại những vùng quan trọng như đỉnh đáy trước đó của khung thời gian lớn hơn để lấy hết thanh khoản tại những vùng đỉnh đáy này sau đó mới đảo chiều từ những vùng giá quan trọng hay còn gọi là vùng POI trên biểu đồ.
Về cơ bản có 2 lý do chính cho giá di chuyển:
- Tìm kiếm thanh khoản
- Để cân bằng lại sự mất cân bằng
Chẳng hạn như trường hợp bên dưới:
Cách giao dịch với mô hình Turtle soup
Bạn cần phải kiểm tra:
- Dòng tiền hiện tại ở khung thời gian lớn
- Kiểm tra vùng thanh khoản ở khung thời gian lớn
- Kiểm tra thanh khoản bên trong
- Sau khi kiểm tra hết được những thứ này thì bạn lên khung thời gian cao hơn và đánh dấu những vùng thanh khoản bên trong hiện tại ở phía đối diện theo dòng tiền hiện tại ở khung thời gian cao hơn.
Đây là thiết lập giao dịch đầu tiên có tên là Turtle soup, mô hình này cực kỳ phổ biến với SMC trader và có thể nói là nó rất hiệu quả.
CISD
CISD (Change In State of Delivery) là một khái niệm kỹ thuật được sử dụng trong phân tích khá nhiều, trong bối cảnh sử dụng khối OB để giao dịch, nó nhằm mục đích xác định được sự đảo chiều tiềm năng trên thị trường, nó chủ yếu tập trung vào giá đóng cửa so với giá mở của của nến hướng lên.
CISD tăng giá
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Giá quét dừng lỗ thông qua thanh khoản bên bán, điều này được gọi là thao túng giá, sau đó thì nến tiếp theo sẽ đóng cửa lên trên nến cuối cùng trước đó và chuyển đổi thị trường qua tăng giá.
Điều này cũng tương tự nhưng ngược lại với CISD giảm giá, các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về CISD giảm giá:
Khối FVG đảo ngược
Các vùng đỉnh đáy trong cấu trúc thị trường hiện tại thường sẽ xảy ra hiện tượng săn dừng lỗ tại những vùng đó.
Sau tín hiệu săn dừng lỗ sẽ đi thẳng đến FVG, vốn là mức hỗ trợ hoặc kháng cự thì bây giờ nó trở thành kháng cự hoặc hỗ trợ hay nói cách khác là vai trò của nó có sự thay đổi. Và những khối FVG có sự thay đổi vai trò như vậy chúng ta gọi nó là những khối FVG đảo ngược hay IFVG.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Nói cho đơn giản đó là một khối FVG tăng hoặc giảm giá bị thị trường phá vỡ qua thì khối FVG đó trở thành khối FVG đảo ngược (IFVG).
Các bạn nhìn hình bên dưới là một khối IFVG tăng giá:
Giá cũng sẽ phải quét vùng thanh khoản bên bán, sau đó giá quay trở lại vùng này để kiểm tra lại và xác nhận cho sự đảo chiều và lúc này thì chúng ta có thể xác nhận được khối FVG trước đó trở thành khối IFVG.
Để tìm kiếm những vùng giá quét thanh khoản thì bạn nên tìm những mức đỉnh đáy của phiên giao dịch trước đó, hoặc đỉnh đáy của phiên Á, chẳng hạn như hình bên dưới là đỉnh đáy của phiên Á:
Ngoài ra còn một vùng thanh khoản khác nữa đó là đỉnh đáy trong ngày hoặc đỉnh đáy của ngày trước đó cũng là những vùng thanh khoản tốt mà thị trường có thể sẽ quét.
Đây chính là 3 kiểu thiết lập giá mà chúng ta có thể giao dịch theo cấu trúc của thị trường một cách hiệu quả.
Mời anh em tham khảo nhé.
Trích nguồn: twitter
Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống
Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan