- 2,146
- 13,367
Chia sẻ của bác sĩ Hung Truong đăng trên facebook cá nhân
Nguồn bài viết xem tại đây
** Bác sĩ Hung Truong được cho là đang ở Hoa Kỳ. Bác sĩ là một KOL trên mạng xã hội, với facebook cá nhân có 86.000 lượt theo dõi, thường xuyên có các bài viết được hàng ngàn like và hàng trăm lượt share.
** Trong phần giới thiệu về bản thân trên facebook, bác sĩ Hung Truong ghi "A Doctor, An occasional Teacher, A Traveler, A Trader, A Blogger" tạm dịch "Là một bác sĩ, giảng viên thỉnh giảng, người ưa du lịch, trader, người viết blog"
Bài này được share là do hai ngày trước có một bạn vào fb mình bảo bs mà là trader là kinh rồi, còn đòi xem bằng bs. Mình buồn cười vì chuyên môn thì không lo cãi, lo chuyện bs làm trader làm gì. Muốn xem bằng thì cứ tới phòng khám mà xem, mình có lên mạng chém gió bán thuốc hay tư vấn lấy tiền ai đâu mà phải chưng bằng. Còn vụ bác sĩ trader là bs dỏm thì nó thiển cận quá, chẳng buồn nói làm gì, mời tìm đọc loạt sách về price action của BS Al Brooks, là một bs chuyên khoa mắt nhưng trở thành trader chuyên nghiệp.
Mình làm bs chắc cũng không đến nỗi tệ, cả cái hệ thống pk này không ai không biết mình là trader, vậy mà còn mời mình làm bs giám sát 4-5 cái phòng khám ở đây, rồi phải phỏng vấn bs mới đi xin việc nữa.
Mình làm trader thì chắc cũng không tồi, ngày nào cũng dẫn anh em trong nhóm đi giựt cô hồn, 2 tiếng nhưng hơn khám bệnh 1 ngày.
Bài này viết đã lâu, chỉ share trong nhóm traders của mình, nhưng bạn đã nhắc thì mình share luôn để chứng thực mình là bác sĩ trader hàng thiệt, bs cũng thiệt mà trader cũng thiệt.
Mình luôn có lòng tin bạn có thể làm được bất cứ điều gì bạn thích, miễn là bạn học hành nghiêm túc. Mà học làm trader còn khó hơn học làm bác sĩ nữa là khác, khó ra sao thì xin đọc.
NGHIỆP TRADER
Sau mấy năm chinh chiến giang hồ, lên voi xuống chó mấy bận, vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần mình có suy nghĩ về nghiệp trader như vầy.
Nghề trader khó học hơn hầu hết các nghề khác, 100 người vào trường y sẽ có 95 người ra làm bs, giỏi dở chưa biết nhưng cũng là bác sĩ lãnh lương, còn 100 người đi học trading thì chưa tới 10 người kiếm được tiền đều đặn, còn hầu hết là nộp tiền cho market.
Tại sao vậy?
Mình thấy là vì trading là một hoạt động đi ngược lại bản năng tâm lý của con người, để có lợi nhuận bắt buộc một trader cần phải duy trì được nhiều trạng thái tinh thần hay thói quen trái ngược nhau cùng lúc, điều mà trong cuộc sống chúng ta luôn được giáo dục làm ngược lại.
Để có được một vụ giao dịch thuận lợi, chúng ta phải thật là kiên nhẫn, chờ đợi tới lúc thuận lợi nhất, khả năng thua ít nhất, có thể lời nhiều nhất. Rồi khi tới lúc (hoặc là chúng ta cho là đã tới lúc), chúng ta phải lập tức buông lỏng sự kiên nhẫn và cẩn thận đang duy trì và bước vào vụ giao dịch mà không sợ hãi phân vân.
Làm một thằng chết nhát và một thằng liều mạng trên cùng một người không phải là dễ dàng, Chí Phèo đi đâu vẫn là Chí Phèo, nhưng trong trading thì không thể như vậy.
Chúng ta tham gia vào thị trường với lòng tham, không tham chẳng ai làm trader, nhưng khi vào nghiệp trader chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng để kiếm được tiền chúng ta phải học cách không tham trước, học cách buông bỏ. Chuyến đò đã lỡ thì đừng nên xin vé vớt, tụng một hồi kinh cho tịnh tâm rồi ngồi chờ chuyến khác.
Tưởng rằng đã xong, học cách không tham xong chúng ta lại phải đi học cách tham lam. Khi cần tham lam chúng ta lại phải tham lam hơn nữa để không ăn non, rồi tiếc nuối, rồi fomo, rồi đu đỉnh, ra đảo,…
Một tiếng trước còn là một thầy tu, bây giờ phải đóng vai tướng cướp, mấy ai làm được?
Chúng ta được sinh ra và giáo dục với những nỗi sợ hãi. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy cách sợ hãi để tránh những điều nguy hiểm, từ đó chúng ta có thể tồn tại. Chúng ta đem nỗi sợ đó vào thị trường, để phân vân trước một cơ hội tốt, để chậm chân khi cần phải nhảy cha cha cha với một mỹ nhân kiêu sa.
Học cách không sợ hãi, tự tin đã khó, rồi lại phải học lúc cần phải sợ, sợ để không mua pum and dump stocks như VFS, sợ để không tiếp tục mua thêm những con stock sida, sợ để không cháy account.
Vừa phải học cách can đảm vừa phài học duy trì sợ hãi, khó lắm đa.
Khi vừa mon men học trading, bạn được mọi người xung quanh cảnh báo đó chỉ là trò cờ bạc đỏ đen, trong khi cả cuộc đời chúng ta luôn đánh bạc mà không hay.
Cái khổ là trong cuộc sống ít ai, đúng ra gần như không có ai dạy chúng ta về nguy cơ và cách quản lý nguy cơ (risk management). Bạn tui tới nhà tui rồi dạy mấy đứa con rằng tụi con ráng học để mai mốt được như bác Hưng nha mấy con. Chúng ta được cho ăn bánh vẽ, được dụ hoặc về một tương lai sáng lạng, mà không ai nói là phải học 8 năm, thực tập 3-9 năm, nợ 300-500K, học bạc đầu tới già.
Chúng ta vào thị trường cũng vậy, chúng ta luôn nghĩ tới số tiền sẽ kiếm được, đặt một mục tiêu hoành tráng như tháng sau sẽ giàu, ít có ai cho chúng ta biết để đi tới đó sẽ có biết bao nhiêu trở ngại, khó khăn, hầu hết chúng ta bỏ cuộc giữa chừng vì chỉ nghỉ tới thắng mà không tính tới thua. Mà một trader khôn ngoan sẽ nghĩ tới thua trước rồi mới tới thắng, chỉ là để có thể tồn tại trong thị trường mà thôi.
Để đi tới được cái đích là một trader có lợi nhuận, có biết bao nhiêu cạm bẫy trên đường đi mà không ai nói, hoặc có nói cũng không tin, rồi hầu hết sẽ gục chết dọc đường, lùi bước.
Tác già cuốn Best Loser Wins có nói chúng ta nên hy vọng khi thắng và sợ hãi khi thua, nhưng hầu hết chúng ta làm điều ngược lại, chúng ta sợ hãi khi thắng và hy vọng khi thua.
Trong cuốn Trading in the Zone, tác giả đã nói để trở thành một trader thành công, chúng ta nên học làm nhà cái chứ không phải là con bạc. Nhà cái luôn chọn những game mà xác suất thắng nhỉnh hơn về phần mình, chỉ sợ con bạc không chơi, chứ con bạc chơi thâu đêm thì nhà cái cuối cùng sẽ thắng.
Chúng ta luôn được dạy phải học từ quá khứ, lịch sử để làm tốt hơn trong tương lai. Nhưng để là một trader thành công, chúng ta phải học sống với thời khắc hiện tại, chúng ta chốt lời sớm hôm nay vì hôm qua đã thua, đó là chúng ta giao dịch ngày hôm qua chứ không phải ngày hôm nay.
Trên tất cả nhũng điều nghịch lý này, chúng ta phải duy trì một tính kỷ luật cao độ, nếu không đốn củi 3 năm sẽ đốt một giờ.
Chúng ta phải học cách buông xuống sự tự tôn (ego), thị trường luôn luôn đúng và không quan tâm tới suy nghĩ của bạn. Bằng cấp, kiến thức bạn đã học không giúp ích được gì cho trading.
Trong vô vàn sự nghịch lý kể trên, chúng ta phải thật bình thản, kiên nhẫn, kỷ luật, quản lý lòng tham, nỗi sợ hãi, nguy cơ để tồn tại.
Trading là một cuộc chiến với bản thân, không phải với market. Không phải TA hay indicator đem lại thành công cho bạn, mà là tâm lý, sự kiên nhẫn và quản lý rủi ro.
Đức Phật có dạy, chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng bản thân.
Nên trading rất khó là vì phải chiến đấu với bản thân, phải đóng vai hai mặt trắng đen cùng lúc, hoàn toàn đi ngược với bản năng tâm lý của con người.
Tâm mình ra sao, khi trading sẽ hiện ra hết, học trading cũng là cách luyện tâm tính rất tốt.
Tham lam mà khiêm tốn, can đảm mà sợ hãi, kiên nhẫn mà dứt khoát.
Tản mạn về trading.
Nguồn bài viết xem tại đây
** Bác sĩ Hung Truong được cho là đang ở Hoa Kỳ. Bác sĩ là một KOL trên mạng xã hội, với facebook cá nhân có 86.000 lượt theo dõi, thường xuyên có các bài viết được hàng ngàn like và hàng trăm lượt share.
** Trong phần giới thiệu về bản thân trên facebook, bác sĩ Hung Truong ghi "A Doctor, An occasional Teacher, A Traveler, A Trader, A Blogger" tạm dịch "Là một bác sĩ, giảng viên thỉnh giảng, người ưa du lịch, trader, người viết blog"
******
BÁC SĨ TRADER
Mình làm bs chắc cũng không đến nỗi tệ, cả cái hệ thống pk này không ai không biết mình là trader, vậy mà còn mời mình làm bs giám sát 4-5 cái phòng khám ở đây, rồi phải phỏng vấn bs mới đi xin việc nữa.
Mình làm trader thì chắc cũng không tồi, ngày nào cũng dẫn anh em trong nhóm đi giựt cô hồn, 2 tiếng nhưng hơn khám bệnh 1 ngày.
Bài này viết đã lâu, chỉ share trong nhóm traders của mình, nhưng bạn đã nhắc thì mình share luôn để chứng thực mình là bác sĩ trader hàng thiệt, bs cũng thiệt mà trader cũng thiệt.
Mình luôn có lòng tin bạn có thể làm được bất cứ điều gì bạn thích, miễn là bạn học hành nghiêm túc. Mà học làm trader còn khó hơn học làm bác sĩ nữa là khác, khó ra sao thì xin đọc.
NGHIỆP TRADER
Sau mấy năm chinh chiến giang hồ, lên voi xuống chó mấy bận, vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần mình có suy nghĩ về nghiệp trader như vầy.
Nghề trader khó học hơn hầu hết các nghề khác, 100 người vào trường y sẽ có 95 người ra làm bs, giỏi dở chưa biết nhưng cũng là bác sĩ lãnh lương, còn 100 người đi học trading thì chưa tới 10 người kiếm được tiền đều đặn, còn hầu hết là nộp tiền cho market.
Tại sao vậy?
Mình thấy là vì trading là một hoạt động đi ngược lại bản năng tâm lý của con người, để có lợi nhuận bắt buộc một trader cần phải duy trì được nhiều trạng thái tinh thần hay thói quen trái ngược nhau cùng lúc, điều mà trong cuộc sống chúng ta luôn được giáo dục làm ngược lại.
Để có được một vụ giao dịch thuận lợi, chúng ta phải thật là kiên nhẫn, chờ đợi tới lúc thuận lợi nhất, khả năng thua ít nhất, có thể lời nhiều nhất. Rồi khi tới lúc (hoặc là chúng ta cho là đã tới lúc), chúng ta phải lập tức buông lỏng sự kiên nhẫn và cẩn thận đang duy trì và bước vào vụ giao dịch mà không sợ hãi phân vân.
Làm một thằng chết nhát và một thằng liều mạng trên cùng một người không phải là dễ dàng, Chí Phèo đi đâu vẫn là Chí Phèo, nhưng trong trading thì không thể như vậy.
Chúng ta tham gia vào thị trường với lòng tham, không tham chẳng ai làm trader, nhưng khi vào nghiệp trader chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng để kiếm được tiền chúng ta phải học cách không tham trước, học cách buông bỏ. Chuyến đò đã lỡ thì đừng nên xin vé vớt, tụng một hồi kinh cho tịnh tâm rồi ngồi chờ chuyến khác.
Tưởng rằng đã xong, học cách không tham xong chúng ta lại phải đi học cách tham lam. Khi cần tham lam chúng ta lại phải tham lam hơn nữa để không ăn non, rồi tiếc nuối, rồi fomo, rồi đu đỉnh, ra đảo,…
Một tiếng trước còn là một thầy tu, bây giờ phải đóng vai tướng cướp, mấy ai làm được?
Chúng ta được sinh ra và giáo dục với những nỗi sợ hãi. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy cách sợ hãi để tránh những điều nguy hiểm, từ đó chúng ta có thể tồn tại. Chúng ta đem nỗi sợ đó vào thị trường, để phân vân trước một cơ hội tốt, để chậm chân khi cần phải nhảy cha cha cha với một mỹ nhân kiêu sa.
Học cách không sợ hãi, tự tin đã khó, rồi lại phải học lúc cần phải sợ, sợ để không mua pum and dump stocks như VFS, sợ để không tiếp tục mua thêm những con stock sida, sợ để không cháy account.
Vừa phải học cách can đảm vừa phài học duy trì sợ hãi, khó lắm đa.
Khi vừa mon men học trading, bạn được mọi người xung quanh cảnh báo đó chỉ là trò cờ bạc đỏ đen, trong khi cả cuộc đời chúng ta luôn đánh bạc mà không hay.
Cái khổ là trong cuộc sống ít ai, đúng ra gần như không có ai dạy chúng ta về nguy cơ và cách quản lý nguy cơ (risk management). Bạn tui tới nhà tui rồi dạy mấy đứa con rằng tụi con ráng học để mai mốt được như bác Hưng nha mấy con. Chúng ta được cho ăn bánh vẽ, được dụ hoặc về một tương lai sáng lạng, mà không ai nói là phải học 8 năm, thực tập 3-9 năm, nợ 300-500K, học bạc đầu tới già.
Chúng ta vào thị trường cũng vậy, chúng ta luôn nghĩ tới số tiền sẽ kiếm được, đặt một mục tiêu hoành tráng như tháng sau sẽ giàu, ít có ai cho chúng ta biết để đi tới đó sẽ có biết bao nhiêu trở ngại, khó khăn, hầu hết chúng ta bỏ cuộc giữa chừng vì chỉ nghỉ tới thắng mà không tính tới thua. Mà một trader khôn ngoan sẽ nghĩ tới thua trước rồi mới tới thắng, chỉ là để có thể tồn tại trong thị trường mà thôi.
Để đi tới được cái đích là một trader có lợi nhuận, có biết bao nhiêu cạm bẫy trên đường đi mà không ai nói, hoặc có nói cũng không tin, rồi hầu hết sẽ gục chết dọc đường, lùi bước.
Tác già cuốn Best Loser Wins có nói chúng ta nên hy vọng khi thắng và sợ hãi khi thua, nhưng hầu hết chúng ta làm điều ngược lại, chúng ta sợ hãi khi thắng và hy vọng khi thua.
Trong cuốn Trading in the Zone, tác giả đã nói để trở thành một trader thành công, chúng ta nên học làm nhà cái chứ không phải là con bạc. Nhà cái luôn chọn những game mà xác suất thắng nhỉnh hơn về phần mình, chỉ sợ con bạc không chơi, chứ con bạc chơi thâu đêm thì nhà cái cuối cùng sẽ thắng.
Chúng ta luôn được dạy phải học từ quá khứ, lịch sử để làm tốt hơn trong tương lai. Nhưng để là một trader thành công, chúng ta phải học sống với thời khắc hiện tại, chúng ta chốt lời sớm hôm nay vì hôm qua đã thua, đó là chúng ta giao dịch ngày hôm qua chứ không phải ngày hôm nay.
Trên tất cả nhũng điều nghịch lý này, chúng ta phải duy trì một tính kỷ luật cao độ, nếu không đốn củi 3 năm sẽ đốt một giờ.
Chúng ta phải học cách buông xuống sự tự tôn (ego), thị trường luôn luôn đúng và không quan tâm tới suy nghĩ của bạn. Bằng cấp, kiến thức bạn đã học không giúp ích được gì cho trading.
Trong vô vàn sự nghịch lý kể trên, chúng ta phải thật bình thản, kiên nhẫn, kỷ luật, quản lý lòng tham, nỗi sợ hãi, nguy cơ để tồn tại.
Trading là một cuộc chiến với bản thân, không phải với market. Không phải TA hay indicator đem lại thành công cho bạn, mà là tâm lý, sự kiên nhẫn và quản lý rủi ro.
Đức Phật có dạy, chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng bản thân.
Nên trading rất khó là vì phải chiến đấu với bản thân, phải đóng vai hai mặt trắng đen cùng lúc, hoàn toàn đi ngược với bản năng tâm lý của con người.
Tâm mình ra sao, khi trading sẽ hiện ra hết, học trading cũng là cách luyện tâm tính rất tốt.
Tham lam mà khiêm tốn, can đảm mà sợ hãi, kiên nhẫn mà dứt khoát.
Tản mạn về trading.
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng
Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Bài viết liên quan