- 7,369
- 35,661
Các ứng dụng (app) lừa đảo đầu tư chứng khoán trên không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều. Cơ quan quản lý khuyến cáo người dân cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo.
Ngày 18/5 vừa qua Công an TP Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận đơn trình báo của một người phụ nữ ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng bị lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng. Theo đơn trình báo, chị P. (SN 2003, trú tại Đông Anh, Hà Nội) có tham gia nhóm học tập trao đổi kinh nghiệm về chứng khoán. Chị được hướng dẫn tải App “Gold Finger” để đầu tư chứng khoán.
Chị P. chơi thử và nạp 27 triệu đồng thì rút được 33 triệu đồng trên app. Thấy lợi nhuận cao, chị P. đã nạp thêm hơn 400 triệu đồng để đầu tư nhưng không rút được tiền ra. Sau đó, chị P. có liên hệ bên quản lý app thì được yêu cầu đóng phí 10% mới được rút tiền. Thấy có dấu hiệu lừa đảo, chị P. đã đến Công an quận Đống Đa trình báo sự việc.
Thời gian gần đây, hàng nghìn người dân tham gia vào các ứng dụng (hay còn gọi là app) đầu tư chứng khoán không chính thống trên không gian mạng rồi sau đó không rút được tiền, bị chiếm đoạt những khoản tiền rất lớn, không còn là câu chuyện hiếm gặp.
Nhưng lý do tại sao các trường hợp này vẫn xảy ra? Theo những người am hiểu về lĩnh vực này, thứ nhất, do các kênh đầu tư hiện nay chưa phong phú, ngoài kênh đầu tư bất động sản, vàng, chứng khoán, nhà đầu tư khi nghe quảng cáo có kênh đầu tư mới sinh lợi cao mà an toàn sẽ lập tức bị dẫn dụ ngay. Thứ hai, thị trường chứng khoán đã có những biến động rất mạnh trong hơn 1 năm vừa qua. Nhiều nhà đầu tư đã cháy tài khoản khi chơi chứng khoán, khi thấy mời gọi có một kênh đầu tư không khác gì chứng khoán, kiếm được lợi nhuận cao đã sốt ruột chạy sang kênh đầu tư này.
Người dân cần cẩn trọng khi thực hiện giao dịch đầu tư
Các ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo đã có thêm các chiêu trò mới đó là đều tạo dựng mô hình giống với sàn chứng khoán nội địa để hút người chơi và lừa đảo. Theo đó, dù đã và đang tham gia đầu tư chứng khoán, nhưng chị Quỳnh Anh ( Long Biên - Hà Nội) cho biết, chị vẫn bị lôi kéo vào một nhóm zalo có tên Win Gruop 1 sau nhiều cuộc điện thoại mời mở tài khoản để nhận thưởng 30 USD.
“Đối tượng ban đầu có tên ở zalo là Trần Hùng mời tôi tham gia room chat, và đưa ra khuyến nghị mua mã cổ phiếu nào bán mã nào, toàn là cổ phiếu nước ngoài. Tôi thấy có nhiều người khoe lãi, mà còn có có ảnh chúc mừng nhận tiền lãi, rút tiền ra sao nếu thực hiện theo đúng khuyến nghị. Người này cũng bày cho tôi cách tải App để tham gia thử, và sau đó là thật và hướng dẫn cần chuyển tiền như thế nào. Không hiểu sao tôi nghe theo và còn nộp vào tài khoản của họ lên tới 50 triệu đồng. Sau 1, 2 lần giao dịch đầu tôi có thắng và rút tiền lãi 3 triệu đồng rất đơn giản nhưng đến khi đặt lệnh nhiều tiền hơn thì bắt đầu thua lỗ triền miên. Lúc này tôi mới nhận ra là mình bị lừa” - chị Quỳnh Anh nói.
Cũng theo lời chị Quỳnh Anh, sau khi nhận ra bị lừa, chị quay lại tài khoán zalo có tên Trần Hùng để tìm hiểu thì nhận được thông báo: Tài khoản này đã ngừng hoạt động, không thể liên lạc được.
Theo cơ quan Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, nắm bắt xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến chứng khoán trong nước, xuất hiện các App lừa đảo đầu tư chứng khoán trên không gian mạng.
Với cam kết lợi nhuận "khủng", cao gấp nhiều lần, thậm chí là được mua cổ phiếu ưu đãi với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường, những lời quảng cáo đó đã dụ dỗ được rất nhiều nhà đầu tư.
Thời gian đầu, các App này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, sẽ tư vấn để "con mồi" nạp tiền nhiều hơn rồi sẽ khóa App, không cho rút tiền. Nhiều người đã trở thành nạn nhân, bị lừa đảo chiếm đoạt không rút được tiền đầu tư.
Dữ liệu từ tháng 10/2022 tới nay, Công an TP Hà Nội đã phát hiện gần 20 App và website có dấu hiệu giả mạo để giao dịch chứng khoán, hầu hết đều có máy chủ ở nước ngoài do các đối tượng người nước ngoài quản lý. Người dân tới trình báo với cơ quan chức năng về việc bị chiếm đoạt những số tiền rất lớn ngày càng nhiều, cá biệt có những nạn nhân mất cả chục tỷ đồng.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các App giao dịch không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã có nhiều cảnh báo nhà đầu tư về rủi ro khi tham gia đầu tư tài chính trên những ứng dụng không được cho phép. Chẳng hạn có một số doanh nghiệp tiếp tục có dấu hiệu hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (app Infina, Savenow, BUFF,…), hoạt động môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ chứng khoán (website www. greenstock.vn, app Greenstock).
Do đó, UBCKNN nhấn mạnh, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cơ quan này khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các App giao dịch chưa được cấp phép. Theo đó, nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề có thể phát sinh.
Nguồn: Đại đoàn kết
Mất tiền vì App ảo
Ngày 18/5 vừa qua Công an TP Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận đơn trình báo của một người phụ nữ ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng bị lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng. Theo đơn trình báo, chị P. (SN 2003, trú tại Đông Anh, Hà Nội) có tham gia nhóm học tập trao đổi kinh nghiệm về chứng khoán. Chị được hướng dẫn tải App “Gold Finger” để đầu tư chứng khoán.
Chị P. chơi thử và nạp 27 triệu đồng thì rút được 33 triệu đồng trên app. Thấy lợi nhuận cao, chị P. đã nạp thêm hơn 400 triệu đồng để đầu tư nhưng không rút được tiền ra. Sau đó, chị P. có liên hệ bên quản lý app thì được yêu cầu đóng phí 10% mới được rút tiền. Thấy có dấu hiệu lừa đảo, chị P. đã đến Công an quận Đống Đa trình báo sự việc.
Thời gian gần đây, hàng nghìn người dân tham gia vào các ứng dụng (hay còn gọi là app) đầu tư chứng khoán không chính thống trên không gian mạng rồi sau đó không rút được tiền, bị chiếm đoạt những khoản tiền rất lớn, không còn là câu chuyện hiếm gặp.
Nhưng lý do tại sao các trường hợp này vẫn xảy ra? Theo những người am hiểu về lĩnh vực này, thứ nhất, do các kênh đầu tư hiện nay chưa phong phú, ngoài kênh đầu tư bất động sản, vàng, chứng khoán, nhà đầu tư khi nghe quảng cáo có kênh đầu tư mới sinh lợi cao mà an toàn sẽ lập tức bị dẫn dụ ngay. Thứ hai, thị trường chứng khoán đã có những biến động rất mạnh trong hơn 1 năm vừa qua. Nhiều nhà đầu tư đã cháy tài khoản khi chơi chứng khoán, khi thấy mời gọi có một kênh đầu tư không khác gì chứng khoán, kiếm được lợi nhuận cao đã sốt ruột chạy sang kênh đầu tư này.
Đang tải…
traderviet.co
Các ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo đã có thêm các chiêu trò mới đó là đều tạo dựng mô hình giống với sàn chứng khoán nội địa để hút người chơi và lừa đảo. Theo đó, dù đã và đang tham gia đầu tư chứng khoán, nhưng chị Quỳnh Anh ( Long Biên - Hà Nội) cho biết, chị vẫn bị lôi kéo vào một nhóm zalo có tên Win Gruop 1 sau nhiều cuộc điện thoại mời mở tài khoản để nhận thưởng 30 USD.
“Đối tượng ban đầu có tên ở zalo là Trần Hùng mời tôi tham gia room chat, và đưa ra khuyến nghị mua mã cổ phiếu nào bán mã nào, toàn là cổ phiếu nước ngoài. Tôi thấy có nhiều người khoe lãi, mà còn có có ảnh chúc mừng nhận tiền lãi, rút tiền ra sao nếu thực hiện theo đúng khuyến nghị. Người này cũng bày cho tôi cách tải App để tham gia thử, và sau đó là thật và hướng dẫn cần chuyển tiền như thế nào. Không hiểu sao tôi nghe theo và còn nộp vào tài khoản của họ lên tới 50 triệu đồng. Sau 1, 2 lần giao dịch đầu tôi có thắng và rút tiền lãi 3 triệu đồng rất đơn giản nhưng đến khi đặt lệnh nhiều tiền hơn thì bắt đầu thua lỗ triền miên. Lúc này tôi mới nhận ra là mình bị lừa” - chị Quỳnh Anh nói.
Cũng theo lời chị Quỳnh Anh, sau khi nhận ra bị lừa, chị quay lại tài khoán zalo có tên Trần Hùng để tìm hiểu thì nhận được thông báo: Tài khoản này đã ngừng hoạt động, không thể liên lạc được.
Gọi tên các ứng dụng lừa đảo
Theo cơ quan Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, nắm bắt xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến chứng khoán trong nước, xuất hiện các App lừa đảo đầu tư chứng khoán trên không gian mạng.
Với cam kết lợi nhuận "khủng", cao gấp nhiều lần, thậm chí là được mua cổ phiếu ưu đãi với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường, những lời quảng cáo đó đã dụ dỗ được rất nhiều nhà đầu tư.
Thời gian đầu, các App này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, sẽ tư vấn để "con mồi" nạp tiền nhiều hơn rồi sẽ khóa App, không cho rút tiền. Nhiều người đã trở thành nạn nhân, bị lừa đảo chiếm đoạt không rút được tiền đầu tư.
Dữ liệu từ tháng 10/2022 tới nay, Công an TP Hà Nội đã phát hiện gần 20 App và website có dấu hiệu giả mạo để giao dịch chứng khoán, hầu hết đều có máy chủ ở nước ngoài do các đối tượng người nước ngoài quản lý. Người dân tới trình báo với cơ quan chức năng về việc bị chiếm đoạt những số tiền rất lớn ngày càng nhiều, cá biệt có những nạn nhân mất cả chục tỷ đồng.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các App giao dịch không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã có nhiều cảnh báo nhà đầu tư về rủi ro khi tham gia đầu tư tài chính trên những ứng dụng không được cho phép. Chẳng hạn có một số doanh nghiệp tiếp tục có dấu hiệu hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (app Infina, Savenow, BUFF,…), hoạt động môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ chứng khoán (website www. greenstock.vn, app Greenstock).
Do đó, UBCKNN nhấn mạnh, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cơ quan này khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các App giao dịch chưa được cấp phép. Theo đó, nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề có thể phát sinh.
Nguồn: Đại đoàn kết
Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp
Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Bài viết liên quan