- 7,677
- 32,971
Xin chào cả nhà!
Sau đây là bài đăng trên X (Twitter) của Tony Trades (@ScarfaceTrades_) - một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán.
Tôi đã đi từ con số 0 đến mức lợi nhuận trung bình $3.500/ngày vào năm 2024.
Trong suốt cuộc hành trình của mình, điều quan trọng nhất giúp tôi kiếm được lợi nhuận chính là thấu hiểu cấu trúc thị trường.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích:
CÁCH ĐỌC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỂ KIẾM SỐNG BẰNG TRADING
Cấu trúc thị trường rất quan trọng vì 2 lý do:
CHỈ có 3 kiểu xu hướng mà một cổ phiếu có thể di chuyển:
Những xu hướng này sẽ giúp chúng ta có được các điểm entry (vào lệnh) tốt nhất cho giao dịch của mình.
Đối với tôi, cá nhân tôi thích giao dịch theo xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
Chứ không phải điều kiện thị trường đi ngang.
Mỗi cổ phiếu đều cần một cú pullback lành mạnh để tiếp tục xu hướng của nó.
Không có cổ phiếu nào sẽ tiếp tục tăng giá mãi mãi.
Dưới đây, chúng ta thấy một động thái sóng đẩy (impulsive), sau đó mới là một sóng hồi (động thái điều chỉnh - corrective).
Trong ví dụ thực tế, điều này xảy ra sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và chuyển thành ngưỡng hỗ trợ.
Bây giờ, nhắc đến pullback, làm thế nào chúng ta có thể xác định cổ phiếu sẽ không đi tiếp và phá vỡ xu hướng?
Chúng ta sẽ có 2 thuật ngữ chính bạn cần hiểu: BOS & CHOCH.
Chúng là gì?
BOS là viết tắt của "Break Of Structure" (phá vỡ cấu trúc) và cho biết cổ phiếu sẽ di chuyển theo hướng đi của xu hướng.
Nó cho thấy cổ phiếu đang phá vỡ một đỉnh (hoặc đáy) mới trong khi đang trong xu hướng tăng (hoặc xu hướng giảm).
Bất cứ khi nào bạn đánh dấu BOS, điều đó có nghĩa là bạn đang đi theo hướng đi của xu hướng hiện tại.
CHoCH là viết tắt của "Change of Character", cho biết khi nào một cổ phiếu có thể đảo ngược xu hướng do phá vỡ mô hình.
Trong biểu đồ này, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đang tạo ra BOS cho đến khi nó phá vỡ mức đỉnh thấp hơn trước đó.
Điều này cho thấy phe mua đang nhảy vào và báo hiệu một cú đảo chiều.
Đây là ví dụ trên SPY, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đang đi ngang.
Không có BOS hay CHoCH.
Chúng ta sẽ muốn cổ phiếu phá vỡ về một phía để xác nhận CHoCH trước khi vào lệnh.
Ở đây, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đã phá vỡ xu hướng tăng và sau đó có một động thái điều chỉnh quay trở lại ngưỡng kháng cự - sau này chuyển thành ngưỡng hỗ trợ.
Ngoài ra, chúng ta có các đỉnh cao dần, cho thấy đây là xu hướng tăng.
Chúng ta vào lệnh tại đây và sẽ đặt dừng lỗ bên dưới một cú BOS.
Bạn có thể thấy, chúng ta đã kiếm được $710 từ giao dịch này đơn giản chỉ bằng cách hiểu về điểm vào lệnh tốt nhất trên biểu đồ thông qua cấu trúc thị trường.
Kiếm được $710 cho giao dịch 2,98R tức là rủi ro ban đầu của chúng ta là $238.
Tóm lại, hiểu cấu trúc thị trường là một bước QUAN TRỌNG để trở thành một trader có lợi nhuận và tôi hy vọng bài viết này đã giúp đơn giản hoá khái niệm đó cho bạn!
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Sau đây là bài đăng trên X (Twitter) của Tony Trades (@ScarfaceTrades_) - một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán.
***
Tôi đã đi từ con số 0 đến mức lợi nhuận trung bình $3.500/ngày vào năm 2024.
Trong suốt cuộc hành trình của mình, điều quan trọng nhất giúp tôi kiếm được lợi nhuận chính là thấu hiểu cấu trúc thị trường.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích:
CÁCH ĐỌC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỂ KIẾM SỐNG BẰNG TRADING
1) Tại sao cấu trúc thị trường lại quan trọng?
Cấu trúc thị trường rất quan trọng vì 2 lý do:
- Nếu không có cấu trúc thị trường, bạn có thể giao dịch theo chiến lược TỐT NHẤT có thể, nhưng bạn vẫn sẽ thua lỗ vì bạn không biết hướng đi của xu hướng.
- Chống lại xu hướng sẽ CHỈ làm tổn hại đến P&L của bạn.
2) Ba kiểu xu hướng
CHỈ có 3 kiểu xu hướng mà một cổ phiếu có thể di chuyển:
- Xu hướng tăng.
- Xu hướng giảm.
- Đi ngang.
Những xu hướng này sẽ giúp chúng ta có được các điểm entry (vào lệnh) tốt nhất cho giao dịch của mình.
Đối với tôi, cá nhân tôi thích giao dịch theo xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
Chứ không phải điều kiện thị trường đi ngang.
3) Xác định xu hướng
- Xu hướng tăng: Chuỗi các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, với BOS (phá vỡ cấu trúc) đi lên.
- Xu hướng giảm: Chuỗi các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, với BOS (phá vỡ cấu trúc) đi xuống.
- Đi ngang: Chuỗi các đỉnh và đáy bằng nhau, không có BOS (phá vỡ cấu trúc).
4) Điều chỉnh hay đảo chiều?
Mỗi cổ phiếu đều cần một cú pullback lành mạnh để tiếp tục xu hướng của nó.
Không có cổ phiếu nào sẽ tiếp tục tăng giá mãi mãi.
Dưới đây, chúng ta thấy một động thái sóng đẩy (impulsive), sau đó mới là một sóng hồi (động thái điều chỉnh - corrective).
Trong ví dụ thực tế, điều này xảy ra sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và chuyển thành ngưỡng hỗ trợ.
Bây giờ, nhắc đến pullback, làm thế nào chúng ta có thể xác định cổ phiếu sẽ không đi tiếp và phá vỡ xu hướng?
Chúng ta sẽ có 2 thuật ngữ chính bạn cần hiểu: BOS & CHOCH.
Chúng là gì?
5) BOS
BOS là viết tắt của "Break Of Structure" (phá vỡ cấu trúc) và cho biết cổ phiếu sẽ di chuyển theo hướng đi của xu hướng.
Nó cho thấy cổ phiếu đang phá vỡ một đỉnh (hoặc đáy) mới trong khi đang trong xu hướng tăng (hoặc xu hướng giảm).
Bất cứ khi nào bạn đánh dấu BOS, điều đó có nghĩa là bạn đang đi theo hướng đi của xu hướng hiện tại.
6) CHoCH
CHoCH là viết tắt của "Change of Character", cho biết khi nào một cổ phiếu có thể đảo ngược xu hướng do phá vỡ mô hình.
Trong biểu đồ này, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đang tạo ra BOS cho đến khi nó phá vỡ mức đỉnh thấp hơn trước đó.
Điều này cho thấy phe mua đang nhảy vào và báo hiệu một cú đảo chiều.
7) Ví dụ thực tế
Đây là ví dụ trên SPY, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đang đi ngang.
Không có BOS hay CHoCH.
Chúng ta sẽ muốn cổ phiếu phá vỡ về một phía để xác nhận CHoCH trước khi vào lệnh.
8) Vào lệnh
Ở đây, chúng ta có thể thấy cổ phiếu đã phá vỡ xu hướng tăng và sau đó có một động thái điều chỉnh quay trở lại ngưỡng kháng cự - sau này chuyển thành ngưỡng hỗ trợ.
Ngoài ra, chúng ta có các đỉnh cao dần, cho thấy đây là xu hướng tăng.
Chúng ta vào lệnh tại đây và sẽ đặt dừng lỗ bên dưới một cú BOS.
9) Lợi nhuận
Bạn có thể thấy, chúng ta đã kiếm được $710 từ giao dịch này đơn giản chỉ bằng cách hiểu về điểm vào lệnh tốt nhất trên biểu đồ thông qua cấu trúc thị trường.
Kiếm được $710 cho giao dịch 2,98R tức là rủi ro ban đầu của chúng ta là $238.
Tóm lại, hiểu cấu trúc thị trường là một bước QUAN TRỌNG để trở thành một trader có lợi nhuận và tôi hy vọng bài viết này đã giúp đơn giản hoá khái niệm đó cho bạn!
Nguồn: twitter
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci
Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan