- 8,033
- 33,574
Xin chào cả nhà!
Với vai trò là một huấn luyện viên về hiệu suất, công việc của Steven Goldstein là giúp mọi người khám phá ra tiềm năng bên trong, từ đó, trân trọng và tận dụng nó để trở nên thành công và hạnh phúc hơn.
Trước khi trở thành huấn luyện viên trading, Steven đã làm việc hơn 20 năm với tư cách là trader tại một số ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.
Và sau đây là "bộ quy tắc giao dịch" được chính Steven Goldstein biên soạn và gắn bó trong suốt hai thập kỷ giao dịch. Mời các bạn cùng mình khám phá qua bài viết này nhé!
Danh sách "Bộ quy tắc Giao dịch" này được sao chép từ một trong những cuốn nhật ký giao dịch của tôi từ năm 2007.
Những quy tắc này đã giúp tôi điều hướng thị trường tài chính trong những năm giao dịch sau này của mình. Tôi xem chúng như một tập hợp những lời nhắc nhở giúp tôi đi đúng hướng trên hành trình trading của mình. Chúng cũng giúp tôi quay trở lại đúng đường ray khi đi chệch hướng.
Tôi bắt đầu viết "Bộ quy tắc Vàng để Giao dịch" vào năm 2003, sau 16 năm bắt đầu sự nghiệp giao dịch của mình. Những tuyên bố này mang tính cá nhân đối với tôi, chúng không hẳn là quy tắc, mà là lời nhắc nhở về hành vi, suy nghĩ và thái độ cá nhân của tôi trong trading.
Những tuyên bố này đã thay đổi và phát triển qua nhiều năm. Sự thích ứng là một điều không thể thay đổi trong trading và những trader giỏi nhất sẽ thích nghi khi thị trường phát triển.
Tôi thực sự khuyên các trader và nhà đầu tư nên đưa ra bộ quy tắc giao dịch cho riêng mình. Huyền thoại Ray Dalio đã làm điều này từ rất sớm trong sự nghiệp của ông và nó đã phát triển thành những nguyên tắc chỉ đạo làm nền tảng cho thành công của ông. Sau này, những nguyên tắc của Dalio đã giúp Bridgewater Asser Management trở thành Quỹ phòng hộ lớn nhất và thành công nhất thế giới.
Đây là danh sách bộ quy tắc giao dịch thực tế mà tôi đã dán ở đầu cuốn nhật ký của mình (bạn có thể thoải mái sử dụng chúng để tham khảo nhé):
1) Sợ hãi và tôn trọng thị trường, nhưng đừng bao giờ ghét nó: Sự căm ghét sẽ che mờ đi khả năng phán đoán và dẫn đến sự oán giận cay nghiệt. Điều này sẽ tiếp tục huỷ hoại môi trường giao dịch vốn đã khó khăn và sẽ cản trở khả năng phục hồi của bạn.
2) Thấu hiểu bản thân: Hãy biết điểm mạnh và điểm yếu của mình. Biết giới hạn căng thẳng cá nhân và vùng an toàn của mình. Có mục đích và mục tiêu - cố gắng phát huy tối đa điểm mạnh và loại bỏ điểu yếu. Điểm mạnh chính của tôi là khả năng phân tích thị trường, điểm yếu lớn nhất của tôi là khả năng thực thi, sự thiếu kiên nhẫn và không có khả năng giữ lệnh thắng.
3) Ức chế cái tôi: Cái tôi có thể biến người thắng thành kẻ thua và dẫn đến những phán đoán sai lầm. Bản thân cái tôi không phải là điều xấu, nó mang lại cho người ta ham muốn, nhưng nó cũng có thể là trở ngại khi quá căng thẳng hoặc bị tổn thương.
4) Giữ dáng, khoẻ mạnh và cân bằng: Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ tạo ra một tâm trí khoẻ mạnh (yếu tố bên trong) và các mối quan hệ lành mạnh với gia đình và bạn bè (yếu tố bên ngoài). Nếu xung đột xảy ra, thì đó có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng. Ngoài ra, đôi khi cần phải nghỉ xả hơi khỏi thị trường một thơi gian. Trong những dịp này, hãy đóng các vị thế hoặc giữ các vị thế ở mức nhỏ. Hãy nhớ rằng, nếu bạn sợ bỏ lỡ một động thái, thì sẽ có rất nhiều cơ hội khác. Hơn nữa, điều quan trọng là phải giữ cho tâm trí được nghỉ ngơi và có cơ hội được nạp lại năng lượng.
5) Hiểu thị trường, các động lực và đặc điểm riêng của nó: Điều quan trọng là phải hiểu thị trường mà bạn đang giao dịch. Mỗi thị trường có đặc điểm, tính thanh khoản, độ biến động, rủi ro sự kiện và các yếu tố thúc đẩy khác nhau. Bạn cần phải nhận thức được chúng. Đừng giao dịch tích cực ở những thị trường mới, cho đến khi bạn quen thuộc với chúng.
6) Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị: Việc lập kế hoạch và chuẩn bị cho giao dịch là cực kỳ quan trọng. Tiền thường bị mất do giao dịch bất chợt hoặc do kế hoạch không được thực hiện. Khâu chuẩn bị bao gồm việc chuẩn bị cho những điều bất ngờ và lập kế hoạch cho mọi tình huống có thể xảy ra.
7) Quản lý vốn cần thiết: Đây là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch. Bạn phải bảo vệ vốn khi thua lỗ. Nếu giao dịch thành công, phần lợi nhuận sẽ tự lo liệu, nhưng bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với thua lỗ. Trong những giai đoạn này, điều cần thiết là phải giữ cho mình còn ở lại với trò chơi.
8) Đầu cơ, đừng đánh bạc: "Nó đã dạy tôi từng chút một, sự khác biệt cơ bản giữa việc đặt cược vào biến động với dự đoán những thăng trầm không thể tránh khỏi, giữa cờ bạc với đầu cơ." - Trích cuốn "Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán".
9) Kiên nhẫn là một đức tính tốt: Điều này có thể hiểu là: Đừng giao dịch vì muốn giao dịch - Đừng lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội, sẽ luôn có những cơ hội khác - Hãy chờ tín hiệu thị trường hoặc một cơ hội có tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn - Đừng tiên đoán những lần giá phá vỡ/ dừng lại - Giữ lệnh thắng, hoặc thậm chí duy trì lệnh thua (một người chơi Poker giỏi thường bền chí đi đến cùng).
10) Thị trường rất biến động và hiếm khi tuân theo kịch bản: Hành động giá trong các thị trường có thể gần như ngẫu nhiên, đặc biệt ở cấp độ vi mô nơi chúng hiếm khi tuân theo những hành vi thường được dự đoán. Tuy nhiên, ở cấp độ vĩ mô, khi có xu hướng và các điểm uốn (inflection point) quan trọng, những động thái lớn hơn có thể được dự đoán với một mức độ xác suất nhất định. Nhưng, trong ngắn hạn, sự biến động sẽ luôn xảy ra.
11) Đừng sợ thua lỗ, hãy kiểm soát chúng: Thua lỗ là một phần thiết yếu của trading. Không có thua lỗ sẽ không có lợi nhuận. Tuy nhiên, điều cần thiết là bạn phải kiểm soát chúng. Hơn nữa, đừng bao giờ bình quân giá xuống (trừ khi nó là một phần của kế hoạch).
12) Đừng cảm thấy mình phải giao dịch: Việc này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, nhưng đôi khi bạn nên khoanh tay ngồi yên. Theo một cách nào đó, bản thân điều này đã là một vị thế. Những trường hợp cần thận trọng là: Khi người ta không có cái nhìn rõ ràng; Khi tỷ lệ Risk:Reward không tốt; Trước các điểm uốn quan trọng.
13) Giao dịch dựa trên thị trường, không phải P&L của bạn: Bất cứ khi nào một người thay đổi quan điểm giao dịch sang bảo vệ P&L, các quyết định sẽ được đưa ra bởi nỗi sợ thua lỗ thay vì góc nhìn về thị trường. Nếu nỗi sợ thua lỗ/ drawdown (sụt giảm tài khoản) có thể là nguyên nhân quyết định thì vị thế có thể quá lớn, hoặc tỷ lệ Risk:Reward có thể sai. Quy tắc này cũng có tác dụng với giai đoạn có lợi nhuận: Khi P&L trở thành trọng tâm hơn là góc nhìn về thị trường, thì hiệu suất giao dịch thường sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là quy tắc khó thực hiện, nhưng tất cả đều đúng!
14) Khả năng thực thi tốt là rất quan trọng: Việc thực thi tốt/ kém có thể là sự khác biệt giữa thành công/ thất bại trong một giao dịch. Thực thi không có nghĩa là vào hoặc thoát khỏi một vị thế đơn thuần. Tín hiệu "xác nhận" là cực kỳ quan trọng trong khâu thực thi. Một trong những thất bại lớn nhất của tôi là khi tôi cố gắng dự đoán các điểm dừng hoặc phá vỡ. Hãy cho thị trường thời gian để xác nhận những động thái này.
15) Không hề có gì được đảm bảo: Cơ hội tồn tại là vì sự không chắc chắn. Kể cả những nhà dự báo giỏi nhất cũng đưa ra quyết định sai, không ai có tất cả thông tin ảnh hưởng đến giá, kể cả những nhà dự báo giỏi nhất. Hơn nữa, thông tin và dữ liệu mới luôn xuất hiện, chúng có thể tác động đến dự báo.
Xin cảm ơn và chúc bạn may mắn!
Steven Goldstein.
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Với vai trò là một huấn luyện viên về hiệu suất, công việc của Steven Goldstein là giúp mọi người khám phá ra tiềm năng bên trong, từ đó, trân trọng và tận dụng nó để trở nên thành công và hạnh phúc hơn.
Và sau đây là "bộ quy tắc giao dịch" được chính Steven Goldstein biên soạn và gắn bó trong suốt hai thập kỷ giao dịch. Mời các bạn cùng mình khám phá qua bài viết này nhé!
***
Danh sách "Bộ quy tắc Giao dịch" này được sao chép từ một trong những cuốn nhật ký giao dịch của tôi từ năm 2007.
Những quy tắc này đã giúp tôi điều hướng thị trường tài chính trong những năm giao dịch sau này của mình. Tôi xem chúng như một tập hợp những lời nhắc nhở giúp tôi đi đúng hướng trên hành trình trading của mình. Chúng cũng giúp tôi quay trở lại đúng đường ray khi đi chệch hướng.
Tôi bắt đầu viết "Bộ quy tắc Vàng để Giao dịch" vào năm 2003, sau 16 năm bắt đầu sự nghiệp giao dịch của mình. Những tuyên bố này mang tính cá nhân đối với tôi, chúng không hẳn là quy tắc, mà là lời nhắc nhở về hành vi, suy nghĩ và thái độ cá nhân của tôi trong trading.
Những tuyên bố này đã thay đổi và phát triển qua nhiều năm. Sự thích ứng là một điều không thể thay đổi trong trading và những trader giỏi nhất sẽ thích nghi khi thị trường phát triển.
Tôi thực sự khuyên các trader và nhà đầu tư nên đưa ra bộ quy tắc giao dịch cho riêng mình. Huyền thoại Ray Dalio đã làm điều này từ rất sớm trong sự nghiệp của ông và nó đã phát triển thành những nguyên tắc chỉ đạo làm nền tảng cho thành công của ông. Sau này, những nguyên tắc của Dalio đã giúp Bridgewater Asser Management trở thành Quỹ phòng hộ lớn nhất và thành công nhất thế giới.
Đây là danh sách bộ quy tắc giao dịch thực tế mà tôi đã dán ở đầu cuốn nhật ký của mình (bạn có thể thoải mái sử dụng chúng để tham khảo nhé):
1) Sợ hãi và tôn trọng thị trường, nhưng đừng bao giờ ghét nó: Sự căm ghét sẽ che mờ đi khả năng phán đoán và dẫn đến sự oán giận cay nghiệt. Điều này sẽ tiếp tục huỷ hoại môi trường giao dịch vốn đã khó khăn và sẽ cản trở khả năng phục hồi của bạn.
2) Thấu hiểu bản thân: Hãy biết điểm mạnh và điểm yếu của mình. Biết giới hạn căng thẳng cá nhân và vùng an toàn của mình. Có mục đích và mục tiêu - cố gắng phát huy tối đa điểm mạnh và loại bỏ điểu yếu. Điểm mạnh chính của tôi là khả năng phân tích thị trường, điểm yếu lớn nhất của tôi là khả năng thực thi, sự thiếu kiên nhẫn và không có khả năng giữ lệnh thắng.
3) Ức chế cái tôi: Cái tôi có thể biến người thắng thành kẻ thua và dẫn đến những phán đoán sai lầm. Bản thân cái tôi không phải là điều xấu, nó mang lại cho người ta ham muốn, nhưng nó cũng có thể là trở ngại khi quá căng thẳng hoặc bị tổn thương.
"Hãy biết những gì bạn biết và biết những gì bạn không biết. Và cho dù bạn nghĩ mình giỏi đến đâu, hãy nhớ luôn khiêm tốn, nếu không, thị trường sẽ làm điều đó thay bạn." – Todd Harrison, Minyanville
4) Giữ dáng, khoẻ mạnh và cân bằng: Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ tạo ra một tâm trí khoẻ mạnh (yếu tố bên trong) và các mối quan hệ lành mạnh với gia đình và bạn bè (yếu tố bên ngoài). Nếu xung đột xảy ra, thì đó có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng. Ngoài ra, đôi khi cần phải nghỉ xả hơi khỏi thị trường một thơi gian. Trong những dịp này, hãy đóng các vị thế hoặc giữ các vị thế ở mức nhỏ. Hãy nhớ rằng, nếu bạn sợ bỏ lỡ một động thái, thì sẽ có rất nhiều cơ hội khác. Hơn nữa, điều quan trọng là phải giữ cho tâm trí được nghỉ ngơi và có cơ hội được nạp lại năng lượng.
5) Hiểu thị trường, các động lực và đặc điểm riêng của nó: Điều quan trọng là phải hiểu thị trường mà bạn đang giao dịch. Mỗi thị trường có đặc điểm, tính thanh khoản, độ biến động, rủi ro sự kiện và các yếu tố thúc đẩy khác nhau. Bạn cần phải nhận thức được chúng. Đừng giao dịch tích cực ở những thị trường mới, cho đến khi bạn quen thuộc với chúng.
6) Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị: Việc lập kế hoạch và chuẩn bị cho giao dịch là cực kỳ quan trọng. Tiền thường bị mất do giao dịch bất chợt hoặc do kế hoạch không được thực hiện. Khâu chuẩn bị bao gồm việc chuẩn bị cho những điều bất ngờ và lập kế hoạch cho mọi tình huống có thể xảy ra.
7) Quản lý vốn cần thiết: Đây là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch. Bạn phải bảo vệ vốn khi thua lỗ. Nếu giao dịch thành công, phần lợi nhuận sẽ tự lo liệu, nhưng bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với thua lỗ. Trong những giai đoạn này, điều cần thiết là phải giữ cho mình còn ở lại với trò chơi.
8) Đầu cơ, đừng đánh bạc: "Nó đã dạy tôi từng chút một, sự khác biệt cơ bản giữa việc đặt cược vào biến động với dự đoán những thăng trầm không thể tránh khỏi, giữa cờ bạc với đầu cơ." - Trích cuốn "Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán".
9) Kiên nhẫn là một đức tính tốt: Điều này có thể hiểu là: Đừng giao dịch vì muốn giao dịch - Đừng lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội, sẽ luôn có những cơ hội khác - Hãy chờ tín hiệu thị trường hoặc một cơ hội có tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn - Đừng tiên đoán những lần giá phá vỡ/ dừng lại - Giữ lệnh thắng, hoặc thậm chí duy trì lệnh thua (một người chơi Poker giỏi thường bền chí đi đến cùng).
10) Thị trường rất biến động và hiếm khi tuân theo kịch bản: Hành động giá trong các thị trường có thể gần như ngẫu nhiên, đặc biệt ở cấp độ vi mô nơi chúng hiếm khi tuân theo những hành vi thường được dự đoán. Tuy nhiên, ở cấp độ vĩ mô, khi có xu hướng và các điểm uốn (inflection point) quan trọng, những động thái lớn hơn có thể được dự đoán với một mức độ xác suất nhất định. Nhưng, trong ngắn hạn, sự biến động sẽ luôn xảy ra.
11) Đừng sợ thua lỗ, hãy kiểm soát chúng: Thua lỗ là một phần thiết yếu của trading. Không có thua lỗ sẽ không có lợi nhuận. Tuy nhiên, điều cần thiết là bạn phải kiểm soát chúng. Hơn nữa, đừng bao giờ bình quân giá xuống (trừ khi nó là một phần của kế hoạch).
12) Đừng cảm thấy mình phải giao dịch: Việc này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, nhưng đôi khi bạn nên khoanh tay ngồi yên. Theo một cách nào đó, bản thân điều này đã là một vị thế. Những trường hợp cần thận trọng là: Khi người ta không có cái nhìn rõ ràng; Khi tỷ lệ Risk:Reward không tốt; Trước các điểm uốn quan trọng.
13) Giao dịch dựa trên thị trường, không phải P&L của bạn: Bất cứ khi nào một người thay đổi quan điểm giao dịch sang bảo vệ P&L, các quyết định sẽ được đưa ra bởi nỗi sợ thua lỗ thay vì góc nhìn về thị trường. Nếu nỗi sợ thua lỗ/ drawdown (sụt giảm tài khoản) có thể là nguyên nhân quyết định thì vị thế có thể quá lớn, hoặc tỷ lệ Risk:Reward có thể sai. Quy tắc này cũng có tác dụng với giai đoạn có lợi nhuận: Khi P&L trở thành trọng tâm hơn là góc nhìn về thị trường, thì hiệu suất giao dịch thường sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là quy tắc khó thực hiện, nhưng tất cả đều đúng!
14) Khả năng thực thi tốt là rất quan trọng: Việc thực thi tốt/ kém có thể là sự khác biệt giữa thành công/ thất bại trong một giao dịch. Thực thi không có nghĩa là vào hoặc thoát khỏi một vị thế đơn thuần. Tín hiệu "xác nhận" là cực kỳ quan trọng trong khâu thực thi. Một trong những thất bại lớn nhất của tôi là khi tôi cố gắng dự đoán các điểm dừng hoặc phá vỡ. Hãy cho thị trường thời gian để xác nhận những động thái này.
15) Không hề có gì được đảm bảo: Cơ hội tồn tại là vì sự không chắc chắn. Kể cả những nhà dự báo giỏi nhất cũng đưa ra quyết định sai, không ai có tất cả thông tin ảnh hưởng đến giá, kể cả những nhà dự báo giỏi nhất. Hơn nữa, thông tin và dữ liệu mới luôn xuất hiện, chúng có thể tác động đến dự báo.
Xin cảm ơn và chúc bạn may mắn!
Steven Goldstein.
Nguồn: alphamindblog.blogspot.com
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci
Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan