- 7,616
- 32,901
Tom Dante là một day trader tại London. Anh ấy bắt đầu giao dịch bằng một câu chuyện thực sự thú vị và độc đáo, đó là vào khoảng năm 1999. Và kể từ thời điểm đó trong khoảng thời gian 7 năm, Tom đã phải vật lộn để đạt được sự nhất quán với kết quả giao dịch của mình.
Sau khi phát triển thành tích về lợi nhuận, Tom gia nhập một công ty prop trading, nơi anh học được nhiều nguyên tắc giao dịch vững chắc đã định hình anh thành nhà giao dịch như ngày nay.
Hiện Tom là một trader độc lập, chủ yếu tập trung vào thị trường trái phiếu trong ngày, cũng như các thị trường giao sau khác. Ngoài ra, anh cũng là một mentor chuyên nghiệp cho các trader nghiêm túc.
trader Dante đã được phỏng vấn, viết bài trên các trang web nổi tiếng như Bloomberg Markers, Chat With Traders, FT.
https://chatwithtraders.com/ep-039-tom-dante/
Sau đây là chia sẻ trên Twitter của trader Tom Dante về 3 giai đoạn phát triển của một trader, được anh đúc kết sau 22 năm ngụp lặn trên thị trường nhé!
Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là một trader phải là sự sống còn.
Sự sống còn được xây dựng trên nền tảng của những kỳ vọng thực tế.
Phần lớn những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này đều mong muốn trở nên giàu có nhanh chóng.
Đối với những ai đã thành công trong trading, thì kỳ vọng quá ngây thơ này nằm đâu đó ở giữa sự hài hước và xúc phạm.
Không thể làm giàu nhanh chóng, thậm chí rất khó để có được một cuộc sống cơ bản nếu bạn không có nhiều thời gian trên màn hình, yêu thích việc giải quyết các vấn đề, kỷ luật như một người cuồng tín, sự kiên nhẫn của một thiền sư, thần kinh thép, sự quyết đoán đến tàn nhẫn và một ý chí bất khuất.
Bạn có thể kiếm được tiền nhanh chóng, nhưng hầu như nó chỉ là cơn gió thoáng qua, tiền mới ở đây rồi lại ra đi vào ngày mai.
Kỹ năng thực sự không nằm ở việc kiếm tiền. Kỹ năng thực sự là giữ tiền.
Quá trình phát triển của một trader lành nghề có thể được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên nên là sự phát triển các chiến lược của bạn. Bạn làm điều này bằng cách nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường khác với việc học cách để giao dịch. Học cách để giao dịch bao gồm mọi thứ, từ quản lý rủi ro đến quản lý bản thân. Còn nghiên cứu thị trường chỉ đơn giản là tìm kiếm một lợi thế. Một khi bạn đã xác định được cho mình một lợi thế, bạn vẫn phải học cách để giao dịch nó.
Trước tiên, để phát triển một chiến lược giao dịch khả thi, hoặc lợi thế, bạn phải trải qua một thời gian dài quan sát thị trường.
Bạn nên dành thời gian để học một cách tập trung. Nếu bạn còn có những cam kết bên ngoài, thì thành công sẽ phụ thuộc vào khả năng tổ chức của bạn.
Tôi không tin có một công thức đơn giản nào để giao dịch thành công, nhưng bạn có thể tăng tỷ lệ cược bằng cách dành thời gian quan sát thị trường, thực hiện giao dịch, ghi chép giao dịch và phân tích hiệu suất. Nhiều trader không gặp vấn đề gì khi thực hiện 2 bước đầu tiên, nhưng họ thường bỏ qua 2 bước sau.
Bạn nên kiểm tra các giả định với sự tách biệt khoa học.
Hãy tập trung vào việc kiểm tra tính hiệu quả của một quan sát, chứ không phải vào kết quả P&L (lời và lỗ) của bạn.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng tôi nói với bạn rằng "Thông thường, nếu bạn thấy mức X, giá sẽ chuyển sang Y trước khi nó chuyển sang Z..."
Phần lớn các trader sẽ dịch điều đó thành: "Tôi vào lệnh tại mức X, nhưng tôi tăng gấp đôi quy mô để bù lại khoản lỗ trong giao dịch vừa rồi của mình. Và nếu giá đi được 1/6 quãng đường đến Y và dừng lại, tôi sẽ lỗ 1/3 và dời SL sang hoà vốn để nếu giá quay lại và chạm mức Z, vậy là tôi đã có lãi."
Đây là một ví dụ về việc quá tập trung vào P&L của bạn, chứ không phải quan sát thị trường ban đầu.
Việc tập trung vào P&L này xảy ra với tất cả các trader từ đầu. Tuy nhiên, vì nó có thể gây bất lợi cho thành công của bạn, nên bạn phải hiểu khi nào nó xảy ra, hậu quả của nó là gì và cách khắc phục.
Để tôi cho bạn một ví dụ từ chính cá nhân tôi.
Khi giao dịch một số hành động giá nhất định, người cố vấn của tôi đã dạy tôi dời SL sang mức hoà vốn càng nhanh càng tốt để có được một "giao dịch miễn phí".
Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, mặc dù việc dời SL sang hoà vốn làm giảm áp lực tâm lý vì "giao dịch miễn phí" khiến tôi cảm thấy thoải mái, nhưng nó không có lợi cho lợi nhuận của tôi.
Hết lần này đến lần khác, thị trường sẽ quay lại điểm entry (vào lệnh) của tôi, chạm điểm dừng lỗ hoà vốn của tôi và sau đó di chuyển theo hướng mà tôi đã đặt cược ban đầu.
Tôi đã phải chịu đựng sự thất vọng này lâu hơn mức cần thiết vì một lý do đơn giản: Đôi khi thị trường thưởng cho bạn vì đã làm sai.
Nếu mỗi lần tôi định dời SL sang mức hòa vốn, thị trường tiễn tôi ra ngoài rồi mới chuyển sang mục tiêu chốt lời, thì tôi đã học được bài học nhanh hơn rất nhiều.
Nhưng tự nhiên, đôi khi, việc dời SL sang hòa vốn khiến tôi không bị lỗ.
Và đó là những gì khiến tôi vẫn tiếp tục làm việc đó.
Bạn gần như không thể theo dõi được các biến số khác nhau ảnh hưởng đến kết quả giao dịch như thế nào trong đầu. Đây là lý do bạn cần một nhật ký giao dịch.
Cuối cùng, tôi kết luận rằng, khi nhìn thấy hành động giá nhất định và một động thái mạnh mẽ theo hướng mà tôi đặt cược, thì tôi nên chốt lời tại FTA (Khu vực Rắc rối Đầu tiên), tìm kiếm mean reversion (sự đảo ngược về giá trị trung bình) quay lại điểm entry ban đầu của mình và sau đó vào lệnh lại.
Với nhận thức này, tôi đã đi từ một ý tưởng tốt không can thiệp, đôi khi thành 3 cơ hội xác suất cao dựa trên cùng một ý tưởng. Kết quả P&L của tôi tăng lên đáng kể khi tôi làm điều này.
Với tôi, đó là một phần của quá trình học hỏi.
Mọi người luôn hỏi họ cần phải thực hiện bao nhiêu giao dịch để biết lợi thế của họ hoạt động như thế nào. Nhưng khoảng thời gian họ giao dịch cũng quan trọng không kém.
Dấu hiệu lớn nhất của một trader có lợi nhuận không chỉ đơn giản là họ đã thực hiện bao nhiêu giao dịch, mà là họ đã tồn tại được bao lâu.
Điều này là do hành vi thị trường luôn luôn thay đổi.
Thị trường luôn trong quá trình chuyển đổi.
Thị trường đi ngang thành thị trường có xu hướng.
Thị trường yên tĩnh thành thị trường biến động.
Những thị trường có những động thái hiếm có khó tìm như: dầu chuyển sang giá trị âm, Thuỵ Sĩ phá bỏ neo tỷ giá, hay các cú flash crash.
Cho nên, bạn càng giao dịch lâu, bạn càng có nhiều kinh nghiệm.
Có rất nhiều rất giỏi giao dịch trong một giai đoạn thị trường. Họ gửi email cho tôi nói rằng: "Cuối cùng thì tôi đã bẻ khoá được thị trường. Bây giờ tôi đã là một prop trader. Tôi đang giao dịch 7 con số."
Tôi hỏi họ đã kiếm được tiền trong bao lâu, và họ nói với tôi là 3 tháng.
Nhắc mới nhớ, có một số giai đoạn trong suốt 7 năm tôi là một trader thua lỗ, trong đó tôi đã kiếm được tiền nhất quán trong 3 tháng.
Tôi đã tạo ra kỷ lục trong giai đoạn này, điều mà hầu hết các trader đều phải ghen tị.
Và sau đó tôi đã đốt cháy tài khoản.
Tôi không thể nhấn mạnh 3 tháng kia ít ỏi như thế nào.
Bằng mọi cách, hãy giữ động lực, nhưng đừng bao giờ phạm sai lầm khi nghĩ rằng bạn đã làm được.
Tôi từng biết một anh chàng, anh ấy nói với tôi rằng anh đã tìm thấy thành công sau nhiều năm cố gắng.
Tôi hỏi anh ấy rằng điều khác biệt mà anh đang làm là gì và anh ấy nói với tôi, anh nhận ra rằng điểm dừng lỗ không có tác dụng với anh ấy.
Anh ấy luôn bị "stop-out" với một điểm dừng lỗ cố định. Anh ấy nói có một "điểm dừng lỗ trong tinh thần" mới là câu trả lời.
Anh ấy tiếp tục nói thêm rằng, thị trường chưa bao giờ chạm vào điểm dừng lỗ trong tinh thần của anh ấy, bởi vì anh đã rất chính xác với các giao dịch của mình trong vài tháng qua. Hầu như tất cả chúng đều là lệnh Sell EURUSD.
Ngay sau khi anh ấy nói điều này, tôi bắt đầu thấy gì đó sai sai.
Tôi mở chart ra và thấy EURUSD có xu hướng giảm nhất quán trong khoảng thời gian này.
Chỉ Short, không stoploss. Tôi không ngạc nhiên chút nào khi anh chàng này kiếm được tiền.
Vài tháng sau, anh lại gửi email cho tôi.
Xu hướng đã thay đổi và anh ấy đã đoán sai rằng đó chỉ là một sự thoái lui trong xu hướng giảm dài hạn.
Thay vì một điểm dừng lỗ cố định - tại đó broker sẽ kích hoạt khi giá chạm vào nó, thì "điểm dừng lỗ trong tinh thần" của anh ấy lại dựa vào việc anh đang ở trong trạng thái tinh thần phù hợp để nhanh chóng thừa nhận mình đã sai và chấp nhận thua lỗ.
Và xin tiết lộ rằng: Anh ấy không hề ở trong trạng thái tinh thần đó.
Và thế là "Game Over".
Điều này xảy ra với rất nhiều trader. Họ thường đạt thành tích tốt trong một giai đoạn thị trường nhất định (xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc thị trường đi ngang), và sau đó trả lại tất cả lợi nhuận khi giai đoạn đó thay đổi.
Đây là lúc yếu tố timing xuất hiện.
Thị trường có thể ở trong một giai đoạn trong vài tháng, nhưng thời gian càng trôi qua, thì thị trường càng có nhiều khả năng chuyển đổi.
Nếu bạn có nhiều hơn một năm kinh nghiệm, thì rất có thể bạn sẽ trải qua nhiều hơn một giai đoạn thị trường.
Vậy, khi bạn đã phát triển chiến lược của mình và đã có đủ thời gian quan sát, sự tự tin của bạn trong việc nắm bắt môi trường của các thị trường khác nhau sẽ tăng lên.
Ở giai đoạn này, điều cốt lõi nằm ở khâu thực thi hiệu quả.
Không có sự phân định rạch ròi giữa 2 giai đoạn này, Chúng sẽ chồng lên nhau khi bạn tìm thấy một lợi thế và thực thi nó.
Tuy nhiên, tôi đã chia chúng thành hai giai đoạn riêng biệt vì có lợi thế là vô ích nếu bạn không thể thực thi nó.
Và có tính kỷ luật của một thiền sư là vô ích nếu bạn không có lợi thế.
Thời gian là một tài sản hữu hạn và bạn không thể mua được nữa.
Kết quả là, bạn không muốn trở thành người dành nhiều năm, như tôi đã làm, để kiếm được lợi nhuận.
Tuổi thọ xấp xỉ 2,4 tỷ giây và có thể bạn sẽ dành ít nhất 240 giây trong số đó để đọc mục thread này.
Những người kiếm được lợi nhuận nhanh nhất là những người liên tục xem lại những gì họ đang làm.
Nếu bạn có thể phạm sai lầm một hoặc hai lần và sau đó ghi nó vào lịch sử, bạn sẽ vượt xa những người phải mắc cùng một sai lầm 10 lần trước khi họ rút kinh nghiệm.
Điểm mấu chốt là: Phát huy những gì hiệu quả và loại bỏ những gì không hiệu quả.
Và vì vậy chúng ta chuyển sang giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình. Đây là một cấp độ từ việc chỉ đơn giản là có một lợi thế và thực thi nó, sang cấp độ mà bạn có cái nhìn sâu sắc và can đảm để thêm tiền vào những trade thắng khi mọi người đang đổ xô để chốt lời.
Đây là cấp độ mà bạn có thể thích ứng với các tình huống thay đổi vì bạn có kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Đây là cấp độ mà bạn biết khi nào bạn có thể bẻ cong các quy tắc và thoát khỏi nó.
Cấp độ mà bạn biết khi nào một cảm giác là trực giác thực sự, và không chỉ đơn giản là lý luận dựa trên sự sợ hãi hay tham lam.
Và đó chính là đỉnh cao trong quá trình phát triển của một trader. Các bạn có thể tiến nhanh hơn một chút được không? Ở trên này siêu cô đơn luôn!
Cheers!
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Sau khi phát triển thành tích về lợi nhuận, Tom gia nhập một công ty prop trading, nơi anh học được nhiều nguyên tắc giao dịch vững chắc đã định hình anh thành nhà giao dịch như ngày nay.
Hiện Tom là một trader độc lập, chủ yếu tập trung vào thị trường trái phiếu trong ngày, cũng như các thị trường giao sau khác. Ngoài ra, anh cũng là một mentor chuyên nghiệp cho các trader nghiêm túc.
trader Dante đã được phỏng vấn, viết bài trên các trang web nổi tiếng như Bloomberg Markers, Chat With Traders, FT.
https://chatwithtraders.com/ep-039-tom-dante/
Sau đây là chia sẻ trên Twitter của trader Tom Dante về 3 giai đoạn phát triển của một trader, được anh đúc kết sau 22 năm ngụp lặn trên thị trường nhé!
***
Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là một trader phải là sự sống còn.
Sự sống còn được xây dựng trên nền tảng của những kỳ vọng thực tế.
Phần lớn những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này đều mong muốn trở nên giàu có nhanh chóng.
Đối với những ai đã thành công trong trading, thì kỳ vọng quá ngây thơ này nằm đâu đó ở giữa sự hài hước và xúc phạm.
Không thể làm giàu nhanh chóng, thậm chí rất khó để có được một cuộc sống cơ bản nếu bạn không có nhiều thời gian trên màn hình, yêu thích việc giải quyết các vấn đề, kỷ luật như một người cuồng tín, sự kiên nhẫn của một thiền sư, thần kinh thép, sự quyết đoán đến tàn nhẫn và một ý chí bất khuất.
Bạn có thể kiếm được tiền nhanh chóng, nhưng hầu như nó chỉ là cơn gió thoáng qua, tiền mới ở đây rồi lại ra đi vào ngày mai.
Kỹ năng thực sự không nằm ở việc kiếm tiền. Kỹ năng thực sự là giữ tiền.
Quá trình phát triển của một trader lành nghề có thể được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên nên là sự phát triển các chiến lược của bạn. Bạn làm điều này bằng cách nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường khác với việc học cách để giao dịch. Học cách để giao dịch bao gồm mọi thứ, từ quản lý rủi ro đến quản lý bản thân. Còn nghiên cứu thị trường chỉ đơn giản là tìm kiếm một lợi thế. Một khi bạn đã xác định được cho mình một lợi thế, bạn vẫn phải học cách để giao dịch nó.
Trước tiên, để phát triển một chiến lược giao dịch khả thi, hoặc lợi thế, bạn phải trải qua một thời gian dài quan sát thị trường.
Bạn nên dành thời gian để học một cách tập trung. Nếu bạn còn có những cam kết bên ngoài, thì thành công sẽ phụ thuộc vào khả năng tổ chức của bạn.
Tôi không tin có một công thức đơn giản nào để giao dịch thành công, nhưng bạn có thể tăng tỷ lệ cược bằng cách dành thời gian quan sát thị trường, thực hiện giao dịch, ghi chép giao dịch và phân tích hiệu suất. Nhiều trader không gặp vấn đề gì khi thực hiện 2 bước đầu tiên, nhưng họ thường bỏ qua 2 bước sau.
Bạn nên kiểm tra các giả định với sự tách biệt khoa học.
Hãy tập trung vào việc kiểm tra tính hiệu quả của một quan sát, chứ không phải vào kết quả P&L (lời và lỗ) của bạn.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng tôi nói với bạn rằng "Thông thường, nếu bạn thấy mức X, giá sẽ chuyển sang Y trước khi nó chuyển sang Z..."
Phần lớn các trader sẽ dịch điều đó thành: "Tôi vào lệnh tại mức X, nhưng tôi tăng gấp đôi quy mô để bù lại khoản lỗ trong giao dịch vừa rồi của mình. Và nếu giá đi được 1/6 quãng đường đến Y và dừng lại, tôi sẽ lỗ 1/3 và dời SL sang hoà vốn để nếu giá quay lại và chạm mức Z, vậy là tôi đã có lãi."
Đây là một ví dụ về việc quá tập trung vào P&L của bạn, chứ không phải quan sát thị trường ban đầu.
Việc tập trung vào P&L này xảy ra với tất cả các trader từ đầu. Tuy nhiên, vì nó có thể gây bất lợi cho thành công của bạn, nên bạn phải hiểu khi nào nó xảy ra, hậu quả của nó là gì và cách khắc phục.
Để tôi cho bạn một ví dụ từ chính cá nhân tôi.
Khi giao dịch một số hành động giá nhất định, người cố vấn của tôi đã dạy tôi dời SL sang mức hoà vốn càng nhanh càng tốt để có được một "giao dịch miễn phí".
Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, mặc dù việc dời SL sang hoà vốn làm giảm áp lực tâm lý vì "giao dịch miễn phí" khiến tôi cảm thấy thoải mái, nhưng nó không có lợi cho lợi nhuận của tôi.
Hết lần này đến lần khác, thị trường sẽ quay lại điểm entry (vào lệnh) của tôi, chạm điểm dừng lỗ hoà vốn của tôi và sau đó di chuyển theo hướng mà tôi đã đặt cược ban đầu.
Tôi đã phải chịu đựng sự thất vọng này lâu hơn mức cần thiết vì một lý do đơn giản: Đôi khi thị trường thưởng cho bạn vì đã làm sai.
Nếu mỗi lần tôi định dời SL sang mức hòa vốn, thị trường tiễn tôi ra ngoài rồi mới chuyển sang mục tiêu chốt lời, thì tôi đã học được bài học nhanh hơn rất nhiều.
Nhưng tự nhiên, đôi khi, việc dời SL sang hòa vốn khiến tôi không bị lỗ.
Và đó là những gì khiến tôi vẫn tiếp tục làm việc đó.
Bạn gần như không thể theo dõi được các biến số khác nhau ảnh hưởng đến kết quả giao dịch như thế nào trong đầu. Đây là lý do bạn cần một nhật ký giao dịch.
Cuối cùng, tôi kết luận rằng, khi nhìn thấy hành động giá nhất định và một động thái mạnh mẽ theo hướng mà tôi đặt cược, thì tôi nên chốt lời tại FTA (Khu vực Rắc rối Đầu tiên), tìm kiếm mean reversion (sự đảo ngược về giá trị trung bình) quay lại điểm entry ban đầu của mình và sau đó vào lệnh lại.
Với nhận thức này, tôi đã đi từ một ý tưởng tốt không can thiệp, đôi khi thành 3 cơ hội xác suất cao dựa trên cùng một ý tưởng. Kết quả P&L của tôi tăng lên đáng kể khi tôi làm điều này.
Với tôi, đó là một phần của quá trình học hỏi.
Mọi người luôn hỏi họ cần phải thực hiện bao nhiêu giao dịch để biết lợi thế của họ hoạt động như thế nào. Nhưng khoảng thời gian họ giao dịch cũng quan trọng không kém.
Dấu hiệu lớn nhất của một trader có lợi nhuận không chỉ đơn giản là họ đã thực hiện bao nhiêu giao dịch, mà là họ đã tồn tại được bao lâu.
Điều này là do hành vi thị trường luôn luôn thay đổi.
Thị trường luôn trong quá trình chuyển đổi.
Thị trường đi ngang thành thị trường có xu hướng.
Thị trường yên tĩnh thành thị trường biến động.
Những thị trường có những động thái hiếm có khó tìm như: dầu chuyển sang giá trị âm, Thuỵ Sĩ phá bỏ neo tỷ giá, hay các cú flash crash.
Cho nên, bạn càng giao dịch lâu, bạn càng có nhiều kinh nghiệm.
Có rất nhiều rất giỏi giao dịch trong một giai đoạn thị trường. Họ gửi email cho tôi nói rằng: "Cuối cùng thì tôi đã bẻ khoá được thị trường. Bây giờ tôi đã là một prop trader. Tôi đang giao dịch 7 con số."
Tôi hỏi họ đã kiếm được tiền trong bao lâu, và họ nói với tôi là 3 tháng.
Nhắc mới nhớ, có một số giai đoạn trong suốt 7 năm tôi là một trader thua lỗ, trong đó tôi đã kiếm được tiền nhất quán trong 3 tháng.
Tôi đã tạo ra kỷ lục trong giai đoạn này, điều mà hầu hết các trader đều phải ghen tị.
Và sau đó tôi đã đốt cháy tài khoản.
Tôi không thể nhấn mạnh 3 tháng kia ít ỏi như thế nào.
Bằng mọi cách, hãy giữ động lực, nhưng đừng bao giờ phạm sai lầm khi nghĩ rằng bạn đã làm được.
Tôi từng biết một anh chàng, anh ấy nói với tôi rằng anh đã tìm thấy thành công sau nhiều năm cố gắng.
Tôi hỏi anh ấy rằng điều khác biệt mà anh đang làm là gì và anh ấy nói với tôi, anh nhận ra rằng điểm dừng lỗ không có tác dụng với anh ấy.
Anh ấy luôn bị "stop-out" với một điểm dừng lỗ cố định. Anh ấy nói có một "điểm dừng lỗ trong tinh thần" mới là câu trả lời.
Anh ấy tiếp tục nói thêm rằng, thị trường chưa bao giờ chạm vào điểm dừng lỗ trong tinh thần của anh ấy, bởi vì anh đã rất chính xác với các giao dịch của mình trong vài tháng qua. Hầu như tất cả chúng đều là lệnh Sell EURUSD.
Ngay sau khi anh ấy nói điều này, tôi bắt đầu thấy gì đó sai sai.
Tôi mở chart ra và thấy EURUSD có xu hướng giảm nhất quán trong khoảng thời gian này.
Chỉ Short, không stoploss. Tôi không ngạc nhiên chút nào khi anh chàng này kiếm được tiền.
Vài tháng sau, anh lại gửi email cho tôi.
Xu hướng đã thay đổi và anh ấy đã đoán sai rằng đó chỉ là một sự thoái lui trong xu hướng giảm dài hạn.
Thay vì một điểm dừng lỗ cố định - tại đó broker sẽ kích hoạt khi giá chạm vào nó, thì "điểm dừng lỗ trong tinh thần" của anh ấy lại dựa vào việc anh đang ở trong trạng thái tinh thần phù hợp để nhanh chóng thừa nhận mình đã sai và chấp nhận thua lỗ.
Và xin tiết lộ rằng: Anh ấy không hề ở trong trạng thái tinh thần đó.
Và thế là "Game Over".
Điều này xảy ra với rất nhiều trader. Họ thường đạt thành tích tốt trong một giai đoạn thị trường nhất định (xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc thị trường đi ngang), và sau đó trả lại tất cả lợi nhuận khi giai đoạn đó thay đổi.
Đây là lúc yếu tố timing xuất hiện.
Thị trường có thể ở trong một giai đoạn trong vài tháng, nhưng thời gian càng trôi qua, thì thị trường càng có nhiều khả năng chuyển đổi.
Nếu bạn có nhiều hơn một năm kinh nghiệm, thì rất có thể bạn sẽ trải qua nhiều hơn một giai đoạn thị trường.
Vậy, khi bạn đã phát triển chiến lược của mình và đã có đủ thời gian quan sát, sự tự tin của bạn trong việc nắm bắt môi trường của các thị trường khác nhau sẽ tăng lên.
Ở giai đoạn này, điều cốt lõi nằm ở khâu thực thi hiệu quả.
Không có sự phân định rạch ròi giữa 2 giai đoạn này, Chúng sẽ chồng lên nhau khi bạn tìm thấy một lợi thế và thực thi nó.
Tuy nhiên, tôi đã chia chúng thành hai giai đoạn riêng biệt vì có lợi thế là vô ích nếu bạn không thể thực thi nó.
Và có tính kỷ luật của một thiền sư là vô ích nếu bạn không có lợi thế.
Thời gian là một tài sản hữu hạn và bạn không thể mua được nữa.
Kết quả là, bạn không muốn trở thành người dành nhiều năm, như tôi đã làm, để kiếm được lợi nhuận.
Tuổi thọ xấp xỉ 2,4 tỷ giây và có thể bạn sẽ dành ít nhất 240 giây trong số đó để đọc mục thread này.
Những người kiếm được lợi nhuận nhanh nhất là những người liên tục xem lại những gì họ đang làm.
Nếu bạn có thể phạm sai lầm một hoặc hai lần và sau đó ghi nó vào lịch sử, bạn sẽ vượt xa những người phải mắc cùng một sai lầm 10 lần trước khi họ rút kinh nghiệm.
Điểm mấu chốt là: Phát huy những gì hiệu quả và loại bỏ những gì không hiệu quả.
Và vì vậy chúng ta chuyển sang giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình. Đây là một cấp độ từ việc chỉ đơn giản là có một lợi thế và thực thi nó, sang cấp độ mà bạn có cái nhìn sâu sắc và can đảm để thêm tiền vào những trade thắng khi mọi người đang đổ xô để chốt lời.
Đây là cấp độ mà bạn có thể thích ứng với các tình huống thay đổi vì bạn có kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Đây là cấp độ mà bạn biết khi nào bạn có thể bẻ cong các quy tắc và thoát khỏi nó.
Cấp độ mà bạn biết khi nào một cảm giác là trực giác thực sự, và không chỉ đơn giản là lý luận dựa trên sự sợ hãi hay tham lam.
Và đó chính là đỉnh cao trong quá trình phát triển của một trader. Các bạn có thể tiến nhanh hơn một chút được không? Ở trên này siêu cô đơn luôn!
Cheers!
Nguồn: twitter
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống
Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Bài viết liên quan