- 7,369
- 35,661
Kể từ tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 11 lần để nỗ lực kiểm soát lạm phát leo thang. Trong những tháng gần đây, mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng tại các cuộc họp mới nhất, FED phát đi tín hiệu rằng lãi suất sẽ còn duy trì ở mức cao lâu hơn so với dự đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng sẽ còn ít nhất một đợt tăng lãi suất nữa trong năm 2023.
Mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ là làm hạ nhiệt lạm phát mà không cản trở các hoạt động kinh tế như chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Việc đạt được sự cân bằng giữa hai mục tiêu này là điều khó khăn. Các nhà kinh tế học và nhà đầu tư đang tách thành nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng họ cùng hướng về câu hỏi quan trọng lúc này là khi nào FED dừng tăng lãi suất? Nền kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu?
Đây là ý kiến của các CEO ngân hàng, tỷ phú quỹ phòng hộ và quan chức ngân hàng trung ương nói về khả năng tăng lãi suất của FED.
Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase
Trao đổi với Bloomberg vào ngày 2/10, CEO của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tin rằng FED có khả năng tăng lãi suất thêm 1,5%, lên mức 7%. Nếu đúng như vậy, lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 33 năm trở lại đây.
Vị CEO này cũng đưa ra quan điểm tương tự trong cuộc phỏng vấn với tờ Times of India vào ngày 26/9. Ông cảnh báo rằng thế giới có thể chưa sẵn sàng cho mức lãi suất 7%.
“Chúng ta có thể hạ cánh mềm, chúng ra có thể suy thoái nhẹ hoặc chúng ta có thể suy thoái mạnh hơn”, ông nói về nền kinh tế trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg. Bên cạnh đó, Dimon chỉ ra một vài vấn đề xấu tiềm ẩn, chẳng hạn như lạm phát đình trệ, môi trường lãi suất cao dai dẳng và tăng trưởng yếu. Nếu điều đó xảy ra, vị CEO dự đoán nhiều người sẽ gặp khó khăn.
Brian Moynihan, CEO của Bank of America
CEO của ngân hàng Bank of America cho biết FED đã đạt được mục tiêu ngắn hạn là kiềm chế lạm phát. Nhưng lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Ông Moynihan lạc quan hơn Dimon và tin rằng nền kinh tế đang hướng đến một cuộc hạ cánh mềm và có thể tránh được suy thoái.
Bill Ackm an, founder của quỹ Pershing Square
Tỷ phú quỹ phòng hộ Bill Ackman tin rằng lãi suất đã đạt đỉnh. Trao đổi với CNBC ngày 2/10, ông cho biết: “FED có lẽ đã xong nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế đang bắt đầu chậm lại. Mức lãi suất thực đủ cao để hãm phanh mọi thứ”.
Ông nói thêm: “Lãi suất thế chấp cao, lãi suất tín dụng cao, chúng đang bắt đầu có tác động đến nền kinh tế thực. Mặc dù vẫn vững vàng, nhưng chắc chắn nền kinh tế đang suy yếu và có rất nhiều bằng chứng cho thấy điều này”.
Tuy nhiên, tỷ phú Ackman dự đoán lợi suất tín phiếu kho bạc dài hạn có thể tiếp tục tăng. Khi lãi suất tín phiếu tăng, giá của nó sẽ giảm. Quỹ Pershing Square của Ackman có vị thế bán tín phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm, cược rằng giá tín phiếu chính phủ sẽ giảm.
Ackman gần đây dự đoán lạm phát dài hạn của Mỹ sẽ ở mức khoảng 3%, cao hơn so với mục tiêu 2% của FED.
Ray Dalio, founder quỹ Bridgewater Associates
Tỷ phú Ray Dalio của quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates dự đoán lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm có thể tăng vượt ngưỡng 5%, vì ông thấy cả lạm phát và lãi suất vẫn còn cao.
Ngày 3/10, tại Diễn đàn Kinh tế Greenwich ở Connecticut, Mỹ, ông cho biết: “Tuy không có gì chắc chắn, nhưng lãi suất có thể dao động quanh 5%”. Ngày hôm đó, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đạt mức 4,76%, cao nhất kể từ năm 2007 đổ lại.
Tương tự như Ackman, Dalio tin rằng lạm phát sẽ duy trì trên 3% trong một thời gian, cụ thể là 3,5%. Ông cho rằng lạm phát không thể đạt mức 2% mà không gây nhiều đau đớn. Đó cũng là lý do vì sao FED áp dụng mức lãi suất hiện tại.
Neel Kashkari, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Minneapolis
Chủ tịch FED Minneapolis tin rằng nhiều khả năng ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất cao hơn để giảm lạm phát.
Trong một bài luận đăng ngày 26/9 có tựa đề “Policy Has Tightened a Lot. Is It Enough?” (Tạm dịch: Chính sách đã được siết chặt rất nhiều. Liệu đã đủ chưa?), Kashkari viết rằng nền kinh tế Mỹ có thể đang hướng tới tình trạng chi tiêu của người tiêu dùng và lạm phát cùng ở mức cao.
Ông chỉ ra rằng hầu hết lạm phát hạ nhiệt được là do các yếu tố từ phía cung, chẳng hạn như người lao động tái gia nhập thị trường việc làm và chuỗi cung ứng được phục hồi, chứ không phải vì “chính sách làm hạn chế nhu cầu”.
“Một khi các yếu tố cung đã được hồi phục hoàn toàn, liệu chính sách có đủ siết chặt để hoàn tất việc đưa lạm phát về mức mục tiêu? Có thể không, trừ khi chúng ta đẩy lãi suất quỹ liên bang lên cao hơn”, ông viết.
Mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ là làm hạ nhiệt lạm phát mà không cản trở các hoạt động kinh tế như chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Việc đạt được sự cân bằng giữa hai mục tiêu này là điều khó khăn. Các nhà kinh tế học và nhà đầu tư đang tách thành nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng họ cùng hướng về câu hỏi quan trọng lúc này là khi nào FED dừng tăng lãi suất? Nền kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu?
Đây là ý kiến của các CEO ngân hàng, tỷ phú quỹ phòng hộ và quan chức ngân hàng trung ương nói về khả năng tăng lãi suất của FED.
Giới trader đang đổ dồn vào canh bạc đầu cơ đồng USD
traderviet.co
Trao đổi với Bloomberg vào ngày 2/10, CEO của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tin rằng FED có khả năng tăng lãi suất thêm 1,5%, lên mức 7%. Nếu đúng như vậy, lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 33 năm trở lại đây.
Vị CEO này cũng đưa ra quan điểm tương tự trong cuộc phỏng vấn với tờ Times of India vào ngày 26/9. Ông cảnh báo rằng thế giới có thể chưa sẵn sàng cho mức lãi suất 7%.
“Chúng ta có thể hạ cánh mềm, chúng ra có thể suy thoái nhẹ hoặc chúng ta có thể suy thoái mạnh hơn”, ông nói về nền kinh tế trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg. Bên cạnh đó, Dimon chỉ ra một vài vấn đề xấu tiềm ẩn, chẳng hạn như lạm phát đình trệ, môi trường lãi suất cao dai dẳng và tăng trưởng yếu. Nếu điều đó xảy ra, vị CEO dự đoán nhiều người sẽ gặp khó khăn.
CEO của ngân hàng Bank of America cho biết FED đã đạt được mục tiêu ngắn hạn là kiềm chế lạm phát. Nhưng lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Ông Moynihan lạc quan hơn Dimon và tin rằng nền kinh tế đang hướng đến một cuộc hạ cánh mềm và có thể tránh được suy thoái.
Tỷ phú quỹ phòng hộ Bill Ackman tin rằng lãi suất đã đạt đỉnh. Trao đổi với CNBC ngày 2/10, ông cho biết: “FED có lẽ đã xong nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế đang bắt đầu chậm lại. Mức lãi suất thực đủ cao để hãm phanh mọi thứ”.
Ông nói thêm: “Lãi suất thế chấp cao, lãi suất tín dụng cao, chúng đang bắt đầu có tác động đến nền kinh tế thực. Mặc dù vẫn vững vàng, nhưng chắc chắn nền kinh tế đang suy yếu và có rất nhiều bằng chứng cho thấy điều này”.
Tuy nhiên, tỷ phú Ackman dự đoán lợi suất tín phiếu kho bạc dài hạn có thể tiếp tục tăng. Khi lãi suất tín phiếu tăng, giá của nó sẽ giảm. Quỹ Pershing Square của Ackman có vị thế bán tín phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm, cược rằng giá tín phiếu chính phủ sẽ giảm.
Ackman gần đây dự đoán lạm phát dài hạn của Mỹ sẽ ở mức khoảng 3%, cao hơn so với mục tiêu 2% của FED.
Người dân Nhật Bản đổ xô mua vàng để phòng thủ lạm phát
traderviet.co
Tỷ phú Ray Dalio của quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates dự đoán lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm có thể tăng vượt ngưỡng 5%, vì ông thấy cả lạm phát và lãi suất vẫn còn cao.
Ngày 3/10, tại Diễn đàn Kinh tế Greenwich ở Connecticut, Mỹ, ông cho biết: “Tuy không có gì chắc chắn, nhưng lãi suất có thể dao động quanh 5%”. Ngày hôm đó, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đạt mức 4,76%, cao nhất kể từ năm 2007 đổ lại.
Tương tự như Ackman, Dalio tin rằng lạm phát sẽ duy trì trên 3% trong một thời gian, cụ thể là 3,5%. Ông cho rằng lạm phát không thể đạt mức 2% mà không gây nhiều đau đớn. Đó cũng là lý do vì sao FED áp dụng mức lãi suất hiện tại.
Chủ tịch FED Minneapolis tin rằng nhiều khả năng ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất cao hơn để giảm lạm phát.
Trong một bài luận đăng ngày 26/9 có tựa đề “Policy Has Tightened a Lot. Is It Enough?” (Tạm dịch: Chính sách đã được siết chặt rất nhiều. Liệu đã đủ chưa?), Kashkari viết rằng nền kinh tế Mỹ có thể đang hướng tới tình trạng chi tiêu của người tiêu dùng và lạm phát cùng ở mức cao.
Ông chỉ ra rằng hầu hết lạm phát hạ nhiệt được là do các yếu tố từ phía cung, chẳng hạn như người lao động tái gia nhập thị trường việc làm và chuỗi cung ứng được phục hồi, chứ không phải vì “chính sách làm hạn chế nhu cầu”.
“Một khi các yếu tố cung đã được hồi phục hoàn toàn, liệu chính sách có đủ siết chặt để hoàn tất việc đưa lạm phát về mức mục tiêu? Có thể không, trừ khi chúng ta đẩy lãi suất quỹ liên bang lên cao hơn”, ông viết.
Nguồn: Cafef
Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp
Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Bài viết liên quan