Cách lựa chọn khung thời gian giao dịch tốt nhất để tối ưu hóa chiến lược cho trader

Cách lựa chọn khung thời gian giao dịch tốt nhất để tối ưu hóa chiến lược cho trader

Cách lựa chọn khung thời gian giao dịch tốt nhất để tối ưu hóa chiến lược cho trader

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,662
29,490
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV4-1725010044.png
Chủ đề liên quan
92527, 92470, 92483, 92454
Lựa chọn khung thời gian chính là một trong những yếu tố quyết định đến phong cách giao dịch của trader, thậm chí hiệu quả giao dịch có tốt không cũng một phần bạn chọn đúng khung thời gian phù hợp cho mình hay không.

Vậy thì bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn luận về việc lựa chọn ra khung thời gian tốt nhất để giao dịch. Nếu bạn biết cách lựa chọn thì nó có thể thay đổi cả hành trình giao dịch của bạn.


Khung thời gian tốt nhất


Có một sự thật đó là không có khung thời gian nào là tốt nhất để giao dịch. Việc lựa chọn khung thời gian của bạn phụ thuộc vào việc bạn là nhà giao dịch nào và phong cách giao dịch của bạn là gì.

Nhưng nếu như để thực sự việc giao dịch của bạn được tối ưu hơn thì bạn nên cần đến 2 khung thời gian để giao dịch, trong đó:
  • Một khung thời gian phục vụ cho việc phân tích
  • Khung thời gian còn lại là để thực hiện chiến lược
Và dưới đây chúng ta sẽ giải thích xem khung thời gian nào phù hợp cho hai việc này.


Khung thời gian phân tích

Khung thời gian phục vụ cho việc phân tích sẽ là nơi mà bạn:
  • Nghiên cứu cấu trúc của thị trường
  • Xác định xu hướng hiện tại
  • Hình thành định hướng chiến lược cho bạn ở khung thời gian này
Định hướng chiến lược của bạn chính là chiến lược giao dịch chính khi bạn xác định bối cảnh ở khung thời gian lớn.

Và khung thời gian phù hợp cho việc này nên là khung thời gian lớn một chút. Bạn nên tham khảo những khung thời gian bên dưới đây:

1725009588740.png

Đó là từ khung H1 trở lên, không nên thấp hơn khung H1, khung thời gian càng lớn thì sẽ cho bạn cái nhìn càng tổng quát và chính xác hơn về bối cảnh của thị trường.

Khung thời gian thực hiện giao dịch

Đối với khung thời gian để thực hiện giao dịch thì nó nên là khung thời gian thấp hơn, đó sẽ là nơi mà bạn chuẩn bị giao dịch, các điểm như:
  • Điểm vào lệnh
  • Quản lý giao dịch
  • Điểm chốt lời và dừng lỗ
Tất cả đều sẽ được thực hiện dựa trên khung thời gian này. Bạn có thể lựa chọn một trong những khung thời gian bên dưới đây:

1725009621910.png

Đó là từ khung H4 trở xuống cho tới khung 1 phút (M1).

Các khung thời gian thấp hơn phù hợp cho việc tìm điểm vào lệnh cho chiến lược hơn vì nó có thể giúp nhà giao dịch tìm được điểm vào lệnh tối ưu hơn, tối đa hóa được tỷ lệ risk:reward mà vẫn có thể đi theo xu hướng của khung thời gian lớn hơn.




Các tổ hợp khung thời gian phổ biến


Không cần phải sử dụng quá nhiều khung thời gian, chỉ cần từ 2 khung thôi là cũng đã có kết quả giao dịch tốt hơn rồi.

Dưới đây là những cặp khung thời gian mà anh em có thể xem xét khi lựa chọn phân tích bối cảnh cũng như tìm điểm vào lệnh cho chiến lược:
  • Khung W1 – Khung D1
  • Khung D1 – Khung H4
  • Khung H4 – Khung M15
  • Khung H1 – Khung M5
  • Khung M15 – Khung M1
Nó sẽ tương ứng với phong cách giao dịch sau:
  • Đối với giao dịch lướt sóng thì phù hợp với nhóm khung thời gian M15-M1
  • Giao dịch trong ngày phù hợp với nhóm khung thời gian H4- M15
  • Giao dịch Swing thì phù hợp với nhóm khung thời gian D1-H4
  • Giao dịch Position thì phù hợp với nhóm khung thời gian D1 trở lên
Dựa vào gợi ý về khung thời gian này, bạn hãy căn cứ vào chiến lược cũng như phong cách giao dịch của bản thân mà lựa chọn nhóm khung thời gian cho phù hợp nhé.


Ví dụ về phân tích bối cảnh cũng như thực hiện giao dịch qua hai khung thời gian


Ví dụ bên dưới này của chúng ta sẽ là phân tích bối cảnh trên khung ngày:

1725009684178.png



Biểu đồ cho thấy thị trường thay đổi xu hướng từ tăng qua trung tính hay không rõ xu hướng.

Chúng ta sử dụng khung thời gian này để hiểu được bối cảnh của thị trường, điều này giúp chúng ta có thể lên kế hoạch giao dịch tốt hơn cho các chiến lược của mình.

Sau khi xác định được bối cảnh thị trường hiện tại đang không rõ xu hướng thì bạn có thể ưu tiên chiến lược đảo chiều về mức trung bình hơn là giao dịch theo xu hướng.

Chúng ta sẽ nhìn vào khung H4 để tìm kiếm cơ hội giao dịch:

1725009698079.png


Chúng ta có thể canh bán quanh vùng đỉnh trước đó của giai đoạn giá đi ngang và canh mua quanh vùng đáy trước đó của giai đoạn này.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: Twitter
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
1 cái entry sai cũng là kéo theo rủi ro, cơ hội để margin xuống xác rồi...
 
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 417 Xem / 33 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 202 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 240 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 719 Xem / 32 Trả lời
  • karasg trong Hệ thống giao dịch - Trading system 9,450 Xem / 16 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 100,324 Xem / 352 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315,503 Xem / 1,523 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.