Thống kê diễn đàn

Chủ đề
83,585
Bài viết
764,498
Thành viên
108,283
Thành viên mới nhất
lamvt98

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên nào trực tuyến.

Cách sử dụng ATR để xác định điểm dừng lỗ, chốt lời và xác nhận tín hiệu giao dịch

Cách sử dụng ATR để xác định điểm dừng lỗ, chốt lời và xác nhận tín hiệu giao dịch

Cách sử dụng ATR để xác định điểm dừng lỗ, chốt lời và xác nhận tín hiệu giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,770
29,648
Average True Range (ATR) là chỉ báo được phát triển bởi J.Welles Wilder và được trình bày trong cuốn sách năm 1978 của ông - New Concepts in Technical Trading System. ATR là thước đo độ biến động giá trung bình chu kỳ 14.

ATR không đưa ra tín hiệu mua và bán, nhưng nó lại có thể hữu ích trong việc xác định dừng lỗ chốt lời sao cho hợp lý với điều kiện thị trường hiện tại. Đồng thời ATR cũng có thể đóng vai trò như một chỉ báo xác nhận cho các tín hiệu được tạo bởi các hệ thống giao dịch khác, chẳng hạn như hành động giá hoặc Bollinger Band.

Có lẽ vai trò quan trọng nhất của ATR, đối với những người lần đầu tiên tìm hiểu về nó, đó là giá trị thực của ATR khi nó thay đổi, và tùy thuộc vào giá trị thực của cặp tiền tệ hoặc giá trị của hợp đồng tương lai. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

E-Mini S&P 500

1.png

Crude Oil

2.png

Nhìn vào hai hình trên, ta có thể thấy ATR của S&P 500 E-mini tháng 6/2015 là 19.41 kể từ ngày kết thúc giao dịch vào ngày 26 /04/2015, ATR có giá trị 2.11,75 so với Crude Oil tháng 5/2015, ATR có giá trị là 2.33 và giá trị hợp đồng là 55.58. ATR của S&P lớn hơn nhiều so với Crude Oil.

Dừng lỗ với ATR


ATR được sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ xác định khối lượng giao dịch. Vì giá trị thực ATR của mỗi cặp tiền tệ hay các hợp đồng tương lai rất khác nhau, và cũng không có hướng dẫn chính xác nào.

Ví dụ như với biểu đồ Crude Oil phía trên, một Day trader có thể sử dụng 1xATR làm mức dừng lỗ hoặc 1x2.33 = 2.33%.

Nhưng cũng day trader đó, họ sẽ chỉ chấp nhận rủi ro khoảng 0.1 ATR cho hợp đồng S&P 500 Emini tương đương 0.1x19.41 = 1.94%.

Nhưng đây là ví dụ tham khảo, ở đây bạn cần biết được mức độ biến động và giá trị của sản phẩm bạn giao dịch để đưa ra mức chấp nhận rủi ro hợp lý.

Mục tiêu lợi nhuận với ATR


Hầu hết các trader sử dụng một số tỷ lệ RR nhất quán hoặc một giới hạn tỷ lệ chấp nhận được cho các vị thế mà họ thực hiện. Tỷ lệ thường được trader sử dụng trong trading là 1:2, 1:3.

Tiếp tục với ví dụ phía trên, ở hợp đồng S&P 500 nếu trader sử dụng tỷ lệ RR là 1:3 thì lúc này mục tiêu lợi nhuận sẽ là 1.94%x3 = 5.82%. Một Swing trader mực tiêu lợi nhuận sẽ còn lớn hơn, có thể lớn hơn gấp 2 gấp 3 lần như vậy.

Tương tự đối với Crude Oil, với tỷ lệ RR 1:3 thì mục tiêu lợi nhuận sẽ là 2.33%x3 = 6.99%. Và đối với một swing trader, mục tiêu lợi nhuận có thể lớn hơn như vậy gấp 2 gấp 3 lần.

Như vậy có thể thấy ATR hữu ích trong việc giúp trader đặt lợi nhuận mục tiêu. Hơn nữa trader cũng có thể lựa chọn sự dụng mức dừng

ATR xác nhận tín hiệu giao dịch


Có nhiều phương thức khác nhau để tìm kiếm điểm vào lệnh. Tuy nhiên ATR lại không phải là chỉ báo cung cấp đủ điều kiện cho trader đưa ra các quyết định giao dịch. Tuy nhiên, khi được sử dụng cùng với các chỉ báo hoặc kỹ thuật giao dịch khác, chẳng hạn như Bollinger Band, các mô hình nến, phân tích khối lượng của giá, phân tích nến hoặc kết hợp RSI tthì ATR lại trở nên hữu ích.

Ví dụ, nếu một nến búa xuất hiện, đồng thời ATR đang tăng, điều này có thể xác nhận tính hợp lệ của nến búa này. Một ví dụ khác, đó là một mô hình nến xuất hiện như vai đàu vai hay hai đỉnh,… trong lúc đó ATR cũng đang tăng lên, tín hiệu này có thể xác nhận tính hợp lệ của mô hình và tín hiệu breakout.

3.png

Ví dụ trên có thể thấy có 2 nến búa xuất hiện và phần nào được xác nhận bởi ATR cao hơn giai đoạn trước đó một chút và dốc lên. Đây chính là tín hiệu xác nhận lại mô hình nến có giá trj hơn trong việc giao dịch.

Tóm lại, khi ATR tăng cao cho thấy thị trường đang có sự biến động mạnh mẽ. Dựa vào giá trị của ATR để trader nắm được cách điều chỉnh dừng lỗ, mục tiêu chốt lời và xác nhận tín hiệu giao dịch hợp lý.

Hi vọng bài viết giúp các bạn hiểu hơn về vai trò của ATR.

Nice Day!

Trích nguồn: optimusfutures
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • pnftrading trong Hệ thống giao dịch - Trading system 618 Xem / 11 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 468 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 1,406 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 334 Xem / 13 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 2 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 107,987 Xem / 394 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.