- 8,029
- 33,568
Xin chào cả nhà!
Cả nhà biết đấy, các phần mềm giao dịch hiện đại cho phép các trader sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Trên thực tế, khi bạn mới bắt đầu làm quen với thị trường tài chính, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp trước sự phong phú và đa dạng các kiểu con đà điểu như thế này. Hơn nữa, có nhiều trader còn cho rằng các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể đánh lừa bạn và cung cấp các tín hiệu giao dịch không chính xác. Cho nên, mời mọi người hãy cùng mình tìm ra chân lý sự thật: Liệu rằng trader nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay chỉ nên phân tích đơn thuần trên hành động giá? Có nhất thiết phải đưa ra lựa chọn ở đây không?
Về cơ bản, các chỉ báo kỹ thuật là các công thức giúp trader phân tích dữ liệu biểu đồ lịch sử. Chúng chính xác, chúng tiết kiệm thì giờ của bạn và cung cấp định hướng trực quan đáng kể cho biểu đồ giá. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng bất kỳ chỉ báo nào cũng sẽ cho bạn cơ hội để thực hiện giao dịch có lãi 100%!
Các chỉ báo kỹ thuật có điểm yếu của riêng chúng. Khi nó tính toán dựa trên cơ sở giá trong quá khứ thì tức là nó sẽ không cung cấp thêm bất kỳ hiểu biết bên ngoài nào. Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào về vấn đề quản trị của công ty. Nếu bạn đang giao dịch Forex thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không thể tính đến các dữ liệu kinh tế.
Thêm vào đó, các chỉ báo thường có độ trễ so với biểu đồ giá. Khi mức giá hiện tại thay đổi, thì những ngưỡng gần nhất của một chỉ báo sẽ được thay đổi. Vậy nếu bạn đang vào lệnh dựa trên những ngưỡng cũ thì bạn rất có khả năng sẽ đi đời. Đó là chưa nói đến các chỉ báo khác nhau có thể cho ra những kết quả mâu thuẫn với nhau, và cùng một chỉ báo cũng có thể hiển thị những thông điệp khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Tất cả những gì mình vừa kể là những nhược điểm làm mất uy tín của các chỉ báo kỹ thuật trong mắt của nhiều trader.
Tuy nhiên, mình hy vọng các bạn sẽ không vội vã thất vọng với chúng. Hãy nhớ rằng các phiên bản đầu tiên của chỉ báo kỹ thuật đã tồn tại ngay cả trước thời đại của máy tính. Trước đây, những người mua bán các tài sản tài chính đã nhìn thấy giá trị trong các chỉ báo. Trong thế kỷ qua, các chuyên gia đã phát triển lên hàng trăm chỉ báo khác nhau. Phần mềm ngày nay cũng cho phép các trader tự phát triển ra các chỉ báo của riêng mình. Nhìn chung, sự phổ biến như vậy chứng tỏ rằng các chỉ báo kỹ thuật thực sự khá hữu ích. Bí quyết ở đây là chúng ta phải sử dụng chung một cách chính xác!
Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là bạn không nên mong đợi quá nhiều từ bất kỳ chỉ báo nào. Nói cách khác, hãy thoải mái hy vọng rằng phân tích thị trường của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với các chỉ báo. Tuy nhiên, đừng đặt toàn bộ lòng tin và đưa toàn quyền quyết định của bạn cho một chỉ báo duy nhất nhé!
Mình khuyên anh em nên dành ra chút ít thời gian để tìm hiểu các chỉ báo, đặc biệt là các chỉ báo cổ điển. Bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng mỗi chỉ báo có một logic và mục đích riêng. Ví dụ, Stochastic Oscillator sẽ đánh giá động lượng thị trường. Để làm được điều đó, nó sẽ so sánh mức giá đóng cửa với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định Sau đó, bộ dao động sẽ biểu thị kết quả dưới dạng các đường dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này cho phép các bạn đọc tín hiệu của nó chỉ bằng một cái liếc mắt.
Ngoài ra, còn có nhiều loại chỉ báo khác nhau, chẳng hạn như chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động, chỉ báo biến động... Các chỉ báo kỹ thuật sẽ có giá trị với bạn khi và chỉ khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích, chức năng của chúng. Ví dụ, các chỉ báo xu hướng được tận dụng để các trader xác định và theo dõi một xu hướng. Nếu bạn sử dụng một chỉ báo xu hướng trong lúc giá đang đi ngang ( sideway) thì nó sẽ không thể phát huy toàn bộ khả năng của nó. Thậm chí, các chỉ báo còn có thể cung cấp cho bạn những thông tin sai lệch, kể cả khi thị trường có đang tạo trend . Oscillator có thể cho thấy khi nào tài sản đang bị quá mua hoặc quá bán. Chúng có thể báo hiệu những dấu hiệu của những động thái đảo chiều và rất hữu ích trong lúc giá đang đi ngang.
Một quy tắc quan trọng khác của việc giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật đó là sử dụng một số lượng chỉ báo thích hợp để xác định khi nào và cách vào thị trường. Một chỉ báo duy nhất có khả năng sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai. Bạn có thể tự mình kiểm chứng nhé!
Ví dụ, người ta nói rằng, nếu biểu đồ MACD nằm dưới đường tín hiệu thì bạn nên bán. Tuy nhiên, nếu bạn bán mỗi khi điều đó xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều giao dịch tệ. Một giải pháp ở đây là hãy kết hợp thêm một chỉ báo thuộc thể loại khác để hoạt động như một bộ lọc. Mình lấy ví dụ như đường trung bình động MA để xác định thêm xu hướng chẳng hạn.
Bằng cách này, bạn sẽ chỉ tuân theo các tín hiệu bán từ đường MACD khi nào giá ở dưới đường MA và có xu hướng giảm mà thôi. Làm như vậy và bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ của những tín hiệu tốt sẽ tăng đáng kể chỉ với bước đơn giản này.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sử dụng quá nhiều chỉ báo cũng sẽ không tốt cho biểu đồ của bạn. Điều này được gọi là "overanalysis" ("lạm dụng phân tích). Rốt cuộc, bạn sẽ cần phải nhìn được hướng đi của giá đằng sau các chỉ báo. Khuyến cáo là không nên sử dụng quá 5 chỉ báo cùng một lúc. Trong hầu hết các trường hợp, 3 chỉ báo là quá đủ cho một chiến lược giao dịch mạnh mẽ.
Tóm lại, các chỉ báo kỹ thuật đại diện cho một phần quan trọng của phân tích kỹ thuật. Nhưng, với câu hỏi "Bạn có thực sự cần đến các chỉ báo kỹ thuật để giao dịch có lợi nhuận?" thì mình xin trả lời là "Không".
Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho phân tích của bạn thêm phần đáng tin và nâng cao hiệu suất giao dịch chứ không phải là nhân tố quyết định. Do vậy, chúng ta chỉ nên nghiên cứu và sử dụng chúng một cách hợp lý chứ đừng thần thánh hoá mọi thứ lên, nhé!
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Cả nhà biết đấy, các phần mềm giao dịch hiện đại cho phép các trader sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Trên thực tế, khi bạn mới bắt đầu làm quen với thị trường tài chính, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp trước sự phong phú và đa dạng các kiểu con đà điểu như thế này. Hơn nữa, có nhiều trader còn cho rằng các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể đánh lừa bạn và cung cấp các tín hiệu giao dịch không chính xác. Cho nên, mời mọi người hãy cùng mình tìm ra chân lý sự thật: Liệu rằng trader nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay chỉ nên phân tích đơn thuần trên hành động giá? Có nhất thiết phải đưa ra lựa chọn ở đây không?
Về cơ bản, các chỉ báo kỹ thuật là các công thức giúp trader phân tích dữ liệu biểu đồ lịch sử. Chúng chính xác, chúng tiết kiệm thì giờ của bạn và cung cấp định hướng trực quan đáng kể cho biểu đồ giá. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng bất kỳ chỉ báo nào cũng sẽ cho bạn cơ hội để thực hiện giao dịch có lãi 100%!
Hạn chế của các chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật có điểm yếu của riêng chúng. Khi nó tính toán dựa trên cơ sở giá trong quá khứ thì tức là nó sẽ không cung cấp thêm bất kỳ hiểu biết bên ngoài nào. Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào về vấn đề quản trị của công ty. Nếu bạn đang giao dịch Forex thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không thể tính đến các dữ liệu kinh tế.
Thêm vào đó, các chỉ báo thường có độ trễ so với biểu đồ giá. Khi mức giá hiện tại thay đổi, thì những ngưỡng gần nhất của một chỉ báo sẽ được thay đổi. Vậy nếu bạn đang vào lệnh dựa trên những ngưỡng cũ thì bạn rất có khả năng sẽ đi đời. Đó là chưa nói đến các chỉ báo khác nhau có thể cho ra những kết quả mâu thuẫn với nhau, và cùng một chỉ báo cũng có thể hiển thị những thông điệp khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Tất cả những gì mình vừa kể là những nhược điểm làm mất uy tín của các chỉ báo kỹ thuật trong mắt của nhiều trader.
Tuy nhiên, mình hy vọng các bạn sẽ không vội vã thất vọng với chúng. Hãy nhớ rằng các phiên bản đầu tiên của chỉ báo kỹ thuật đã tồn tại ngay cả trước thời đại của máy tính. Trước đây, những người mua bán các tài sản tài chính đã nhìn thấy giá trị trong các chỉ báo. Trong thế kỷ qua, các chuyên gia đã phát triển lên hàng trăm chỉ báo khác nhau. Phần mềm ngày nay cũng cho phép các trader tự phát triển ra các chỉ báo của riêng mình. Nhìn chung, sự phổ biến như vậy chứng tỏ rằng các chỉ báo kỹ thuật thực sự khá hữu ích. Bí quyết ở đây là chúng ta phải sử dụng chung một cách chính xác!
Cách tiếp cận đúng với các chỉ báo kỹ thuật
Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là bạn không nên mong đợi quá nhiều từ bất kỳ chỉ báo nào. Nói cách khác, hãy thoải mái hy vọng rằng phân tích thị trường của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với các chỉ báo. Tuy nhiên, đừng đặt toàn bộ lòng tin và đưa toàn quyền quyết định của bạn cho một chỉ báo duy nhất nhé!
Mình khuyên anh em nên dành ra chút ít thời gian để tìm hiểu các chỉ báo, đặc biệt là các chỉ báo cổ điển. Bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng mỗi chỉ báo có một logic và mục đích riêng. Ví dụ, Stochastic Oscillator sẽ đánh giá động lượng thị trường. Để làm được điều đó, nó sẽ so sánh mức giá đóng cửa với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định Sau đó, bộ dao động sẽ biểu thị kết quả dưới dạng các đường dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này cho phép các bạn đọc tín hiệu của nó chỉ bằng một cái liếc mắt.
Ngoài ra, còn có nhiều loại chỉ báo khác nhau, chẳng hạn như chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động, chỉ báo biến động... Các chỉ báo kỹ thuật sẽ có giá trị với bạn khi và chỉ khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích, chức năng của chúng. Ví dụ, các chỉ báo xu hướng được tận dụng để các trader xác định và theo dõi một xu hướng. Nếu bạn sử dụng một chỉ báo xu hướng trong lúc giá đang đi ngang ( sideway) thì nó sẽ không thể phát huy toàn bộ khả năng của nó. Thậm chí, các chỉ báo còn có thể cung cấp cho bạn những thông tin sai lệch, kể cả khi thị trường có đang tạo trend . Oscillator có thể cho thấy khi nào tài sản đang bị quá mua hoặc quá bán. Chúng có thể báo hiệu những dấu hiệu của những động thái đảo chiều và rất hữu ích trong lúc giá đang đi ngang.
Số lượng chỉ báo hợp lý
Một quy tắc quan trọng khác của việc giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật đó là sử dụng một số lượng chỉ báo thích hợp để xác định khi nào và cách vào thị trường. Một chỉ báo duy nhất có khả năng sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai. Bạn có thể tự mình kiểm chứng nhé!
Ví dụ, người ta nói rằng, nếu biểu đồ MACD nằm dưới đường tín hiệu thì bạn nên bán. Tuy nhiên, nếu bạn bán mỗi khi điều đó xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều giao dịch tệ. Một giải pháp ở đây là hãy kết hợp thêm một chỉ báo thuộc thể loại khác để hoạt động như một bộ lọc. Mình lấy ví dụ như đường trung bình động MA để xác định thêm xu hướng chẳng hạn.
Bằng cách này, bạn sẽ chỉ tuân theo các tín hiệu bán từ đường MACD khi nào giá ở dưới đường MA và có xu hướng giảm mà thôi. Làm như vậy và bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ của những tín hiệu tốt sẽ tăng đáng kể chỉ với bước đơn giản này.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sử dụng quá nhiều chỉ báo cũng sẽ không tốt cho biểu đồ của bạn. Điều này được gọi là "overanalysis" ("lạm dụng phân tích). Rốt cuộc, bạn sẽ cần phải nhìn được hướng đi của giá đằng sau các chỉ báo. Khuyến cáo là không nên sử dụng quá 5 chỉ báo cùng một lúc. Trong hầu hết các trường hợp, 3 chỉ báo là quá đủ cho một chiến lược giao dịch mạnh mẽ.
Lời kết
Tóm lại, các chỉ báo kỹ thuật đại diện cho một phần quan trọng của phân tích kỹ thuật. Nhưng, với câu hỏi "Bạn có thực sự cần đến các chỉ báo kỹ thuật để giao dịch có lợi nhuận?" thì mình xin trả lời là "Không".
Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho phân tích của bạn thêm phần đáng tin và nâng cao hiệu suất giao dịch chứ không phải là nhân tố quyết định. Do vậy, chúng ta chỉ nên nghiên cứu và sử dụng chúng một cách hợp lý chứ đừng thần thánh hoá mọi thứ lên, nhé!
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp
Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Bài viết liên quan