Chiến lược giao dịch theo cấu trúc giá này sẽ đem về cho bạn những cú trade có tỷ lệ Risk:Reward cực khủng

Chiến lược giao dịch theo cấu trúc giá này sẽ đem về cho bạn những cú trade có tỷ lệ Risk:Reward cực khủng

Chiến lược giao dịch theo cấu trúc giá này sẽ đem về cho bạn những cú trade có tỷ lệ Risk:Reward cực khủng

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
8,242
33,959
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/cau-truc-gia-cory-mitchell-traderviet-1717129632.png
Chủ đề liên quan
90907, 88351, 88317, 88249
Xin chào cả nhà!


Sau đây sẽ là chia sẻ của Cory Mitchell - một day trader và swing trader chuyên nghiệp từ năm 2005, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu và tiền tệ.

Ông có bằng CMT với chuyên môn về các chiến lược kỹ thuật ngắn hạn đến trung hạn và là người sáng lập nên trang web TradeThatSwing.com.

1717128876468.png


Bây giờ, nếu bạn đang quan tâm đến cách kiếm lợi nhuận theo cấu trúc giá và muốn học hỏi từ một tiền bối dày dặn kinh nghiệm, thì bài viết này là dành cho bạn!

***​

Chiến lược cấu trúc giá là một phương pháp giao dịch Forex nhằm tận dụng diễn biến giá của cặp tiền tệ, thay vì dự đoán hướng đi trong tương lai.

Hầu hết mọi người dành nhiều thời gian để tìm kiếm một điểm vào lệnh hoàn hảo. Dù điểm vào lệnh quan trọng, nhưng điểm thoát lệnh (tại điểm dừng lỗ, mục tiêu lợi nhuận hay trailing stoploss) và quản lý khối lượng giao dịch cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tất cả đều là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong trading.

Chiến lược thoát lệnh là điều thường bị phớt lờ. Hầu hết các trader đều biết cách đặt lệnh dừng lỗ, nhưng biết khi nào chốt lời lại là một trong những điều khó khăn nhất đối với họ. Một phần nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, bởi hai mong muốn mâu thuẫn sau thường khiến mọi người bối rối:
  • Trader không muốn một lệnh đang có lời biến thành lỗ.
  • Trader không muốn chốt lời quá sớm và bỏ lỡ cơ hội kiếm được khoản lợi nhuận lớn hơn.
Nếu không được xử lý, hai vấn đề mâu thuẫn này thường khiến các trader lặp đi lặp lại giữa các sai lầm, hoặc mắc kẹt vào một trong hai vấn đề.

Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về cách thoát lệnh bằng mục tiêu lợi nhuận dựa trên chiến lược cấu trúc giá. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng cho swing trading (giữ lệnh trong vài ngày đến vài tuần).

Lưu ý: Chiến lược này được thiết kế cho giao dịch Forex, không phải cho giao dịch chứng khoán.


Xác định mục tiêu lợi nhuận dựa trên cấu trúc giá


Mục tiêu lợi nhuận là điểm thoát lệnh được xác định trước, nơi chúng ta chốt lời cho một giao dịch.

Mục tiêu lợi nhuận được đặt ra trước khi giao dịch và có thể dựa trên cấu trúc mà giá đã di chuyển.

Mục tiêu lợi nhuận không được thay đổi sau khi thiết lập, trừ khi giao dịch đáp ứng một trong những ngoại lệ được thảo luận bên dưới.

Lý do tại sao mục tiêu lợi nhuận không được thay đổi là vì trước khi giao dịch, chúng ta thường lý trí và khách quan hơn trong khi đang giao dịch.

Khi lệnh giao dịch được đặt, hai vấn đề tâm lý được đề cập ở trên bắt đầu ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta.

Khi chưa vào lệnh, hai vấn đề đó vẫn chưa thực sự xảy ra. Nhưng khi đã vào lệnh, chúng ta nên hạn chế tin tưởng vào bản thân mình.

Trong trạng thái logic trước khi giao dịch, phân tích khách quan của chúng ta đáng tin cậy hơn. Đây là lý do tại sao chúng ta cần lên kế hoạch giao dịch trước khi thực hiện, bởi vì sau đó, tất cả những gì chúng ta cần làm là tuân theo các quy tắc đã đặt ra.

Tương tự như vậy với lệnh dừng lỗ di động (trailing stop). Chúng ta chỉ thoát lệnh dựa trên phương pháp được xác định TRƯỚC khi giao dịch.

Cấu trúc giá là gì?


Cấu trúc giá là những vùng giá mà giá di chuyển qua lại trong đó. Vùng giá này có thể là xu hướng (trending), kênh (tăng, giảm, đi ngang), hội tụ (hình tam giác), mở rộng, hoặc di chuyển giữa các đỉnh và đáy (range). Rất có khả năng, trên gần như mọi khung thời gian, bạn có thể thấy một vài cấu trúc này diễn ra.

Nhiệm vụ của bạn là xem xét các cấu trúc giá và xác định cách bạn muốn giao dịch với chúng.

Đối với giao dịch swing trade, hãy bắt đầu với biểu đồ khung D1 và đánh dấu tất cả các đỉnh và đáy quan trọng bằng các đường nằm ngang. Sau đó, nối các đỉnh xoay chiều (swing high) gần đây lại với nhau và các đáy xoay chiều (swing low) gần đây lại với nhau. Tìm kiếm các tam giác, kênh (kênh hồi quy có thể hữu ích) và vùng range mở rộng. Chúng không cần phải hoàn toàn thẳng hàng với đường xu hướng! Chúng chỉ nhằm mục đích cho thấy "tổng thể" giá đang di chuyển theo cách như thế nào. Sau đó, thực hiện tương tự trên biểu đồ khung H4 và có thể là khung H1 đối với các cơ hội ngắn hạn hơn.

Tôi khuyên bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày trên biểu đồ của mình, cập nhật chúng với các mức giá và cấu trúc liên quan trước khi bắt đầu giao dịch. Biến nó thành một phần trong thói quen giao dịch hàng ngày của bạn.

Bất kỳ cặp tiền nào ở gần vùng cực trị của một trong những cấu trúc giá này đều thể hiện một cơ hội giao dịch tiềm năng.

Bạn cũng cần xác định điều gì quan trọng dựa trên khung thời gian của mình. Nếu bạn thực hiện các giao dịch kéo dài vài ngày, thì chỉ có cấu trúc giá hiện tại mới có thể quan trọng. Các rìa xa xa của cấu trúc giá hiện tại không quan trọng lúc này. Tuy nhiên, nếu giá biến động nhanh, chúng có thể trở nên quan trọng.

gbpusd-price-action.png


GBPUSD khung D1​

Trong biểu đồ trên, chúng ta có rất nhiều cấu trúc giá đang diễn ra. Giá đã tạo ra một vài đỉnh xoay chiều (swing high) quan trọng. Chúng được đánh dấu vì giá đã có những đảo chiều mạnh mẽ tại các mức đó. Chúng ta cũng lưu ý rằng giá đã tạo ra các đáy xoay chiều (swing low) thấp hơn.

Hiện tại, giá đang di chuyển trong một mô hình giống như tam giác nhỏ.

Việc vẽ các cấu trúc giúp tôi xác định được những vùng giá tôi sẽ giao dịch và những vùng tôi sẽ không giao dịch. Cấu trúc giá hiện tại có thể giao dịch được, nếu nó mang lại cơ hội. Nếu giá di chuyển ra khỏi tam giác, các cơ hội giao dịch tiếp theo của tôi sẽ đến khi giá tiến gần đến các mức khác được vẽ, HOẶC một cấu trúc giá mới hình thành.

Khi giá ở gần rìa của một cấu trúc giá, hãy chuyển sang các khung thời gian thấp hơn để tìm điểm vào lệnh và đặt dừng lỗ.

Mục tiêu lợi nhuận được đặt ở phía bên kia của cấu trúc giá. Tốt hơn là chúng ta nên thận trọng và đạt được mục tiêu đã đặt ra còn hơn là quá hung hăng và bỏ lỡ cơ hội thoát lệnh.

Ví dụ, nếu bán tại đỉnh của một vùng range, hãy đặt mục tiêu ngay phía trên mức swing low trước đó, chứ không phải chính xác tại mức đáy trước đó.

Trong biểu đồ bên dưới, nếu một lệnh bán được thực hiện ở gần vùng đỉnh của kênh, thì hãy thoát lệnh phía trên mức swing low trước đó, chẳng hạn như tại đường màu xanh.

nzdjpy.png


NZDJPY khung D1​

Nếu không có cấu trúc giá, bạn có hai lựa chọn: không giao dịch hoặc không sử dụng phương pháp/chiến lược chốt lời này.

Cần thời gian và thực hành để nhận ra các cấu trúc giá đang diễn ra. Ban đầu, bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội. Thực tế thì tôi vẫn bỏ lỡ một số cơ hội mà. Nhưng một khi bạn bắt đầu nhìn thấy chúng, bạn có thể giao dịch dựa trên cấu trúc giá và không cần thêm bất kỳ yếu tố nào khác. Nếu sử dụng nhiều khung thời gian khác nhau và xem xét một danh sách các cặp tiền, thì gần như mỗi ngày đều có các cấu trúc giá với tỷ lệ lợi nhuận cao. Nếu chỉ giao dịch swing trade trên biểu đồ khung D1, H4 hoặc H1, các giao dịch chất lượng cao có thể không xảy ra hàng ngày, nhưng rất có khả năng có vài lần mỗi tuần.

Kết hợp các cấu trúc giá


Như đã đề cập, đôi khi bạn có thể gặp nhiều cấu trúc giá xuất hiện cùng lúc, lồng vào nhau.

Lúc này, bạn có hai lựa chọn:
  1. Đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ dựa trên cấu trúc giá hiện tại.
  2. Đặt mục tiêu lợi nhuận dựa trên một cấu trúc giá lớn hơn cấu trúc hiện tại.
Lựa chọn thứ nhất đơn giản hơn. "Nhìn thấy một vùng range, giao dịch theo vùng range đó." Tôi thường chọn phương pháp này.

Lựa chọn thứ hai đòi hỏi phải nhìn xa hơn!

Giả sử có một vùng range lớn trên biểu đồ khung D1. Giá đang ở giữa vùng range đó, hình thành một tam giác lớn. Bạn có thể mua hoặc bán tại các cạnh của tam giác đó, với mục tiêu ở cạnh còn lại của tam giác (lựa chọn 1).

Bạn cũng có thể đặt mục tiêu gần vùng range lớn hơn, giả sử rằng giá cuối cùng sẽ chạm lại các cạnh đó.

Lựa chọn 2 hữu ích hơn cho các tình huống giá breakout (phá vỡ) ra khỏi một cấu trúc và bắt đầu hướng về vùng rìa của cấu trúc tiếp theo.

Theo thời gian, nếu giá di chuyển mà không chạm đến các cạnh của cấu trúc giá, thì chúng ta có thể vẽ thêm một số đường/cấu trúc giá mới dựa trên diễn biến giá gần đây.

Trên biểu đồ GBPUSD ở trên, lựa chọn 1 là giao dịch theo tam giác hiện tại. Lựa chọn 2 sẽ hữu ích nếu giá phá vỡ khỏi tam giác, các cấu trúc giá khác có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về nơi giá sẽ hướng đến tiếp theo. Hãy nhớ đặt mục tiêu lợi nhuận một cách thận trọng!




Khung thời gian đặt mục tiêu lợi nhuận


Hãy xác định cấu trúc giá dựa trên biểu đồ khung D1 (hoặc ít nhất là khung thời gian cao hơn một hoặc hai khung so với khung bạn thường giao dịch). Điều này sẽ cung cấp cho bạn bối cảnh tổng thể.

Khi giá ở gần rìa của một cấu trúc giá trên biểu đồ khung D1 (hoặc khung thời gian "cao" của bạn), hãy chuyển xuống biểu đồ khung H1 để xem giá đang hoạt động như thế nào xung quanh ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đó (rìa của cấu trúc giá). Sau đó, bạn thậm chí có thể chuyển xuống biểu đồ M15 hoặc M5 để tìm điểm vào lệnh chính xác.

  • Đặt dừng lỗ theo cách sau:
    Nếu Sell, đặt dừng lỗ ngay phía trên mức swing high trước đó.
    Nếu Buy, đặt dừng lỗ ngay phía dưới mức swing low trước đó.
Mục tiêu lợi nhuận của bạn được dựa trên cấu trúc giá mà bạn đang giao dịch trên biểu đồ khung D1 (hoặc khung thời gian cao hơn một hoặc hai khung so với khung thời gian vào lệnh của bạn).

Sử dụng biểu đồ khung D1 để đặt mục tiêu lợi nhuận và khung thời gian nhỏ hơn để vào lệnh sẽ tạo ra tỷ lệ Risk:Reward cao hơn so với khi mọi thứ đều được thực hiện trên khung D1. Lý do là vì bạn thường có thể tìm thấy điểm vào lệnh tốt hơn nhiều trên khung thời gian thấp hơn.

Cùng xem xét ví dụ AUDUSD này.

Giá đang nằm trong một kênh hồi quy tăng. Giá đã chạm đến đáy của kênh trên biểu đồ khung D1.

price-structure-daily.png


AUDUSD khung D1​

Vì giá đang ở gần vùng đáy của cấu trúc giá, nên chúng ta có thể tìm kiếm điểm vào lệnh trên một khung thời gian thấp hơn.

Một phương pháp vào lệnh phổ biến của tôi là giao dịch khi giá breakout ra khỏi vùng tích lũy (consolidation breakout) hoặc breakout ra khỏi một vùng range nhỏ gần rìa của cấu trúc giá. Các tín hiệu hành động giá khác trên các sóng nhỏ xung quanh rìa cấu trúc cũng rất hữu ích!

Sau đó, tôi đặt mục tiêu lợi nhuận. Với cặp tiền này, tôi nhắm tới đỉnh của cấu trúc giá. Nhớ rằng, hãy thật thận trọng!

Mục tiêu lợi nhuận được đặt dưới mức swing high trước đó.

audud-price-structure1-hour.png


AUDUSD khung H1​

Chúng ta có thể nhanh chóng thấy rằng lợi nhuận tiềm năng của chúng ta (vùng màu xanh lá cây) lớn hơn nhiều so với rủi ro của chúng ta (vùng màu đỏ). Điều này là cần thiết bởi vì chúng ta sẽ không thắng trong tất cả các giao dịch của mình ... chúng ta chỉ có thể thắng 30% trong số đó. Nhưng nếu mỗi giao dịch thắng đều có tỷ lệ Risk:Reward tốt, thì chúng ta vẫn có thể tạo ra lợi nhuận tốt.

Hãy cân nhắc việc thua lỗ 1% tài khoản trên mỗi giao dịch thua trong tổng số 7 giao dịch, nhưng lại thắng 5% trên mỗi giao dịch thắng trong tổng số 3 giao dịch. Tài khoản của bạn vẫn tăng 8% ngay cả khi bạn thua 70% các giao dịch.

Bằng cách luyện tập, bạn có thể thắng hơn 30% số giao dịch của mình, nhưng chắc chắn là không cần thiết!

Cấu trúc giá không phải là quả cầu pha lê!


cau-truc-gia-traderviet.png

Với mục tiêu lợi nhuận, chúng ta giả định rằng thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng hiện tại. Thị trường có thể diễn biến theo cách đó trong một thời gian, nhưng cuối cùng thì sẽ không còn như vậy nữa.

Nếu giá tiếp tục đi theo xu hướng hiện tại, chúng ta sẽ kiếm được lợi nhuận tốt. Và chúng ta thậm chí có thể kiếm được lợi nhuận tốt ngay cả khi giá không tiếp diễn xu hướng đó - ví dụ, trong giao dịch ở trên, nếu giá tăng vọt, phá vỡ lên phía trên kênh. Chúng ta vẫn kiếm được tiền ngay cả khi giá không ở lại trong kênh.

Tôi thích phương pháp này bởi vì nó dựa trên những gì chúng ta biết, ngay bây giờ. Chúng ta không cần phải cố gắng dự đoán giá sẽ đi về đâu trong tương lai xa. Chúng ta đang giao dịch theo một chiến lược, biết rằng ngay cả khi chúng ta sai lầm nhiều, với các giao dịch có tỷ lệ Risk:Reward tốt, một vài giao dịch thắng sẽ bù đắp cho các khoản lỗ.

Phương pháp này cũng buộc chúng ta phải cân nhắc các kịch bản. Nếu giá di chuyển đến một cạnh của tam giác, nó có thể di chuyển theo cả hai hướng. Chúng ta không biết nó sẽ theo hướng nào, nhưng nếu chúng ta chờ đợi hành động giá cho chúng ta biết, thì chúng ta có thể hành động mà không bị thiên vị.

Chúng ta có thể vào lệnh theo breakout hoặc giao dịch nếu mô hình tiếp tục. Dù bằng cách nào, chúng ta cũng đã đợi hành động giá để cung cấp cho chúng ta tín hiệu, và chúng ta có các cấu trúc giá hỗ trợ cũng như cung cấp mục tiêu lợi nhuận cho mình.

Khi nào nên thay đổi mục tiêu lợi nhuận?


EURUSD-price-structure-examples-with-altered-target.jpg


Tôi sẽ thoát lệnh sớm nếu giá gần với mức dừng lỗ hoặc mục tiêu lợi nhuận trước khi có thông báo tin tức quan trọng, chẳng hạn như bảng lương phi nông nghiệp (nếu giao dịch cặp tiền của Mỹ) hoặc thông báo lãi suất cho các cặp tiền tệ tôi đang giao dịch.

Tôi cũng sẽ thoát lệnh sớm nếu một cấu trúc giá mới hình thành. Ví dụ, tôi đang giao dịch một vùng range lớn trên biểu đồ khung H1. Tôi đang Sell tại đỉnh của vùng range và giá giảm nhưng không chạm đến mục tiêu. Sau đó, giá bắt đầu đi ngang, hình thành một vùng range hoặc tam giác nhỏ hơn trong cấu trúc giá.

Thông thường, tôi sẽ di chuyển mục tiêu lợi nhuận của mình xuống đáy của mô hình nhỏ mới đó. Thị trường đang cung cấp cho chúng ta thông tin mới mà chúng ta có thể sử dụng mà?!

Do tỷ lệ Risk:Reward ban đầu của chúng ta rất cao trong hầu hết các giao dịch này, nên việc điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận để phù hợp với cấu trúc giá mới thường vẫn mang lại cho chúng ta tỷ lệ Risk:Reward rất tốt.


Lời kết


TRƯỚC KHI GIAO DỊCH CHIẾN LƯỢC NÀY, HÃY XÁC ĐỊNH CÁC MÔ HÌNH BẠN SẼ GIAO DỊCH VÀ CÁC TÍN HIỆU HÀNH ĐỘNG GIÁ CẦN THIẾT ĐỂ VÀO LỆNH. TÔI ĐÃ ĐƯA RA CÁC HƯỚNG DẪN CƠ BẢN TẠI ĐÂY, NHƯNG VẪN CÓ RẤT NHIỀU CÔNG VIỆC BẠN CẦN TỰ LÀM ĐỂ LÀM CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY HIỆU QUẢ.

Trước khi giao dịch theo bất kỳ chiến lược nào, bạn cần quyết định cách thức và thời điểm bạn sẽ triển khai nó:

Bạn vẽ các đường xu hướng bằng cách nào?

Cần bao nhiêu đỉnh và đáy xoay chiều để tạo ra một mô hình giao dịch được?

Giá cần phải gần đường xu hướng hay breakout qua nó?

Mục tiêu lợi nhuận được đặt chính xác ở đâu (dựa trên các biến động giá trước đó)?

Tỷ lệ Risk:Reward tối thiểu của bạn là bao nhiêu?

Bạn có điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận hoặc sử dụng lệnh dừng lỗ di động (như thế nào và khi nào)?

Trông có vẻ dễ dàng, nhưng để phương pháp này hoạt động hiệu quả một cách nhất quán thì sẽ cần thời gian và công sức để xác định chính xác những gì phù hợp với bạn.

Hãy xem xét các biểu đồ lịch sử và bắt đầu phát triển phương pháp của riêng bạn… nếu chiến lược này đủ hấp dẫn với bạn.

Đây chỉ là một phương pháp. Sử dụng nó không phải là điều bắt buộc. Hãy lấy những gì hữu ích từ phương pháp này để tạo ra phương pháp giao dịch của riêng bạn.

Áp dụng phương pháp này trên bất kỳ khung thời gian nào. Bắt đầu với khung thời gian cao hơn để phân lập cấu trúc, sau đó chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để xác định điểm vào lệnh chính xác.

Đây là một chiến lược. Nó không phải là dự đoán, vì tôi không mong đợi lúc nào mình cũng sẽ đúng. Mục tiêu là thực hiện các giao dịch với tỷ lệ Risk:Reward tốt (tôi thường chỉ thực hiện các giao dịch 1:5 trở lên). Hãy thử nhẩm tính mà xem... Tôi có thể chỉ thắng 3 trong số 10 giao dịch với tỷ lệ Risk:Reward trung bình là 1:5 trở lên.

Nguồn: tradethatswing.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 358 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,901 Xem / 150 Trả lời
  • ĂnEmĐi trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 560 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 229 Xem / 2 Trả lời
  • Whis trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 2,998 Xem / 78 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.