- 7,010
- 30,080
- Thread cover
- data/assets/threadprofilecover/ThyTDV54-1735527451.png
- Chủ đề liên quan
- 97093, 96681, 96938, 96848
CISD là từ viết tắt của Change In State of Delivery, hay còn gọi là sự thay đổi trạng thái phân phối của giá. Các bạn có thể hiểu đơn giản nó là tín hiệu cho thấy giá có sự thay đổi từ bên mua sang bên bán và ngược lại.
Có thể nói CISD là một trong những tín hiệu giao dịch cực kỳ mạnh mẽ trong ICT, nó cung cấp cho nhà giao dịch những cơ hội đảo chiều có xác suất cao, tất nhiên là chúng ta không sử dụng một mình khái niệm này vào trong việc giao dịch mà cần phải kết hợp thêm những yếu tố xác nhận khác, nhưng CISD vẫn là một khái niệm mà các bạn cần phải nắm, vì nó như là một tín hiệu xác nhận của sự thay đổi hướng đi của giá, giúp nhà giao dịch tìm được cơ hội vào lệnh có xác suất thắng rất cao.
Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách thức nhận biết cũng như sử dụng CISD vào việc giao dịch nhé.
Change In State of Delivery (CISD) về cơ bản là sự thay đổi hướng phân phối của giá, chẳng hạn như ban đầu nếu giá được phân phối cho bên mua, thì sau khi có tín hiệu CISD, giá sẽ được phân phối qua cho bên bán. Và ngược lại.
Bạn có thể nhìn rõ hơn tín hiệu CISD này ở hình bên dưới:
Hình bên trái là CISD giảm giá và hình bên phải là CISD tăng giá.
Tín hiệu CISD được biểu thị bằng việc đóng cửa giá cao hơn giá mở cửa của một đợt phân phối giá giảm hoặc ngược lại là đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá tăng.
Để hiểu rõ hơn về tín hiệu CISD này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các phân loại của tín hiệu này thông qua những ví dụ nhé.
CISD tăng giá
Tín hiệu CISD tăng giá được biểu thị qua việc giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá giảm. Nó cho thấy người bán đã mất đi động lượng và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho sự đảo chiều của thị trường.
Tín hiệu phân phối giá giảm có thể được nhìn thấy thông qua một nến giảm giá duy nhất hoặc cũng có thể là một chuỗi nến giảm giá liên tiếp.
Như hình bên dưới:
Đối với việc xác định tín hiệu CISD, bạn sẽ bỏ qua đuôi nến và sẽ chủ yếu tập trung vào giá đóng cửa và giá mở cửa thôi nhé.
Ở hình trên các bạn có thể thấy được, thời điểm giá phá vỡ và đóng cửa lên phía trên mức giá mở cửa bắt đầu đợt giá giảm và nến giảm đó lúc này hoạt động như một khối Order Block tăng giá.
CISD giảm giá
Tín hiệu CISD giảm giá được biểu thị qua việc giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá tăng. Nó cho thấy người mua đã mất đi động lượng và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho sự đảo chiều của thị trường.
Tín hiệu phân phối giá tăng có thể được nhìn thấy thông qua một nến tăng giá duy nhất hoặc cũng có thể là một chuỗi nến tăng giá liên tiếp.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Ở biểu đồ trên ta thấy tín hiệu CISD là một nến tăng duy nhất. Khi có nến đóng cửa xuống bên dưới mức giá mở cửa của nến tăng này thì tín hiệu CISD chính thức được xác nhận.
Tương tự, tín hiệu CISD giảm giá giá này chúng ta cũng sẽ bỏ qua đuôi nến mà chỉ tập trung vào giá đóng cửa cũng như giá mở cửa của nến thôi nhé.
Khi giá đóng cửa xuống bên dưới mức giá mở cửa của đợt tăng giá thì nến tăng đó cũng sẽ hoạt động như một khối Order Block giảm giá.
MSS (Market Structure Shift) và CISD đều là những cách thức để dự đoán sự đảo chiều của thị trường nhưng chúng khác nhau ở cách thức xác định cũng như cách chúng được sử dụng vào việc giao dịch như thế nào nhé.
Dưới đây là một vài điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai tín hiệu MSS và CISD. Các bạn nhìn vào hình bên dưới:
Điểm khác nhau cốt lõi
Sự đánh đối
Đây là những thông tin cơ bản nhất về CISD, anh em có thể thấy được rằng tín hiệu CISD này có thể cung cấp cho chúng ta tín hiệu thay đổi xu hướng thị trường sớm, giúp trader tìm được những điểm đảo chiều sớm khá hiệu quả. Tuy nhiên thì chúng ta cũng không nên áp dụng tín hiệu này một cách độc lập nhé, kết hợp thêm với bối cảnh, PDA và những tín hiệu xác nhận khác có thể giúp các bạn tìm ra được điểm vào lệnh có xác suất thắng cực cao với CISD đấy nhé.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Có thể nói CISD là một trong những tín hiệu giao dịch cực kỳ mạnh mẽ trong ICT, nó cung cấp cho nhà giao dịch những cơ hội đảo chiều có xác suất cao, tất nhiên là chúng ta không sử dụng một mình khái niệm này vào trong việc giao dịch mà cần phải kết hợp thêm những yếu tố xác nhận khác, nhưng CISD vẫn là một khái niệm mà các bạn cần phải nắm, vì nó như là một tín hiệu xác nhận của sự thay đổi hướng đi của giá, giúp nhà giao dịch tìm được cơ hội vào lệnh có xác suất thắng rất cao.
Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách thức nhận biết cũng như sử dụng CISD vào việc giao dịch nhé.
Change In State of Delivery là gì?
Change In State of Delivery (CISD) về cơ bản là sự thay đổi hướng phân phối của giá, chẳng hạn như ban đầu nếu giá được phân phối cho bên mua, thì sau khi có tín hiệu CISD, giá sẽ được phân phối qua cho bên bán. Và ngược lại.
Bạn có thể nhìn rõ hơn tín hiệu CISD này ở hình bên dưới:
Hình bên trái là CISD giảm giá và hình bên phải là CISD tăng giá.
Cách xác định CISD trên biểu đồ
Tín hiệu CISD được biểu thị bằng việc đóng cửa giá cao hơn giá mở cửa của một đợt phân phối giá giảm hoặc ngược lại là đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá tăng.
Để hiểu rõ hơn về tín hiệu CISD này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các phân loại của tín hiệu này thông qua những ví dụ nhé.
CISD tăng giá
Tín hiệu CISD tăng giá được biểu thị qua việc giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá giảm. Nó cho thấy người bán đã mất đi động lượng và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho sự đảo chiều của thị trường.
Tín hiệu phân phối giá giảm có thể được nhìn thấy thông qua một nến giảm giá duy nhất hoặc cũng có thể là một chuỗi nến giảm giá liên tiếp.
Như hình bên dưới:
Đối với việc xác định tín hiệu CISD, bạn sẽ bỏ qua đuôi nến và sẽ chủ yếu tập trung vào giá đóng cửa và giá mở cửa thôi nhé.
Ở hình trên các bạn có thể thấy được, thời điểm giá phá vỡ và đóng cửa lên phía trên mức giá mở cửa bắt đầu đợt giá giảm và nến giảm đó lúc này hoạt động như một khối Order Block tăng giá.
CISD giảm giá
Tín hiệu CISD giảm giá được biểu thị qua việc giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa của một đợt phân phối giá tăng. Nó cho thấy người mua đã mất đi động lượng và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho sự đảo chiều của thị trường.
Tín hiệu phân phối giá tăng có thể được nhìn thấy thông qua một nến tăng giá duy nhất hoặc cũng có thể là một chuỗi nến tăng giá liên tiếp.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Ở biểu đồ trên ta thấy tín hiệu CISD là một nến tăng duy nhất. Khi có nến đóng cửa xuống bên dưới mức giá mở cửa của nến tăng này thì tín hiệu CISD chính thức được xác nhận.
Tương tự, tín hiệu CISD giảm giá giá này chúng ta cũng sẽ bỏ qua đuôi nến mà chỉ tập trung vào giá đóng cửa cũng như giá mở cửa của nến thôi nhé.
Khi giá đóng cửa xuống bên dưới mức giá mở cửa của đợt tăng giá thì nến tăng đó cũng sẽ hoạt động như một khối Order Block giảm giá.
CISD và MSS
MSS (Market Structure Shift) và CISD đều là những cách thức để dự đoán sự đảo chiều của thị trường nhưng chúng khác nhau ở cách thức xác định cũng như cách chúng được sử dụng vào việc giao dịch như thế nào nhé.
Dưới đây là một vài điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai tín hiệu MSS và CISD. Các bạn nhìn vào hình bên dưới:
Điểm khác nhau cốt lõi
- MSS tập trung vào việc theo dõi những thay đổi về xu hướng trong bối cảnh lớn của thị trường chẳng hạn như sự chuyển đổi từ tăng qua giảm.
- CISD thì lại xem xét mức mua hoặc bán mạnh bằng cách kiểm tra xem giá có đóng cửa thấp hơn hoặc cao hơn giá mở cửa hay không.
- MSS xác nhận sự thay đổi xu hướng khi giá phá vỡ mức đỉnh hoặc mức đáy.
- CISD xác nhận sự thay đổi động lượng khi giá đóng cửa trên hoặc dưới mức giá mở cửa của một hoặc nhiều nến giảm hoặc nến tăng.
- CISD đưa ra tín hiệu thay đổi sớm hơn những có thể dẫn đến tín hiệu nhiễu hơn.
- MSS đưa ra tín hiệu xác nhận sau nhưng chắc chắn hơn, mặc dù bạn có thể bỏ lỡ những di chuyển đầu tiên.
Sự đánh đối
- Nếu dùng CISD thì nó sẽ cho tín hiệu vào lệnh nhanh hơn, sớm hơn những có nhiều tín hiệu nhiễu nên dễ gặp sai sót hơn.
- Còn MSS thì an toàn hơn những có thể hạn chế lợi nhuận hơn.
Đây là những thông tin cơ bản nhất về CISD, anh em có thể thấy được rằng tín hiệu CISD này có thể cung cấp cho chúng ta tín hiệu thay đổi xu hướng thị trường sớm, giúp trader tìm được những điểm đảo chiều sớm khá hiệu quả. Tuy nhiên thì chúng ta cũng không nên áp dụng tín hiệu này một cách độc lập nhé, kết hợp thêm với bối cảnh, PDA và những tín hiệu xác nhận khác có thể giúp các bạn tìm ra được điểm vào lệnh có xác suất thắng cực cao với CISD đấy nhé.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Trích nguồn: innercircletrader
Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp
Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan