PepePips
Active Member
- 582
- 5,354
- Thread cover
- data/threadprofilecover/4925.png
Tờ Bloomberg hôm 1/6 đăng một bài báo cho rằng Forex Trader sẽ biến mất vào năm 2025, ngoại trừ khu vực Châu Á. Trong bài viết mình đọc thấy có nhiều thông tin thú vị, share lại cho anh em tìm hiểu và thảo luận xem sao. Anh em có thể tìm bài viết gốc trên Bloomberg bằng cách click link tại đây.
Nếu anh em nào lười đọc thì có thể xem qua tóm tắt của mình về bài viết trên dưới đây:
Thanh khoản thị trường Châu Á luôn yếu hơn so với các thị trường khác là nguyên nhân khiến các HFT không tham gia giao dịch tại thị trường này
Theo quan điểm của bài viết, giao dịch công nghệ cao, giao dịch điện tử (hay HFT) sẽ trở thành công cụ phổ biến nhất trong những năm sắp tới. Điều này là sự thật. HFT đã trở thành mối quan tâm lớn của giới Trader (chỉ trong năm 2015, lượng giao dịch của HFT ở các quỹ giao dịch lớn tại Mỹ đã đạt 76% tổng giao dịch của thị trường - theo Greenwich Associates), nhưng để khẳng định HFT có tác động tiêu cực khiến các Forex Trader biến mất thì có hơi... vô lý vì khiến nhiều anh em Trader hiểu nhầm về HFT.
Trong bài viết này mình sẽ giải thích một số mặt lợi và hại của HFT đối với Forex Trader để anh em tránh hiểu nhầm về cách thức giao dịch công nghệ cao này.
Giao dịch tần số cao từ HFT sẽ khiến thanh khoản thị trường gia tăng. Bạn cứ tưởng tượng nếu thị trường chỉ toàn các Trader trade tay thì sẽ có lúc giao dịch của bạn trên thị trường không được khớp lệnh, giống như việc bạn đã mua vào nhưng không thể nào... bán ra để kiếm lời hay chốt lệnh cắt lỗ.
Sự có mặt của HFT khiến cho thanh khoản thị trưởng tăng lên rất cao. Anh em Trader dễ dàng buy và sell ngay lập tức, giao dịch nhanh hơn, khớp lệnh bất kì khi nào anh em muốn.
Thanh khoản thị trường cao cũng có lợi cho quản lý rủi ro của Trader, anh em sẽ xác định đúng điểm Stop loss và tính toán vốn rủi ro phù hợp mà không sợ việc giá chạm Stop loss của anh em mà không khớp lệnh.
Đây là hệ quả của việc tăng thanh khoản. Khi thanh khoản thị trường cao, tần số giao dịch nhiều thì spread thị trường sẽ càng co hẹp. Anh em có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi các Broker đang ngày càng chào mức giá spread hấp dẫn hơn so với thời gian trước đây (nêu trước đây vài năm, spread thị trường dao động từ 1-2 pips đã gọi là tốt thì bây giờ có những nơi spread chỉ từ 0.2-0.3 pips...).
Đây là mặt có hại duy nhất mà HFT có thể ảnh hưởng đến anh em Trader.
Với tốc độ giao dịch cực nhanh và sự thông minh của các HFT, người ta có thể dễ dàng đổ lỗi cho nó khi xảy ra các hiện tượng thiên nga đen trên thị trường (như vụ flash crash của GBPUSD tháng 10 năm ngoái).
Đặc tính của các HFT là chuyên đi săn các khu vực bất ổn định trên thị trường và thực hiện một số chiến thuật như spoofing để tiến hành làm giá và bẫy người giao dịch trên thị trường. Vấn đề sẽ không có gì nếu như Trader không tham gia giao dịch thị trường tại những thời điểm như thế này. Bởi vì khi Trader đặt Stop loss trong thời điểm thị trường flashcrash, không Broker nào cam kết sẽ khớp lệnh Stop loss cho bạn tại thời điểm đó. Và đó đúng là câu chuyện kinh dị nhất cho anh em Trader.
Tóm lại, anh em Trader cần hiểu HFT không phải là mối lo ngại như anh em Trader vẫn nghĩ. Điều quan trọng là anh em phải xác định thời điểm thị trường ổn định và có thanh khoản đầy đủ để trade, tránh xa các thị trường đang có tác động bất ổn từ các sự kiện địa chính trị, vì các thị trường này là "mồi ngon" để thực hiện spoofing (điều đã từng xảy ra với cặp GBPUSD do ảnh hưởng từ Brexit năm ngoái).
Hy vọng bài viết đã giải ngố phần nào cho anh em. Chúc anh em yên tâm khi trade nhé.
Nếu anh em nào lười đọc thì có thể xem qua tóm tắt của mình về bài viết trên dưới đây:
- Châu Á sẽ trở thành nơi cuối cùng trên Trái Đát có sự góp mặt của các Forex Trader.
- Cho đến năm 2025, giao dịch của các nước thuộc khối G-10 sẽ có tổng vốn giao dịch là 50 nghìn tỷ USD/ngày và sẽ được tự động hóa hoàn toàn (theo dự đoán của David Mercer, CEO của LMAX Exchange).
- Theo như lý giải, Châu Á là nơi có tính thanh khoản thị trường thấp, vì thế sẽ không có nhiều ích lợi khi sử dụng giao dịch công nghệ cao tại khu vực này. Đặc biệt, khu vực này cũng ưa chuộng việc giao dịch tiền tệ giữa người với người hơn so với giao dịch điện tử.
Thanh khoản thị trường Châu Á luôn yếu hơn so với các thị trường khác là nguyên nhân khiến các HFT không tham gia giao dịch tại thị trường này
Trong bài viết này mình sẽ giải thích một số mặt lợi và hại của HFT đối với Forex Trader để anh em tránh hiểu nhầm về cách thức giao dịch công nghệ cao này.
HFT giúp gia tăng thanh khoản thị trường
Giao dịch tần số cao từ HFT sẽ khiến thanh khoản thị trường gia tăng. Bạn cứ tưởng tượng nếu thị trường chỉ toàn các Trader trade tay thì sẽ có lúc giao dịch của bạn trên thị trường không được khớp lệnh, giống như việc bạn đã mua vào nhưng không thể nào... bán ra để kiếm lời hay chốt lệnh cắt lỗ.
Sự có mặt của HFT khiến cho thanh khoản thị trưởng tăng lên rất cao. Anh em Trader dễ dàng buy và sell ngay lập tức, giao dịch nhanh hơn, khớp lệnh bất kì khi nào anh em muốn.
Thanh khoản thị trường cao cũng có lợi cho quản lý rủi ro của Trader, anh em sẽ xác định đúng điểm Stop loss và tính toán vốn rủi ro phù hợp mà không sợ việc giá chạm Stop loss của anh em mà không khớp lệnh.
HFT giúp giảm Spread trong thị trường
Đây là hệ quả của việc tăng thanh khoản. Khi thanh khoản thị trường cao, tần số giao dịch nhiều thì spread thị trường sẽ càng co hẹp. Anh em có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi các Broker đang ngày càng chào mức giá spread hấp dẫn hơn so với thời gian trước đây (nêu trước đây vài năm, spread thị trường dao động từ 1-2 pips đã gọi là tốt thì bây giờ có những nơi spread chỉ từ 0.2-0.3 pips...).
HFT là nguyên nhân của flash crash?
Đây là mặt có hại duy nhất mà HFT có thể ảnh hưởng đến anh em Trader.
Với tốc độ giao dịch cực nhanh và sự thông minh của các HFT, người ta có thể dễ dàng đổ lỗi cho nó khi xảy ra các hiện tượng thiên nga đen trên thị trường (như vụ flash crash của GBPUSD tháng 10 năm ngoái).
Đặc tính của các HFT là chuyên đi săn các khu vực bất ổn định trên thị trường và thực hiện một số chiến thuật như spoofing để tiến hành làm giá và bẫy người giao dịch trên thị trường. Vấn đề sẽ không có gì nếu như Trader không tham gia giao dịch thị trường tại những thời điểm như thế này. Bởi vì khi Trader đặt Stop loss trong thời điểm thị trường flashcrash, không Broker nào cam kết sẽ khớp lệnh Stop loss cho bạn tại thời điểm đó. Và đó đúng là câu chuyện kinh dị nhất cho anh em Trader.
Tóm lại, anh em Trader cần hiểu HFT không phải là mối lo ngại như anh em Trader vẫn nghĩ. Điều quan trọng là anh em phải xác định thời điểm thị trường ổn định và có thanh khoản đầy đủ để trade, tránh xa các thị trường đang có tác động bất ổn từ các sự kiện địa chính trị, vì các thị trường này là "mồi ngon" để thực hiện spoofing (điều đã từng xảy ra với cặp GBPUSD do ảnh hưởng từ Brexit năm ngoái).
Hy vọng bài viết đã giải ngố phần nào cho anh em. Chúc anh em yên tâm khi trade nhé.
Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính
Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Bài viết liên quan