Thống kê diễn đàn

Chủ đề
83,585
Bài viết
764,498
Thành viên
108,283
Thành viên mới nhất
lamvt98

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên nào trực tuyến.

Đây là phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD

Đây là phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD

Đây là phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
18,025
Thread cover
data/threadprofilecover/13935.jpeg
Chủ đề liên quan
8051,14010
Hôm nay, tôi và các bạn sẽ thảo luận với nhau một indicator quen thuộc khác có tên là MACD.

MACD là một công cụ chỉ báo rất tốt, đặc biệt là cho các trader mới chưa có nhiều kỷ luật trong trading. MACD hình thành những setup vào lệnh rất đặc biệt.

Trước tiên, tôi xin hình dung sơ qua MACD để những bạn mới có thể làm quen được với công cụ này.

Tôi thường hay sử dụng sử dụng MACD truyền thống - MACD histogram. Thường có hai phần như hình bên dưới:

1.gif



Phần thứ nhất bao gồm hai đường. Đường màu xanh là hiệu của EMA 26 kỳ và EMA 12 kỳ. Đường màu đỏ là đường EMA 9 kỳ của MACD. Phần thứ hai là mảng màu xám, nó được tính bằng cách lấy giá trị đường màu xanh trừ cho đường màu đỏ. Vậy nên, bây giờ cho dễ sử dụng, tôi tạm thời bỏ mấy đường màu xanh, màu đỏ đi, chỉ sử dụng dải màu xám.

Đồng thời thay đổi thông số 1 chút. Thông số mặc định của MACD là 12,26,9. Để loại bỏ bớt tín hiệu nhiễu, tôi sẽ đặt thành 24,52,14 để giao dịch. MACD (24,52,14) dĩ nhiên sẽ chậm hơn, nhưng nó sẽ cho tín hiệu chắc chắn hơn. Đây là một điểm hữu dụng mà tôi phát hiện ra khi sử dụng MACD.

PHÂN KỲ MACD CÓ HỮU DỤNG KHÔNG?

Nhiều bạn vẫn còn nghi ngờ về tính hữu dụng của MACD. Có lẽ vì nó không mang lại kết quả khả quan cho các bạn. Nhưng theo tôi thấy, phân kỳ của MACD là một trong những tín hiệu chính xác nhất mà tôi từng sử dụng, dĩ nhiên nếu bạn biết sử dụng.

Như các bạn đã biết, phân kỳ MACD cho tín hiệu đảo chiều từ sớm.

2.png




Hình bên trên cho ta một phân kỳ đảo chiều giảm khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MACD lại cho đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi giá có vẻ tăng nhưng MACD lại giảm thì đó gọi là phân kỳ.

Bạn muốn biết phân kỳ này có báo hiệu đúng hay không thì lúc nào cũng vậy, ở những bài trước tôi cũng đã nói với bạn, luôn luôn phải có một tín hiệu xác nhận lực của giá thì chúng ta mới vào lệnh.

Bạn thấy không, sau khi hình thành một cây nến giảm dài có đuôi trên cũng rất dài tạo phân kỳ. (Vừa có tín hiệu rớt ra ngoài biên trên BBs, vừa có cây nến xác định lực bán xuống mạnh mẽ, vừa có tín hiệu phân kỳ,). Với ba tín hiệu này ta có thể SELL được rồi vì cũng đã có tín hiệu xác nhận rồi.

Các trader thận trọng hơn thì chờ thêm một cây nến nữa, cây nến tiếp theo cũng xác nhận tín hiệu SELL. Và thế nào SELL thôi, giá đã đảo chiều.

Và đây là cách chúng ta vào lệnh:

3.png


MACD HỘI TỤ LÀ SAO? CÓ GIỐNG PHÂN KỲ KHÔNG?

Giống chứ, anh em sinh đôi mà, nhưng mà cái trên thì giảm, cái này thì báo hiệu tăng.

Ví dụ như vầy:

4.png


Bạn có thấy hai đường màu đỏ hội tụ nhau không? Vậy nên mới gọi nó là hội tụ. Nhưng thông thường trader vẫn gọi là nó phân kỳ.

Có một số bạn rất coi trọng tên gọi của nó, nhưng theo tôi thấy thì không cần thiết, miễn sao có sự khác nhau về hướng giữa giá và MACD thì ta coi đó là tín hiệu đảo chiều thôi.

Ở hình trên, giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước. Do đó tạo nên sự hội tụ MACD.

Như thường lệ, để chuyển tín hiệu này thành lệnh BUY, ta phải tìm tín hiệu xác nhận cho sự hội tụ này. Ta để ý thấy có mẫu hình Engulfing tăng ngay tại đáy sau của giá. Đây là mẫu hình nến đảo chiều mạnh cũng là tín hiệu xác nhận sự hội tụ có giá trị. Vậy ta có thể vào lệnh khi cây nến tăng đó đóng cửa và đặt stoploss như hình bên.

Các trader thận trọng hơn có thể chờ thêm một cây nến tăng mạnh để xác nhận rằng người mua đã hoàn toàn kiểm soát thị trường và làm cho giá tăng lên. Ngay sau cây nến vào lệnh, thì có một cây nến tăng mạnh, một lần nữa, lực mua lên lại được xác nhận. Lúc này thì chắc ăn rồi. Bạn không còn phải sợ nữa.

Nguyên tắc trong cách giao dịch của tôi vẫn là: lấy indicator làm TÍN HIỆU SƠ KHỞI, lấy chuyển động giá làm TÍN HIỆU XÁC NHẬN. Chỉ sử dụng indicator một mình cũng không được, chỉ sử dụng chuyển động giá thôi thì cũng không xong. Phải kết hợp cả hai !



ĐÂY LÀ CÁCH MACD GIÚP TRADER TRÁNH ĐƯỢC CÁC TÍN HIỆU ĐẢO CHIỀU GIẢ !

Hình bên dưới đây sẽ chỉ cho bạn thấy nếu chỉ nhìn vào mỗi thế nến, bạn sẽ không lòng mà thành công được. Nhưng có thêm MACD, bạn sẽ dễ thở hơn với thị trường.

5.png


1. Cây số 1 cho một thế nến piercing line (tạm dịch: tăng qua đường xuyên phá gì đó), cũng thò đuôi ra ngoài biên dưới BBs nhưng không mạnh lắm. Nhìn qua là biết ở đây chẳng có chút tín hiệu cho thấy người mua vào gì cả. Nhưng trader mới và trader non kinh nghiệm sẽ áp dụng máy móc: sau cây số 1 là cây tăng đẹp xác nhận người mua giành ưu thế trên thị trường, BUY thôi.

Thực sự không phải vậy. Nó có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng tôi không thể giải thích dài dòng trong bài viết này, các bạn chỉ cần hiểu 1 điều đơn giản thôi: phải có TÍN HIỆU SƠ KHỞI THÌ TÍN HIỆU XÁC NHẬN MỚI CÓ GIÁ TRỊ. Trong trường hợp này, tín hiệu sơ khởi của bạn đâu???

Nhìn xuống MACD để tìm tín hiệu sơ khởi thử xem, hoàn toàn không có, MACD ở vị trí số 2 cũng đang giảm. Vậy là cũng không có tín hiệu.

2. Tiếp tục, cây nến số 3 và MACD số 4 cũng y chang như trường hợp trên, có tín hiệu xác nhận mà không có tín hiệu sơ khởi. MACD càng giảm càng sâu. Next!

3. Tiếp tục, cây số 5 và MACD số 6 y chang vậy luôn. Thôi next tiếp.

4. Cây số 7 và MACD số 8 các bạn tự nhận xét thử xem.

5. Đây đây! Đúng cái chúng ta mong chờ. Cây số 9 là một cây Pinbar đuôi dài, thò xuống biên giữa nhưng đóng cửa trên biên giữa (tín hiệu 1), xu hướng tăng ngắn hạn (tín hiệu 2), MACD tăng dần tại số 10 (tín hiệu 3). Cuối cùng tín hiệu xác nhận xuất hiện ở cây nến kế tiếp cây số 9. BUY!

6. Cây số 11 tôi để các bạn giải thích.

7. Cây số 12 các bạn cho tôi comment bên dưới nhé. Tôi sẽ giải thích case này sau.
Bạn thấy sao về cách MACD bảo vệ bạn khỏi những tín hiệu vào lệnh vô lý cũng như giúp bạn có những setup vào lệnh ưng ý.

Tóm tắt lại bài viết hôm nay, tôi chỉ muốn gửi gắm các trader một vấn đề thôi:

Lấy indicator làm TÍN HIỆU SƠ KHỞI, lấy chuyển động giá làm TÍN HIỆU XÁC NHẬN. Chỉ sử dụng indicator một mình cũng không được, chỉ sử dụng chuyển động giá thôi thì cũng không xong. Phải kết hợp cả hai !

Tôi viết nhiều rồi. Hy vọng anh em đọc được hết.

Xem thêm:

>> Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường - Chương III: Xác định mô hình vai đầu vai


Theo luckscout
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
cho mình hỏi tí , thường mình đo phân kỳ tính từ bóng nến hay giá đóng ,mở cửa của nến ?
 
 
cám ơn bác ! e cũng là fan của macd ! bài viết của bác rất hay. không biết bác còn tài liệu nào hay về macd giải thích như v không ! cho e xin với nha tks bác rất nhiều
 
 
Thanks bài viết của bác. Cho em hỏi trong cuốn "Hai con đường riêng: Giao dịch phân kỳ" có viết là tín hiệu phân kì trên MACD Histogram cần thiết phải phá vỡ đường zero. Bác có ý kiến như thế nào về việc này chia sẻ cho em biết thêm với nhé. Thanks bác.
 
 
Thanks bài viết của bác. Cho em hỏi trong cuốn "Hai con đường riêng: Giao dịch phân kỳ" có viết là tín hiệu phân kì trên MACD Histogram cần thiết phải phá vỡ đường zero. Bác có ý kiến như thế nào về việc này chia sẻ cho em biết thêm với nhé. Thanks bác.

đúng rồi, MACD chỉ dc gọi là Phân kỳ khi nó bẻ gãy lưng gấu(đồi MACD gồ lên) và bẻ gãy lưng Bò(đồi MACD võng xuống)
MACD của bác thớt là đã tùy biến và dùng MACD nguyên thủy nên ko có cái đó. Mình nghĩ vậy
 
 
cám ơn bác ! e cũng là fan của macd ! bài viết của bác rất hay. không biết bác còn tài liệu nào hay về macd giải thích như v không ! cho e xin với nha tks bác rất nhiều

Tài liệu về MACD thì có nhiều nhưng hàn lâm bác lấy không? Còn bài dạng này thì chỉ có mình chia sẻ trên TraderViet thôi.
 
 
Thanks bài viết của bác. Cho em hỏi trong cuốn "Hai con đường riêng: Giao dịch phân kỳ" có viết là tín hiệu phân kì trên MACD Histogram cần thiết phải phá vỡ đường zero. Bác có ý kiến như thế nào về việc này chia sẻ cho em biết thêm với nhé. Thanks bác.

Mình thậm chí còn chưa đọc cuốn bác nói.

Nhưng mà cách dùng MACD cũng như các indicator khác thì muôn hình vạn trạng. Bác có thể dùng theo cách của bác (phá vỡ đường zero) cũng có căn cứ của nó. Miễn sao nó giúp bác kiếm tiền được là ok. Không cần phải theo một khuôn mẫu nào hết.
 
 
Thôi thì bác cứ nói MACD trên 0 thì chỉ canh mua, dưới 0 thì chỉ bán kết hợp với mô hình giá cho dễ hiểu. chứ sơ khởi sơ khai rồi nến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 mấy ai hiểu đâu bác ơi
 
 
Thôi thì bác cứ nói MACD trên 0 thì chỉ canh mua, dưới 0 thì chỉ bán kết hợp với mô hình giá cho dễ hiểu. chứ sơ khởi sơ khai rồi nến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 mấy ai hiểu đâu bác ơi

Ai mong muốn hiểu sẽ hiểu, bài viết của tôi không dành cho những người cố tình không hiểu hoặc không có sức để hiểu.
 
 
Trên các hình bác up thì đường signal đều set là 14 nhưng trong đoạn bác viết về chỉnh lại thông số MACD bác vẫn để là (24, 52, 9) mong bác xác nhận lại để em yên tâm sử dụng :D. Em cảm ơn bác nhiều. "Lấy indicator làm tín hiệu sơ khởi, lấy chuyển động giá làm tín hiệu xác nhận" em sẽ không bao giờ quên tâm pháp này của bác. Gần đây được đọc hết series bài của bác khả năng trade của em tiến bộ ngoài mong đợi, nhìn giá chuyển động em đã hiểu nó muốn nói gì. Thanks bro!
 
 
Trên các hình bác up thì đường signal đều set là 14 nhưng trong đoạn bác viết về chỉnh lại thông số MACD bác vẫn để là (24, 52, 9) mong bác xác nhận lại để em yên tâm sử dụng :D. Em cảm ơn bác nhiều. "Lấy indicator làm tín hiệu sơ khởi, lấy chuyển động giá làm tín hiệu xác nhận" em sẽ không bao giờ quên tâm pháp này của bác. Gần đây được đọc hết series bài của bác khả năng trade của em tiến bộ ngoài mong đợi, nhìn giá chuyển động em đã hiểu nó muốn nói gì. Thanks bro!

Gõ mỏi bàn phím chỉ mong có những dòng này của bác làm động lực. Mình ghi nhầm và đã sửa lại, bác cứ yên tâm dùng theo thông số 24,52,14.
 
 
đơn giản và dễ hiểu, e cũng đang dùng chú này, nhưng e set kỳ khác! shorter than so much!xin đa tạ!
 
 
Gõ mỏi bàn phím chỉ mong có những dòng này của bác làm động lực. Mình ghi nhầm và đã sửa lại, bác cứ yên tâm dùng theo thông số 24,52,14.

Bác có thể chia sẻ rõ ràng hơn về chuyển động giá được không ạ, Vì e thấy lĩnh vực này khá mơ hồ và mỗi người mỗi kiểu
 
 
"Lấy indicator làm tín hiệu sơ khởi, lấy chuyển động giá làm tín hiệu xác nhận" đọc được câu này của bác e mới vỡ ra nhiều thứ. Lâu này quá xa đà vào indicator, em hay dùng BBs,MACD và RSI nhưng thấy system của mình sai rất nhiều. Cảm ơn bác rất nhiều. Mong có dịp bác chia sẻ thêm về chuyển động giá
 
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • pnftrading trong Hệ thống giao dịch - Trading system 618 Xem / 11 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 468 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 1,406 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 334 Xem / 13 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 2 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 107,987 Xem / 394 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.