- 5,415
- 30,278
- Thread cover
- data/threadprofilecover/8318.png
Trong một tình huống giao dịch, khi mà bạn đã phân tích kỹ càng một setup, tính toán khối lượng thật cẩn thận, bạn rất tự tin với lệnh này, nhưng sau khi vào lệnh thì giá đột nhiên đi ngược, dừng lại đúng ngay stoploss của bạn sau đó quay đầu vụt đi theo hướng mà bạn đã dự đoán. Khỏi cần nói là Trader sẽ điên tiết thế nào trong tình huống này, có phải thị trường có mắt, hay mấy “bọn kia” đã săn stoploss (SL) của bạn.
Dựa trên những ví dụ cụ thể, bài viết này sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi: Tại sao bạn dự đoán được hướng đi của giá nhưng vẫn thua.
Biểu đồ [USDSHF-H4] bên dưới gồm 2 setup dựa trên mức hỗ trợ, thoạt nhìn (sau khi giá đã được lên chart) các Trader đều thấy rằng đây là những setup ngon ăn mà nếu mình nhìn thấy sẽ không bao giờ bỏ lỡ. Nhưng trong thực tế sẽ là như thế này:
[Hình minh họa]
Giờ hãy quay trở lại từng setup để làm rõ hơn những điểm cần chú ý.
Ở setup thứ nhất, do giá mới test vùng hỗ trợ này lần đầu nên chỉ có những Trader có kinh nghiệm giao dịch với kháng cự mới có thể nhận ra cơ hội này sớm và tự tin vào lệnh.
Ở setup thứ nhì, là nơi mà các Trader nhận định đúng nhưng lại mất tiền nhiều nhất. Lý do là vì mọi thứ lúc này đã trở nên khá rõ ràng, mức giá đã bị từ chối 2 lần trước đó, và tiếp theo khả năng cao sẽ là lần thứ 3. Đa phần những amateur Trader đều nhảy vào ở cây nến đỏ đầu tiên tiếp cận vùng giá này vì không muốn bỏ lỡ cơ hội như setup đầu, sau đó giá bị đẩy xuống sâu nhằm quét các SL gần, và rồi tăng trở lại.
Điều này khuyến khích các Trader “cẩn thận” hơn vào lệnh (buy) vì cho rằng đợt quét đã đi qua, nhưng tiếp sau đó là một pinbar và một nến giảm mạnh, điều này có thể làm cho Trader có nhận định giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó phá ngưỡng hỗ trợ chứ không hồi về. Một số tiếp tục bị dính SL do đặt quá gần, một số “yếu bóng vía” sẽ thoát lệnh chịu lỗ nhẹ. Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, giá chuyển động như hầu hết các Trader đã phán đoán, chỉ có điều phía sau là hàng loạt những Trader đã bị đánh bại.
Khi mà mọi thứ đã trở nên rõ ràng, tức là hầu như mọi người đều đã nhìn thấy điều đó cũng là lúc bạn phải thật tỉnh táo, đừng vội đi theo đám đông. Giống như Buffet từng nói “Sợ hãi khi người khác tham lam, tham lam khi người khác sợ hãi”.
Ví dụ số 2 có phần phức tạp hơn, và sẽ tiếp tục lý giải tại sao phân tích đúng nhưng vẫn mất tiền.
[Hình minh họa]
Ví dụ này chúng ta có một setup với mô hình huyền thoại vai-đầu –vai. Ở vùng giá A, sau khi giá chạm đường trend line lần thứ nhất rồi hồi mạnh về và bị từ chối tạo thành một pinbar, giá tiếp tục quay trở lại trendline ngay sau đó.
Những Trader nóng vội sẽ vào lệnh buy lúc này vì cho rằng mô hình đã hoàn thành và giá đang có dấy hiệu phá trendline, và rồi giá quay đầu quét SL của họ.
Những Trader kinh nghiệm không giao dịch như vậy với 2 lý do:
Lời kết
Trong giao dịch, mất cơ hội KHÔNG làm chúng ta mất tiền mà chính tâm lý SỢ MẤT CƠ HỘI mới làm chúng ta mất tiền. Nắm được ý tưởng tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp Trader có một góc nhìn khác về những gì giá đang cho chúng ta thấy, từ đó hiểu được tâm lý các amateur Trader và tránh những thua lỗ không đáng có của họ.
Chúc anh em tuần mới giao dịch hiệu quả!
>> Robot giao dịch…kẻ lừa đảo hay là phao cứu sinh của Trader
>> Lợi thế và cạm bẫy của phân tích kỹ thuật – Đã dùng thì phải biết
Dựa trên những ví dụ cụ thể, bài viết này sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi: Tại sao bạn dự đoán được hướng đi của giá nhưng vẫn thua.
Người được kẻ mất ở cùng mức giá hỗ trợ
Biểu đồ [USDSHF-H4] bên dưới gồm 2 setup dựa trên mức hỗ trợ, thoạt nhìn (sau khi giá đã được lên chart) các Trader đều thấy rằng đây là những setup ngon ăn mà nếu mình nhìn thấy sẽ không bao giờ bỏ lỡ. Nhưng trong thực tế sẽ là như thế này:
- Setup 1: không nhiều Trader có thể nhận khi giá chạm vùng hỗ trợ, và trong số đã nhận ra đó thì cũng không có nhiều Trader dám chắc đây là một kháng cự mạnh => không có nhiều Trader vào lệnh này.
- Setup 2: Hầu hết các Trader đều có thể nhận ra vùng kháng cự rõ ràng và tự tin khi vào lệnh nhưng đây là một kiểu bẫy khá cổ điển.
[Hình minh họa]
Ở setup thứ nhất, do giá mới test vùng hỗ trợ này lần đầu nên chỉ có những Trader có kinh nghiệm giao dịch với kháng cự mới có thể nhận ra cơ hội này sớm và tự tin vào lệnh.
Ở setup thứ nhì, là nơi mà các Trader nhận định đúng nhưng lại mất tiền nhiều nhất. Lý do là vì mọi thứ lúc này đã trở nên khá rõ ràng, mức giá đã bị từ chối 2 lần trước đó, và tiếp theo khả năng cao sẽ là lần thứ 3. Đa phần những amateur Trader đều nhảy vào ở cây nến đỏ đầu tiên tiếp cận vùng giá này vì không muốn bỏ lỡ cơ hội như setup đầu, sau đó giá bị đẩy xuống sâu nhằm quét các SL gần, và rồi tăng trở lại.
Điều này khuyến khích các Trader “cẩn thận” hơn vào lệnh (buy) vì cho rằng đợt quét đã đi qua, nhưng tiếp sau đó là một pinbar và một nến giảm mạnh, điều này có thể làm cho Trader có nhận định giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó phá ngưỡng hỗ trợ chứ không hồi về. Một số tiếp tục bị dính SL do đặt quá gần, một số “yếu bóng vía” sẽ thoát lệnh chịu lỗ nhẹ. Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, giá chuyển động như hầu hết các Trader đã phán đoán, chỉ có điều phía sau là hàng loạt những Trader đã bị đánh bại.
Khi mà mọi thứ đã trở nên rõ ràng, tức là hầu như mọi người đều đã nhìn thấy điều đó cũng là lúc bạn phải thật tỉnh táo, đừng vội đi theo đám đông. Giống như Buffet từng nói “Sợ hãi khi người khác tham lam, tham lam khi người khác sợ hãi”.
Chờ đợi một mô hình
Ví dụ số 2 có phần phức tạp hơn, và sẽ tiếp tục lý giải tại sao phân tích đúng nhưng vẫn mất tiền.
[Hình minh họa]
Những Trader nóng vội sẽ vào lệnh buy lúc này vì cho rằng mô hình đã hoàn thành và giá đang có dấy hiệu phá trendline, và rồi giá quay đầu quét SL của họ.
Những Trader kinh nghiệm không giao dịch như vậy với 2 lý do:
- Giá tuy đã retest đường trendline ngay sau đợt test thứ nhất nhưng chưa thực sự có dấu hiệu bức phá và;
- Mô hình vai đầu vai chưa hình thành một cách rõ ràng.
Lời kết
Trong giao dịch, mất cơ hội KHÔNG làm chúng ta mất tiền mà chính tâm lý SỢ MẤT CƠ HỘI mới làm chúng ta mất tiền. Nắm được ý tưởng tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp Trader có một góc nhìn khác về những gì giá đang cho chúng ta thấy, từ đó hiểu được tâm lý các amateur Trader và tránh những thua lỗ không đáng có của họ.
Chúc anh em tuần mới giao dịch hiệu quả!
Theo Tradeciety
>> Robot giao dịch…kẻ lừa đảo hay là phao cứu sinh của Trader
>> Lợi thế và cạm bẫy của phân tích kỹ thuật – Đã dùng thì phải biết
Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển
Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan