- 18,207
- 85,945
Xin chào toàn thể anh em,
Sóng Elliott luôn là vậy, luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Với những người dùng được thì nó là một công cụ hữu ích, còn với những người không dùng được sẽ mãi là một công cụ không sử dụng được.
Với series này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận và học hỏi lẫn nhau ngay từ những con sóng cơ bản nhất. Tất nhiên, sau này chúng ta sẽ có những phương pháp mà mình mong muốn giới thiệu đến anh em để đơn giản cách sử dụng sóng như sử dụng các Box, kênh giá,.... nhưng chúng ta sẽ cùng nhau đi một cách chậm rãi, để anh em mới có thể tìm các tài liệu về sóng Elliott và xem trước - nó sẽ có lợi cho việc tìm hiểu sau này nhanh hơn!
Trong bài viết trước mình có giới thiệu các anh em về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất và chúng ta cần phải thống nhất với nhau rằng khi sử dụng 1 công cụ - Elliott Waves chỉ là 1 công cụ - hãy sử dụng nó thật thành thạo. Con dao trong tay một vị bác sỹ sẽ luôn khác với con dao trong tay một tên đồ tể - anh em có lẽ nên ghi nhớ điều này. Còn thời gian để thành thục? Hẳn có lẽ không ai trong diễn đàn có thể tự nhận là thành thục mà chỉ sẽ mang tính chất chia sẻ những gì mình biết mà thôi.
Về Sóng Elliott:
Một chu kì sóng Elliott đơn giản thì gồm 2 phần chính:
a. Sóng xung lực (motive wave) – là sóng của xu hướng chính.
b. Sóng hiệu chỉnh (corective wave) – là sóng đi ngược lại với xu hướng chính.
Có nghĩa là một chu kì đơn giản của sóng Elliott luôn có hai chiều là chiều của xu hướng chính và chiều của xu hướng hiệu chỉnh.
Tương ứng với xu hướng chính là sóng có xung lực , bao gồm 5 con sóng nhỏ chuyển động theo cùng xu hướng chính.
Nếu là xu hướng tăng thì sóng chuyển động có xu hướng tăng lên và ngược lại nếu là hướng giảm thì sóng chuyển động có xu hướng giảm.
Với bài viết trước mình đã có giới thiệu về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất thì sóng Xung lực chính là 2 sóng có cấu trúc đánh bằng số với 5 sóng với các đáy sau luôn luôn cao hơn các đáy trước.
Với hình trên chắc anh em đã biết được sóng xung lực nó bao gồm 2 sóng nào rồi chứ ạ? Đó chính là Impulse (Sóng đẩy) và Diagonal (Sóng chéo).
Anh em có thể để ý như trên hình vẽ trên về 5 dạng sóng cơ bản, sóng chéo là sóng mà có sóng 4 sẽ xâm phạm vào khu vực giá của sóng 1 đồng thời các sóng 1-3-5 đều chỉ có 3 sóng khác với sóng đẩy các sóng 1-3-5 đều có 5 sóng. Chính vì "Độ đẩy'' yếu hơn nên dạng sóng chéo này chỉ xuất hiện khi bắt đầu xu hướng (Manh nha - còn yếu ớt) hoặc cuối xu hướng (Kiệt sức - sắp về hưu).
Tương ứng với xu hướng hiệu chỉnh thì có sóng hiệu chỉnh (corrective wave) thì bao gồm chỉ có 3 con sóng chuyển động ngược lại với xu hướng chính.
Nếu là xu hướng tăng thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng giảm và ngược lại nếu là xu hướng giảm thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng tăng.
Cũng với 5 mẫu hình sóng chính trên, chúng ta cũng chỉ ra được 3 sóng còn lại đều là dạng hiệu chỉnh. Tất nhiên, đó là Zigzag - Phẳng (Flat) - Tam giác (Triangle).
Và anh em cũng có thể lưu ý, khi đánh nhãn cho sóng Hiệu chỉnh, chúng ta sẽ sử dụng các chữ cái để đánh nhãn. Khi đánh nhãn cho sóng đẩy, chúng ta sẽ sử dụng các con số!
Okay, bài viết tạm dừng ở đây, đây là giai đoạn khá quan trọng trong chuỗi việc master sóng Elliott sau này! Anh em hãy ghi nhớ ngắn gọn như sau:
1. Sóng Elliott có 5 mô hình chính (Sau này còn biến thể nhưng tạm thời chúng ta chưa đề cập đến)
2. 5 mô hình chính này chia thành 2 dạng : 1 dạng chuyển động cùng xu hướng chính và 1 dạng chuyển động ngược xu hướng chính là sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh!
Việc còn lại, anh em hãy tìm những mẫu hình sóng thuộc dạng 5 sóng trên trong 1 đồ thị thực và post xuống dưới phần comment để cùng nhau thảo luận! Khi tìm sóng, anh em hãy ghi nhớ đừng quá căng thẳng, nếu cảm thấy không thoải mái và không nhận diện được sóng hãy bỏ qua và đi tìm những mặt hàng khác, trong thị trường chúng ta có rất, rất nhiều mặt hàng tài chính. Hãy ghi nhớ "Nếu không tìm được sóng, hãy bỏ qua nó''. Hy vọng sau series này, mình cũng sẽ gặt hái được một cái gì đó cùng anh em về một phương pháp giao dịch mình từng rất yêu thích!
Khuyến mãi cho anh em 2 đồ thị trên đây. Bây giờ anh em có thể nhận diện được những dạng sóng xuất hiện trong 2 hình trên? Hãy thử xem và nhớ để lại comment phía bên dưới!
Sóng Elliott luôn là vậy, luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Với những người dùng được thì nó là một công cụ hữu ích, còn với những người không dùng được sẽ mãi là một công cụ không sử dụng được.
Với series này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận và học hỏi lẫn nhau ngay từ những con sóng cơ bản nhất. Tất nhiên, sau này chúng ta sẽ có những phương pháp mà mình mong muốn giới thiệu đến anh em để đơn giản cách sử dụng sóng như sử dụng các Box, kênh giá,.... nhưng chúng ta sẽ cùng nhau đi một cách chậm rãi, để anh em mới có thể tìm các tài liệu về sóng Elliott và xem trước - nó sẽ có lợi cho việc tìm hiểu sau này nhanh hơn!
Trong bài viết trước mình có giới thiệu các anh em về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất và chúng ta cần phải thống nhất với nhau rằng khi sử dụng 1 công cụ - Elliott Waves chỉ là 1 công cụ - hãy sử dụng nó thật thành thạo. Con dao trong tay một vị bác sỹ sẽ luôn khác với con dao trong tay một tên đồ tể - anh em có lẽ nên ghi nhớ điều này. Còn thời gian để thành thục? Hẳn có lẽ không ai trong diễn đàn có thể tự nhận là thành thục mà chỉ sẽ mang tính chất chia sẻ những gì mình biết mà thôi.
Về Sóng Elliott:
Một chu kì sóng Elliott đơn giản thì gồm 2 phần chính:
a. Sóng xung lực (motive wave) – là sóng của xu hướng chính.
b. Sóng hiệu chỉnh (corective wave) – là sóng đi ngược lại với xu hướng chính.
Có nghĩa là một chu kì đơn giản của sóng Elliott luôn có hai chiều là chiều của xu hướng chính và chiều của xu hướng hiệu chỉnh.
1. Sóng xung lực (Motive wave):
Tương ứng với xu hướng chính là sóng có xung lực , bao gồm 5 con sóng nhỏ chuyển động theo cùng xu hướng chính.
Nếu là xu hướng tăng thì sóng chuyển động có xu hướng tăng lên và ngược lại nếu là hướng giảm thì sóng chuyển động có xu hướng giảm.
Với bài viết trước mình đã có giới thiệu về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất thì sóng Xung lực chính là 2 sóng có cấu trúc đánh bằng số với 5 sóng với các đáy sau luôn luôn cao hơn các đáy trước.
Với hình trên chắc anh em đã biết được sóng xung lực nó bao gồm 2 sóng nào rồi chứ ạ? Đó chính là Impulse (Sóng đẩy) và Diagonal (Sóng chéo).
- Ví dụ về sóng đẩy:
Anh em có thể để ý như trên hình vẽ trên về 5 dạng sóng cơ bản, sóng chéo là sóng mà có sóng 4 sẽ xâm phạm vào khu vực giá của sóng 1 đồng thời các sóng 1-3-5 đều chỉ có 3 sóng khác với sóng đẩy các sóng 1-3-5 đều có 5 sóng. Chính vì "Độ đẩy'' yếu hơn nên dạng sóng chéo này chỉ xuất hiện khi bắt đầu xu hướng (Manh nha - còn yếu ớt) hoặc cuối xu hướng (Kiệt sức - sắp về hưu).
- Ví dụ về sóng chéo:
2. Sóng hiệu chỉnh (Corrective wave):
Tương ứng với xu hướng hiệu chỉnh thì có sóng hiệu chỉnh (corrective wave) thì bao gồm chỉ có 3 con sóng chuyển động ngược lại với xu hướng chính.
Nếu là xu hướng tăng thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng giảm và ngược lại nếu là xu hướng giảm thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng tăng.
Cũng với 5 mẫu hình sóng chính trên, chúng ta cũng chỉ ra được 3 sóng còn lại đều là dạng hiệu chỉnh. Tất nhiên, đó là Zigzag - Phẳng (Flat) - Tam giác (Triangle).
- Ví dụ về sóng Zigzag:
- Ví dụ về sóng Phẳng (Flat):
- Ví dụ về sóng Tam giác (Triangle):
Và anh em cũng có thể lưu ý, khi đánh nhãn cho sóng Hiệu chỉnh, chúng ta sẽ sử dụng các chữ cái để đánh nhãn. Khi đánh nhãn cho sóng đẩy, chúng ta sẽ sử dụng các con số!
Mô hình Cấu trúc thị trường – Market Structure
traderviet.co
Okay, bài viết tạm dừng ở đây, đây là giai đoạn khá quan trọng trong chuỗi việc master sóng Elliott sau này! Anh em hãy ghi nhớ ngắn gọn như sau:
1. Sóng Elliott có 5 mô hình chính (Sau này còn biến thể nhưng tạm thời chúng ta chưa đề cập đến)
2. 5 mô hình chính này chia thành 2 dạng : 1 dạng chuyển động cùng xu hướng chính và 1 dạng chuyển động ngược xu hướng chính là sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh!
Việc còn lại, anh em hãy tìm những mẫu hình sóng thuộc dạng 5 sóng trên trong 1 đồ thị thực và post xuống dưới phần comment để cùng nhau thảo luận! Khi tìm sóng, anh em hãy ghi nhớ đừng quá căng thẳng, nếu cảm thấy không thoải mái và không nhận diện được sóng hãy bỏ qua và đi tìm những mặt hàng khác, trong thị trường chúng ta có rất, rất nhiều mặt hàng tài chính. Hãy ghi nhớ "Nếu không tìm được sóng, hãy bỏ qua nó''. Hy vọng sau series này, mình cũng sẽ gặt hái được một cái gì đó cùng anh em về một phương pháp giao dịch mình từng rất yêu thích!
Khuyến mãi cho anh em 2 đồ thị trên đây. Bây giờ anh em có thể nhận diện được những dạng sóng xuất hiện trong 2 hình trên? Hãy thử xem và nhớ để lại comment phía bên dưới!
Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
Mạc An
Đính kèm
Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn
Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài viết liên quan