Hồ sơ giao dịch trong ngày - Cách tối ưu hóa lợi nhuận phiên Âu

Hồ sơ giao dịch trong ngày - Cách tối ưu hóa lợi nhuận phiên Âu

Hồ sơ giao dịch trong ngày - Cách tối ưu hóa lợi nhuận phiên Âu

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,836
29,754
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV72-1733727897.png
Chủ đề liên quan
90156, 90071, 90271, 90270
Hồ sơ giao dịch trong ngày là những khái niệm mô tả các mô hình hành vi giá điển hình trong một khoảng thời gian cụ thể của ngày giao dịch. Nó mô tả cho trader mức giá cao nhất trong ngày bán và mức giá thấp nhất trong ngày mua.

Bản thân chúng ta có thể sử dụng thông tin hồ sơ trong ngày của ICT để tìm thiết lập giao dịch trong ngày với mức lợi nhuận có thể nằm trong khoảng từ 50 đến 70 pip.

Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết cho anh em hồ sơ giao dịch trong ngày từ khi hình thành, đến việc sử dụng trong giao dịch và có kèm theo ví dụ thực tế cho chúng ta.


Hồ sơ giao dịch trong trong ngày của ICT là gì?


Hồ sơ trong ngày của ICT là một mô hình giao dịch trong ngày hoàn chỉnh dựa trên Central Bank Dealers Range (CBDR) và tín hiệu quét thanh khoản phạm vi phiên Á.
  • Đối với CBDR thì phạm vi này được hình thành trong khoảng từ 2 giờ chiều tới 8 giờ chiều giờ New York. Trong khi phạm vi của phiên Á thì lại được hình thành từ khoảng 8 giờ tối tới 12 giờ sáng giờ New York.
  • Đối với hồ sơ giao dịch trong ngày của ICT thì phạm vi CBDR này phải dưới 40 pip và phạm vi phiên Á không nên vượt quá 20-30 pip.
Sau 12 giờ sáng tới 2 giờ sáng (giờ New York), giá sẽ tăng lên để tạo Judas Swing (tức tín hiệu thao túng giá) ở trên hoặc giảm xuống bên dưới phạm vi CBDR tùy thuộc vào hướng đi tiềm năng trong ngày và sau đó thì đảo chiều.

Có 2 loại hồ sơ trong ngày chính thôi, tùy thuộc vào định hướng của giá trong ngày hôm đó, chúng ta có 2 loại sau:
  • Hồ sơ bán trong ngày
  • Hồ sơ mua trong ngày
Chúng ta tìm hiểu từng loại một nhé.


Hồ sơ bán trong ngày


Hồ sơ bán trong ngày được chia thành 2 loại dựa trên hành động giá kéo dài của phiên Âu.

Hồ sơ bán với phiên Âu kéo dài bình thường

Để giao dịch hồ sơ bán trong ngày của ICT với phiên Âu kéo dài thì bạn sẽ phải kiểm tra những điểm bên dưới đây:
  • Xu hướng trong ngày phải là giảm giá.
  • Phạm vi CBDR ít hơn 40 pip.
  • Phạm vi phiên Á không được vượt quá 20-30 pip.
  • Giá tăng sau 12 giờ sáng đến 2 giờ sáng giờ New York.
  • Giai đoạn kéo dài của cú Judas Swing không được vượt quá 2-3 độ lệch chuẩn của CBDR.
Nếu như tất cả những điều kiện trên được thỏa thì đó là một hồ sơ bán hợp lệ.

Các bạn nhìn hình bên dưới là hình minh họa cho ngày bán:

1733723261544.png

Nếu như bạn thấy một trong những điều kiện này không được thỏa hoặc ngược lại thì đó không phải là hồ sơ của ngày bán thông thường. Vậy thì việc bạn nên làm là để giá di chuyển theo những gì nó muốn, nhưng bạn cũng có thể tìm kiếm những thiết lập để giao dịch lướt sóng được đấy nhé.


Cách giao dịch hồ sơ bán ở phiên Âu

Sau khi bạn kiểm tra tất cả nhứng điều kiện cho hồ sơ bán đều được thỏa, bạn có thể tìm kiếm cơ hội bán.

Bạn sẽ thấy giá tăng lên chỉ sau 12 giờ sáng (giờ New York) nhưng một sự giảm nhẹ trước khi tăng giá xuất hiện thì cũng có thể chấp nhận được.

Điểm vào lệnh có thể được hình thành sớm nhất là vào 1 giờ sáng hoặc sau 2 giờ sáng giờ New York. Sau phiên Âu kéo dài hơn phạm vi CBDR, bạn nên chờ đợi có tín hiệu thay đổi cấu trúc thị trường (MSS) ở khung thời gian thấp hơn như khung M5 hoặc khung thời gian thấp hơn nữa.

Sau tín hiệu thay đổi cấu trúc thị trường, bạn có thể thực hiện lệnh bán ở vùng Premium với mức dừng lỗ phía trên mức giá cao nhất trong phiên Âu.

Điểm chốt lời có thể nhắm đến vùng thanh khoản (DOL) của khung thời gian cao hơn hoặc bất cứ vùng Discount nào.

Các bạn nhìn hình bên dưới là một ví dụ thực tế về ngày bán thỏa điều kiện:

1733723308030.png

Hồ sơ bán với phiên Âu kéo dài trì hoãn

Hồ sơ này thì hoạt động khi thị trường không tạo ra được đợt tăng giá vào lúc 12 giờ sáng giờ New York và thị trường có thể hoặc không có CBDR thuận lợi.

Xu hướng định hướng phải là giảm nhưng giai đoạn kéo dài ở phiên Âu thì lại bị trì hoãn (tức là thị trường không tăng sau 12 giờ sáng).

Thuật toán phân phối giá liên ngân hàng (IPDA) sẽ bước vào giai đoạn kéo dài và hoặc ngay sau 2 giờ sáng. Vậy thì ở hồ sơ này bạn nên tìm kiếm các vùng giá quan trọng ở vùng Premium trong ngày để bán khống trong cú hồi của thị trường.

Các bạn nhìn hình bên dưới là hình minh họa cho hồ sơ bán trong ngày ở phiên Âu kéo dài trì hoãn:

1733723338368.png

Cách giao dịch hồ sơ này như sau:

Để giao dịch giai đoạn kéo dài bị trì hoãn ở phiên Âu này, thì bạn cần đợi tới 2 giờ sáng (giờ New York) để thấy được giá tăng lên.

Nếu sau 2 giờ sáng mà giá tăng lên thì bạn sẽ đánh dấu phạm vi giao dịch gần đây và tìm vùng giá quan trọng trên vùng Premium để canh bán.

Khi giá đạt tới vùng này rồi thì bán có thể bán ở đó hoặc có thể đợi tín hiệu MSS ở khung thời gian thấp hơn xác nhận cho sự giảm giá.

Một ví dụ thực tế cho các bạn nắm rõ hơn:

1733723373933.png

Trong trường hợp này, điểm dừng lỗ của bạn sẽ được đặt trên mức giá cao nhất của phạm vi giao dịch gần nhất và chốt lời sẽ được nhắm ở vùng Discount hoặc vùng thanh khoản bên bán.




Hồ sơ mua trong ngày


Tương tự, hồ sơ mua trong ngày cũng sẽ dựa trên hành vi giá kéo dài của phiên Âu và có 2 loại chính:

Hồ sơ mua – Hành vi giá kéo dài bình thường ở phiên Âu

Đối với ngày này thì bạn cần xem xét những điều kiện sau:
  • Xu hướng chính trong ngày phải là xu hướng tăng giá.
  • CBDR dưới 40 pip.
  • Phạm vi phiên Á duy trì trong khoảng 20-30 pip.
  • Giá giảm trong khoảng thời gian từ 12 giờ sáng đến 2 giờ sáng giờ New York.
  • Cú Judas Swing không được vượt quá 2-3 độ lệch chuẩn của CBDR.
Khi những điều kiện trên được thỏa thì đó là hồ sơ mua trong ngày hợp lệ. Các bạn nhìn hình bên dưới là hình minh họa cho ngày mua:

1733723484405.png

Và cũng như ngày bán, nếu như có điều kiện nào trong số trên không được thỏa thì đó không phải là hồ sơ mua hợp lệ. Và bạn nên để giá di chuyển tự nhiên, nếu được thì có thể tìm kiếm cơ hội giao dịch lướt sóng.

Cách giao dịch với hồ sơ mua với hành động giá kéo dài bình thường phiên Âu

Một khi những điều kiện trên đã được thỏa rồi thì bạn có thể tìm cơ hội mua lên được. Chờ sau 12 giờ sáng, giá sẽ giảm xuống trước khi tăng lên (thị trường cũng có thể tăng nhẹ trước khi giảm).

Điểm vào lệnh có thể xuất hiện sớm nhất là vào 1 giờ sáng hoặc sau 2 giờ sáng.

Sau khi phiên Âu giảm xuống bên dưới CBDR, hãy đợi tín hiệu thay đổi cấu trúc ở khung thời gian thấp qua tăng giá chẳng hạn như khung M5. Khi đó bạn có thể mua lên ở vùng Discount, với mức dừng lỗ được đặt bên dưới mức giá thấp nhất của phiên Âu và chốt lời ở nhóm thanh khoản hoặc vùng Premium ở khung thời gian cao hơn.

Hình bên dưới là ví dụ cho ngày mua trong thị trường thực tế:

1733723529609.png


Hồ sơ mua với hành vi giá kéo dài bị trì hoãn ở phiên Âu

Hồ sơ mua này được áp dụng khi giá không giảm xuống như mong đợi sau 12 giờ sáng. Tức là giai đoạn kéo dài của phiên Âu bị trì hoãn, giá không giảm xuống sau 12 sáng mặc dù xu hướng tổng thể vẫn tăng.

Trong trường hợp này thì thuật toán phân phối giá có thể sẽ bước vào giai đoạn kéo dài hoặc giảm xuống sau 2 giờ sáng.

Với hồ sơ này thì bạn nên tập trung vào vùng Discount trong ngày để vào lệnh ở cú điều chỉnh.

Các bạn nhìn hình bên dưới là hình minh họa của hồ sơ này:

1733723556865.png

Cách giao dịch với hồ sơ mua của phiên Âu kéo dài bị trì hoãn

Để giao dịch với thiết lập ở giai đoạn kéo dài bị trì hoãn này thì bạn nên chờ cho giá giảm vào sau khoảng 2 giờ sáng. Sau khi giá giảm, hãy đánh dấu phạm vi giao dịch gần nhất và xác định vùng giá quan trọng có thể bán được.

Khi giá tiếp cận tới gần vùng này thì bạn có thể vào một lệnh mua hoặc có thể chờ tín hiệu thay đổi cấu trúc thị trường ở khung thời gian thấp hơn để tìm cơ hội vào lệnh.

Điểm dừng lỗ có thể đặt bên dưới đáy của phạm vi giao dịch và chốt lời có thể nhắm vào vùng Premium hoặc thanh khoản bên mua.

Như ví dụ bên dưới:

1733723581491.png

Trên đây là cách xác định cũng như giao dịch hồ sơ trong ngày, chiến lược này chủ yếu giúp nhà giao dịch có thể tối đa hóa lợi nhuận trong phiên Âu. Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: innercircletrader
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 189 Xem / 6 Trả lời
  • happy new year trong Chuyện bên lề 347 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 14 Trả lời
  • black trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 28,637 Xem / 123 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 203 Xem / 1 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 282 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 349 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.