- 18,207
- 85,945
Xin chào toàn thể anh em,
Như anh em đã biết là mình chuyên về sử dụng đồ thị Point & Figure. Bên cạnh đó là có một số các phương pháp khác mình có nắm về kiến thức. Đây có lẽ cũng là lúc chúng ta cùng nhau làm mới lại mình một chút, bằng các kiến thức khác. Trong quá trình vừa nghiên cứu xem xét của mình thì nếu có bài nào hay mình sẽ xin phép được lược dịch lên đây cho anh em cùng nhau trao đổi. Ngày trước mình có chia sẻ một bài viết về “3 nhóm mô hình giá chủ chốt trong PTKT’’ và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình “Asending Triangle – Hô hình tam giác tăng”
Trong series này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu:
Tam giác tăng là mô hình biểu đồ tăng giá báo hiệu thị trường sắp đạt được những mốc tăng giá cao hơn trong tương lai:
Như anh em có thể thấy, Tam giác tăng là một mô hình dạng tam giác có các đáy cao hơn đang tiến dần đến ngưỡng Kháng cự.
Đây là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh của một thị trường Bull vì 3 lý do sau:
Nhưng trước khi đi vào tìm hiểu cách thức giao dịch với mô hình tam giác tăng, chúng ta cùng nhau đi qua những lỗi có thể mắc phải.
Nếu có một cuốn sách giáo khoa về trading, mình tin chắc rằng sẽ có những lời khuyên bán khống tại các ngưỡng kháng cự.
Tuy nhiên, không phải mọi mức kháng cự đều có nghĩa là để anh em bán khống bởi vì anh em phải xem cách giá tiếp cận vùng kháng cự này như thế nào? Chúng ta cùng nhau quan sát ví dụ dưới đây!
Như ví dụ trên đây, giá đang tiếp cận các mức Kháng cự với các đáy tăng dần tạo thành mẫu hình tam giác. Đây là dấu hiệu của sức mạnh xu hướng.
Điều này có nghĩa là thị trường có khả năng phá vỡ cao hơn. Và chắc chắn rằng chúng ta sẽ không muốn bán khống xuống trong trường hợp này
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ học được 3 cách tốt nhất để tham gia giao dịch khi giao dịch mô hình Tam giác tăng.
Tất cả những gì anh em cần làm là đặt lệnh Buy Stop phía trên ngưỡng kháng cự và lập tức lệnh giao dịch sẽ được kích hoạt khi giá phá lên trên ngưỡng Kháng cự này!
Ưu điểm: Đây là một trong những mức giá tốt nhất để vào lệnh nếu có một sự phá vỡ.
Nhược điểm: Nó có thể là một cú False – break.
Cách này tương tự như cách tiếp cận trước nhưng chúng ta sẽ tiến hành chờ một sự xác nhận bằng một cây nến đóng cửa phía trên ngưỡng Kháng cự!
Ưu điểm: Nó làm giảm khả năng của một cú False Break.
Nhược điểm: Nếu đà tăng mạnh, anh em sẽ tham gia vị thế của mình với giá cao hơn nhiều.
Đây là cách giao dịch mà chúng ta tiến hành vào lệnh với một khối lượng bằng 20-30% vị thế dự định của chúng ta và các vị thế tiếp sẽ được bổ sung khi có sự phá vỡ.
Ưu điểm: Nếu có một cú breakout xảy ra, chúng ta sẽ được tưởng thưởng với tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận tốt!
Nhược điểm: Sẽ là thảm họa nếu không có một cú breakout nào xảy ra.
Như anh em đã biết là mình chuyên về sử dụng đồ thị Point & Figure. Bên cạnh đó là có một số các phương pháp khác mình có nắm về kiến thức. Đây có lẽ cũng là lúc chúng ta cùng nhau làm mới lại mình một chút, bằng các kiến thức khác. Trong quá trình vừa nghiên cứu xem xét của mình thì nếu có bài nào hay mình sẽ xin phép được lược dịch lên đây cho anh em cùng nhau trao đổi. Ngày trước mình có chia sẻ một bài viết về “3 nhóm mô hình giá chủ chốt trong PTKT’’ và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình “Asending Triangle – Hô hình tam giác tăng”
Trong series này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu:
- Tam giác tăng dần là gì và nó hoạt động như thế nào?
- Thiên kiến xác nhận khi gặp phải mô hình tam giác tăng (mà hầu hết các nhà giao dịch không bao giờ nhận ra)
- Ba cách để vào lệnh với mô hình tam giác tăng!
- Cách đặt điểm dừng lỗ để không bị quét stop – loss trước khi thị trường di chuyển đúng với những gì chúng ta đã phân tích.
- Khi nào chốt lời để có lợi nhuận tối đa?
1. Mẫu biểu đồ tam giác tăng dần là gì và tại sao nó hoạt động:
Tam giác tăng là mô hình biểu đồ tăng giá báo hiệu thị trường sắp đạt được những mốc tăng giá cao hơn trong tương lai:
Như anh em có thể thấy, Tam giác tăng là một mô hình dạng tam giác có các đáy cao hơn đang tiến dần đến ngưỡng Kháng cự.
Đây là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh của một thị trường Bull vì 3 lý do sau:
- Người mua sẵn sàng mua với giá cao hơn.
- Không có áp lực bán.
- Có rất nhiều lệnh chờ mua sẽ được kích hoạt khi phá vỡ ngưỡng kháng cự (Buy cluster).
- Nếu người mua không sẵn sàng mua với giá cao hơn, anh em sẽ không thấy được những đáy cao dần được hình thành. Thực tế, khi thị trường tạo được những đáy cao hơn cho anh em thấy được rằng có rất nhiều lực cầu mặc dù giá đang cao hơn.
- Bây giờ nếu có áp lực bán mạnh, thì giá không thể giữ ở mức Kháng cự lâu đến thế (Giá chạm vùng kháng cự ít nhất 3 lần). Thay vào đó, giá sẽ di chuyển nhanh và mạnh hình thành các mức đáy thấp hơn. Nếu giá vẫn giữ vững xung quanh mức Kháng cự, điều đó có nghĩa là thiếu áp lực bán đến từ thị trường!
- Bởi vì giá đã re-test ngưỡng kháng cự rất nhiều lần, và dường như khó có thể phá vỡ được Kháng cự đó. Có rất nhiều lệnh bán khống sẽ được thực hiện, và các lệnh stop-loss sẽ được đặt ở phía trên ngưỡng kháng cự đó.
Nhưng trước khi đi vào tìm hiểu cách thức giao dịch với mô hình tam giác tăng, chúng ta cùng nhau đi qua những lỗi có thể mắc phải.
2. Lỗi thiên kiến xác nhận khi gặp phải mô hình tam giác tăng:
Nếu có một cuốn sách giáo khoa về trading, mình tin chắc rằng sẽ có những lời khuyên bán khống tại các ngưỡng kháng cự.
Tuy nhiên, không phải mọi mức kháng cự đều có nghĩa là để anh em bán khống bởi vì anh em phải xem cách giá tiếp cận vùng kháng cự này như thế nào? Chúng ta cùng nhau quan sát ví dụ dưới đây!
Như ví dụ trên đây, giá đang tiếp cận các mức Kháng cự với các đáy tăng dần tạo thành mẫu hình tam giác. Đây là dấu hiệu của sức mạnh xu hướng.
Điều này có nghĩa là thị trường có khả năng phá vỡ cao hơn. Và chắc chắn rằng chúng ta sẽ không muốn bán khống xuống trong trường hợp này
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ học được 3 cách tốt nhất để tham gia giao dịch khi giao dịch mô hình Tam giác tăng.
3. Ba cách tiếp cận để giao dich với mô hình tam giác tăng!
- Lệnh Buy stop.
- Chúng ta chờ giá breakout và đóng cửa trên ngưỡng kháng cự!
- Chúng ta giao dịch trước khi có sự xác nhận phá vỡ bằng cách mua vào ở vùng đáy tam giác!
a) Lệnh buy stop:
Tất cả những gì anh em cần làm là đặt lệnh Buy Stop phía trên ngưỡng kháng cự và lập tức lệnh giao dịch sẽ được kích hoạt khi giá phá lên trên ngưỡng Kháng cự này!
Ưu điểm: Đây là một trong những mức giá tốt nhất để vào lệnh nếu có một sự phá vỡ.
Nhược điểm: Nó có thể là một cú False – break.
b) Chúng ta đợi một sự phá vỡ và xác nhận bằng sự đóng cửa phía trên ngưỡng kháng cự:
Cách này tương tự như cách tiếp cận trước nhưng chúng ta sẽ tiến hành chờ một sự xác nhận bằng một cây nến đóng cửa phía trên ngưỡng Kháng cự!
Ưu điểm: Nó làm giảm khả năng của một cú False Break.
Nhược điểm: Nếu đà tăng mạnh, anh em sẽ tham gia vị thế của mình với giá cao hơn nhiều.
c) Chúng ta giao dịch trước khi có sự xác nhận phá vỡ bằng cách mua vào ở vùng đáy tam giác!
Đây là cách giao dịch mà chúng ta tiến hành vào lệnh với một khối lượng bằng 20-30% vị thế dự định của chúng ta và các vị thế tiếp sẽ được bổ sung khi có sự phá vỡ.
Ưu điểm: Nếu có một cú breakout xảy ra, chúng ta sẽ được tưởng thưởng với tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận tốt!
Nhược điểm: Sẽ là thảm họa nếu không có một cú breakout nào xảy ra.
Bài viết này cũng khá dài, mình xin dừng Phần 1 ở đây! Đến phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách đặt dừng lỗ sao cho hợp lý và cách chốt lời khi xu hướng đi đúng với những gì phân tích. Bên cạnh đó chúng ta sẽ kết hợp Khối lượng vào phân tích để hạn chế những cú Breakout giả (False Break-out). Xin anh em đợi đến hồi sau!
Chúc anh em sớm tìm được những cách giao dịch tốt,
Mạc An
Chúc anh em sớm tìm được những cách giao dịch tốt,
Mạc An
Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Bài viết liên quan