- 6,774
- 29,659
- Thread cover
- data/assets/threadprofilecover/ThyTDV24-1731050497.png
- Chủ đề liên quan
- 95420, 95408, 95400,95382
Như chúng ta cũng biết rằng trong ICT có rất nhiều mô hình giao dịch, mà về cơ bản thì nguyên tắc cốt lõi của hệ thống vẫn giữ nguyên, đa số những mô hình này có một vài nguyên tắc giao dịch khác nhau chẳng hạn như việc nhận biết mô hình cũng như điểm đặt dừng lỗ và chốt lời cũng sẽ có chút thay đổi. Nhưng những nguyên tắc cốt lõi như cấu trúc, thanh khoản và tín hiệu xác nhận thì đa phần đều được giữ nguyên.
Và bài viết này mình xin chia sẻ cho anh em trader một mô hình khác của ICT, mô hình này được dùng giao dịch ngắn hạn thôi và nó không phải đi theo cấu trúc khung lớn, chủ yếu dựa vào những vùng thanh khoản quan trọng trên biểu đồ để tìm kiếm điểm giao dịch. Tuy nhiên thì tỷ lệ risk:reward của nó vẫn rất có lợi cho anh em trader.
Mô hình này gọi là mô hình con của ICT ( ICT’s Son model), được cố vấn bởi ICT trong năm nay, tức 2024 và có tỷ lệ thắng cực cao. Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình này nhé anh em.
Mô hình ICT’s Son là một mô hình được chia sẻ trong lần cố vấn năm 2024 của ICT, cho nên có thể nói mô hình này khá mới, và điều quan trọng đó là tỷ lệ thắng của mô hình này rất cao, lên tới 82%, mà việc nhận biết mô hình này cũng không khó, nếu như bạn đã có nền tảng về SMC khá vững rồi thì việc nhận biết mô hình này cũng khá dễ.
Mô hình này được xác định như sau, các bạn nhìn hình bên dưới:
Muốn giao dịch mô hình này, anh em chú ý những nguyên tắc quan trọng sau:
Một điểm quan trọng khác mà bạn buộc phải kết hợp vào trong việc xác định mô hình ICT’s Son này đó chính là thời gian, một yếu tố không thể thiếu trong việc giao dịch theo SMC, thời gian gần như là yếu tố quyết định rất nhiều đến chiến lược giao dịch, cũng là yếu tố khiến cho phương pháp này trở nên đặc biệt hơn.
Đối với mô hình ICT’s Son này thì bạn cần phải chú ý tới những thời điểm quan trọng sau:
Bây giờ chúng ta đi vào một ví dụ thực tế cho anh em hiểu rõ hơn cách thức xác định mô hình này trên biểu đồ như thế nào nhé.
Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ thực tế cho mô hình ICT’s Son này:
Các bạn nhìn hình trên có thể thấy, dấu x màu đỏ là đại diện của đỉnh khung H1, và dấu x màu đen là định của khung M5. Đây chính là 2 vùng thanh khoản quan trọng mà thị trường cần quét trước khi xác nhận mô hình ICT’s Son hình thành cho chúng ta nhé.
Nhìn vào hình trên thì các bạn có thể thấy là:
Đây chính là cách thức xác định cũng như giao dịch mô hình ICT’s Son trên thị trường thực tế.
Nói chung thì giao dịch thực tế khi nào nó cũng phức tạp và nhiều biến thể hơn lý thuyết rất nhiều, do vậy mới đòi hỏi nhà giao dịch cần dành thời gian luyện tập đôi mắt, tập cách xác định những mô hình giao dịch này trên biểu đồ để chúng ta có thể giao dịch thành thạo được nhé.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Và bài viết này mình xin chia sẻ cho anh em trader một mô hình khác của ICT, mô hình này được dùng giao dịch ngắn hạn thôi và nó không phải đi theo cấu trúc khung lớn, chủ yếu dựa vào những vùng thanh khoản quan trọng trên biểu đồ để tìm kiếm điểm giao dịch. Tuy nhiên thì tỷ lệ risk:reward của nó vẫn rất có lợi cho anh em trader.
Mô hình này gọi là mô hình con của ICT ( ICT’s Son model), được cố vấn bởi ICT trong năm nay, tức 2024 và có tỷ lệ thắng cực cao. Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình này nhé anh em.
Tổng quan mô hình ICT’s Son
Mô hình ICT’s Son là một mô hình được chia sẻ trong lần cố vấn năm 2024 của ICT, cho nên có thể nói mô hình này khá mới, và điều quan trọng đó là tỷ lệ thắng của mô hình này rất cao, lên tới 82%, mà việc nhận biết mô hình này cũng không khó, nếu như bạn đã có nền tảng về SMC khá vững rồi thì việc nhận biết mô hình này cũng khá dễ.
Mô hình này được xác định như sau, các bạn nhìn hình bên dưới:
Muốn giao dịch mô hình này, anh em chú ý những nguyên tắc quan trọng sau:
- Trước tiên các bạn cần đánh dấu được đáy hoặc đỉnh của nên trên khung H1, đây chính là vùng thanh khoản của chúng ta, và việc của chúng ta là đợi những vùng thanh khoản này bị giá quét.
- Bước tiếp theo đó là chờ giá cây nến tạo đỉnh hoặc đáy của khung H1 này bị quét. Và như hình trên, chúng ta đang xem ví dụ của giá quét đỉnh H1.
- Sau khi có tín hiệu quét đỉnh H1 rồi, các bạn nhanh chóng di chuyển về khung thấp hơn, và như ví dụ trên thì ta về khung M5, ở khung này chủ yếu là tìm tín hiệu thay đổi xu hướng của thị trường (MSS).
- Sau khi có tín hiệu MSS trên M5 rồi thì cũng chưa giao dịch được mà các bạn phải chờ thêm một tín hiệu nữa. Đó là tín hiệu quét thanh khoản đỉnh nhỏ (thường là đỉnh ngắn hạn) của M5.
- Sau khi đỉnh ngắn hạn của khung M5 bị thị trường quét xong sẽ quay đầu đi ngược lại. Như ví dụ trên, sau khi giá quét đỉnh ngắn hạn của M5 thì quay đầu giảm giá. Đây chính là lúc mà bạn di chuyển về khung thời gian thấp hơn nữa, đó là khung M1 hoặc thậm chí là khung 30 giây. Tại khung thời gian thấp hơn (1 phút hoặc 30 giây) này, ở đợt giảm gần nhất sau khi thị trường quét thanh khoản đỉnh ngắn hạn khung M5, bạn cần kiểm tra xem có FVG nào được hình thành hay không, nếu như có thì chúng ta có thể vào lệnh tại mức giá đó.
Lưu ý về thời gian xác định mô hình ICT’s Son
Một điểm quan trọng khác mà bạn buộc phải kết hợp vào trong việc xác định mô hình ICT’s Son này đó chính là thời gian, một yếu tố không thể thiếu trong việc giao dịch theo SMC, thời gian gần như là yếu tố quyết định rất nhiều đến chiến lược giao dịch, cũng là yếu tố khiến cho phương pháp này trở nên đặc biệt hơn.
Đối với mô hình ICT’s Son này thì bạn cần phải chú ý tới những thời điểm quan trọng sau:
- Thời điểm bắt đầu tìm kiếm mô hình ICT’s Son đó là sau 7:00 pm (giờ New York (NY) hoặc -4 UTC).
- Sau 7:30, 8:30, 9:30 sẽ là những thời điểm mà thuật toán bắt đầu tìm kiếm và quét thanh khoản. Đây cũng chính là những thời điểm tốt nhất để chúng ta tìm kiếm thiết lập giao dịch ICT’s Son này.
Bây giờ chúng ta đi vào một ví dụ thực tế cho anh em hiểu rõ hơn cách thức xác định mô hình này trên biểu đồ như thế nào nhé.
Ví dụ thực tế
Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ thực tế cho mô hình ICT’s Son này:
traderviet.tv
Như thế nào là chờ đợi một cách thích hợp trong trading?
Các bạn nhìn hình trên có thể thấy, dấu x màu đỏ là đại diện của đỉnh khung H1, và dấu x màu đen là định của khung M5. Đây chính là 2 vùng thanh khoản quan trọng mà thị trường cần quét trước khi xác nhận mô hình ICT’s Son hình thành cho chúng ta nhé.
Nhìn vào hình trên thì các bạn có thể thấy là:
- Đỉnh của khung H1 được đánh dấu bởi đường ngang màu đen (dấu x màu đỏ).
- Sau khi có tin, thị trường hình thành một nến tăng mạnh và quét đỉnh của khung H1, sau đó tạo đuôi nến trên dài. Đây chính là tín hiệu quét thanh khoản đỉnh H1 mà chúng ta cần.
- Sau khi quét đỉnh H1 xong thì giá cũng tạo được MSS giảm giá, lúc này chúng ta về khung M5.
- Ở khung M5, giá sau đó tăng lên quét đỉnh M5 được đánh dấu bởi dấu x màu đen. Sau khi quét thanh khoản đỉnh M5 xong thì thị trường giảm giá. Lúc này chúng ta về khung thấp hơn, cụ thể ở đây là khung 30 giây.
- Các bạn có thể thấy khung thời gian 30 giây, thị trường giảm mạnh tạo đáy thấp hơn và đợt giảm giá này có để lại cho chúng ta FVG rất rõ, đó cũng chính là điểm vào lệnh bán của chúng ta.
- Điểm dừng lỗ của lệnh giao dịch này được đặt phía trên đỉnh của nến đã quét thanh khoản đỉnh của khung M5.
- Chốt lời cho lệnh này chính là vùng thanh khoản đáy của khung H1.
Đây chính là cách thức xác định cũng như giao dịch mô hình ICT’s Son trên thị trường thực tế.
Nói chung thì giao dịch thực tế khi nào nó cũng phức tạp và nhiều biến thể hơn lý thuyết rất nhiều, do vậy mới đòi hỏi nhà giao dịch cần dành thời gian luyện tập đôi mắt, tập cách xác định những mô hình giao dịch này trên biểu đồ để chúng ta có thể giao dịch thành thạo được nhé.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Trích nguồn: x.com
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng
Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan