Lịch sử cho thấy thị trường tăng giá đáng kể sau khi FED dừng thắt chặt, nhưng đây mới là các điểm cần lưu ý!

Lịch sử cho thấy thị trường tăng giá đáng kể sau khi FED dừng thắt chặt, nhưng đây mới là các điểm cần lưu ý!

Lịch sử cho thấy thị trường tăng giá đáng kể sau khi FED dừng thắt chặt, nhưng đây mới là các điểm cần lưu ý!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,621
30,647
Nhiệm vụ chính của FED là toàn dụng thị trường lao động và ổn định giá cả. Để đạt được những mục tiêu này, FED sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ nhất định để đẩy lãi suất quỹ liên bang lên cao hơn hoặc thấp hơn bởi lãi suất quỹ liên bang là lãi suất chuẩn có ảnh hưởng đến các lãi suất khác trong nền kinh tế, bao gồm thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân và thế chấp...

Quyết định tăng lãi suất sẽ làm giảm chi tiêu và số lượng việc làm, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát. Ngược lại, việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy chi tiêu và tuyển dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát tăng lên. Do đó ngân hàng trung ương Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất mục tiêu của quỹ liên bang dựa trên các mục tiêu chính sách tiền tệ của mình tại bất kỳ thời điểm nào.

Vào tháng 3 năm 2022, họ bắt đầu tăng lãi suất chuẩn để hạ nhiệt lạm phát đang bùng phát do các khoản kích thích kinh tế và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch gây ra. Kể từ đó, lãi suất cơ bản đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ, đồng nghĩa với việc các điều kiện tín dụng được thắt chặt nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Động lực đó được thể hiện trong biểu đồ bên dưới.

Screen Shot 2024-01-09 at 14.43.18.png
Biểu đồ so sánh mức độ thắt chặt của các đợt tăng lãi suất trước đây của FED - Nguồn: Statista



Nhiều nhà kinh tế lo ngại FED sẽ gây ra suy thoái kinh tế bằng cách thắt chặt các điều kiện tín dụng quá mức. Nhưng nền kinh tế cho đến nay vẫn cho thấy sự phục hồi đáng ngạc nhiên. Trong mọi trường hợp, lạm phát đã chậm lại đáng kể kể từ khi đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6 năm 2022 và Cục Dự trữ Liên bang hiện đang phát tín hiệu chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất lần này. Trên thực tế, những dự báo mới nhất đã ngụ ý rằng FED sẽ hạ lãi suất 3 lần trong năm 2024.

Tuy nhiên thị trường thì nghĩ khác, họ mong đợi nhiều hơn thế, theo công cụ FedWatch của CME Group, sử dụng dữ liệu định giá từ các hợp đồng tương lai để ước tính lãi suất quỹ liên bang trong những tháng tới, hiện cho biết kết quả là sáu lần hạ lãi suất (25bps mỗi lần) vào năm 2024.

Và xét theo lịch sử, các lần kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách là tín hiệu tốt cho thị trường.




Lịch sử cho thấy thị trường chứng khoán sẽ tăng cao hơn vào năm 2024


Trước khi có thể thoải mái lạc quan với dữ liệu thống kê này, chúng ta cần làm rõ hai điều:
  • Thứ nhất, thị trường cổ phiếu thường tăng trong khoảng 1 năm sau khi kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vì các nhà đầu tư dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ tạo ra một động lực thuận lợi cho doanh thu của các doanh nghiệp.
  • Thứ hai, các kết quả trong quá khứ không bao giờ đảm bảo hiệu suất trong tương lai, vì vậy các xu hướng trong quá khứ nên được xem số liệu tham khảo, ước tính. Chu kỳ tăng lãi suất gần đây nhất diễn ra sau một đại dịch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, vì vậy diễn biến của thị trường chứng khoán có thể không tuân theo các mô hình trước đó.
Bây giờ chúng ta có thể trở lại với các số liệu thống kê đó. Cụ thể cả 3 chỉ số tài chính lớn của Mỹ đều có xu hướng tăng mạnh sau khi kết thúc chu kỳ tăng lãi suất. Trong khoảng thời gian 12 tháng sau sáu chu kỳ tăng lãi suất gần đây nhất, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones có mức tăng trung bình là 17%, S&P 500 tăng trung bình là 16%, và Nasdaq Composite là 20,1%.

Chi tiết lợi nhuận của các chỉ số trong 12 tháng sau khi FED kết thúc 6 chu kỳ thắt chặt gần đây được thể hiện trong bảng bên dưới:

Screen Shot 2024-01-09 at 14.43.31.png
Nguồn dữ liệu: YCharts, Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis



Để so sánh, Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất chuẩn lần cuối vào ngày 27 tháng 7. Kể từ đó, chỉ số Dow Jones đã tăng 7%, S&P 500 tăng 4% và Nasdaq tăng khoảng 4%. Với cơ sở đó kết hợp với mức tăng trung bình của các chỉ số, chúng ta có thể dự báo về hiệu suất của các chỉ số này đến tháng 7 năm nay như sau:
  • Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones: tăng thêm 10%
  • Chỉ số S&P 500: tăng thêm 12%
  • Chỉ số Nasdaq tổng hợp: tăng thêm 16,1%
Điểm mấu chốt là: Lịch sử cho biết thị trường chứng khoán có thể đạt mức tăng hai con số trong bảy tháng tới, do kỳ vọng rằng lãi suất ổn định (hoặc thậm chí thấp hơn) sẽ dẫn đến tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Phố Wall đang dự đoán kết quả tương tự, mặc dù các nhà phân tích có kỳ vọng khiêm tốn hơn một chút.



Phố Wall kỳ vọng khiêm tốn hơn


Trong cả năm 2023, doanh thu của S&P 500 dự kiến sẽ tăng 2,3% và thu nhập dự kiến sẽ tăng 0,6%. Nhưng các nhà phân tích Phố Wall tin rằng cả hai chỉ số này sẽ tăng tốc vào năm 2024. Cụ thể, doanh thu của S&P 500 được dự đoán sẽ tăng 5,5% và thu nhập dự kiến sẽ tăng 11,5% trong năm nay, theo FactSet Research.

Sự tăng tốc trong tăng trưởng doanh thu và thu nhập của S&P 500 chắc chắn có thể thúc đẩy chỉ số này cao hơn vào năm 2024. Trên thực tế, các nhà phân tích Phố Wall đặt mục tiêu giá trung bình trong 12 tháng cho S&P 500 là 5.090. Điều đó hàm ý mức tăng khoảng 8% từ mức hiện tại, khiêm tốn hơn một chút so với mức tăng bình quân được chỉ ra ở trên.

Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng chỉ số S&P 500 hiện giao dịch ở mức gấp 19,5 lần thu nhập dự phóng. Nó cao hơn mức trung bình 5 năm (18,8 lần thu nhập dự phóng) và mức trung bình 10 năm (17,6 lần thu nhập dự phóng). Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù triển vọng là tăng theo lịch sử nhưng nhiều cổ phiếu đang giao dịch ở mức định giá cao hơn so với mức trung bình lịch sử của chúng, vì vậy các nhà đầu tư nên hết sức chú ý đến định giá khi tiến hành đầu tư cổ phiếu vào lúc này.

Tham khảo: YahooFinance
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.