Nhật Hoài
Active Member
- 9,576
- 59,754
Nếu anh em đã từng học qua phân tích kỹ thuật với mô hình cơ bản, chắc chắn anh em sẽ biết mô hình huyền thoại này: Mô hình Bear Flag - Cờ Giảm, hay còn gọi là High and Tight Flag Theo lý thuyết mô hình giá cổ điển.
Đây là mẫu hình giá có xác suất thành công cao nhất, theo Thomas Bulkowski.
>> Đâu là mô hình giá cho xác suất thắng cao nhất theo Thomas Bulkowski?
Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta được phép chủ quan khi vào lệnh với mô hình này, vẫn có nhiều trường hợp thua lỗ khi giao dịch với bear flag. Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra vài lưu ý khi trade với bear flag, cũng như tư duy và market sentiment khi xuất hiện mô hình. Bài viết sẽ được chia làm 2 phần.
Vì tất cả những nội dung viết về bear flag cũng tương tự như bull flag, nên anh em hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức này đối với bull flag, chỉ cần đảo ngược lại thôi.
Cờ giảm - Bear Flag là mẫu hình cho thấy thị trường sẽ còn giảm sâu hơn, ngược lại với bull flag. Đây là mẫu hình tiếp diễn xu hướng trước đó.
Mỗi khi có bear flag xuất hiện, anh em sẽ thấy:
Đây là vấn đề: Không phải bất kỳ mô hình bear flag nào xuất hiện cũng giống nhau.
Anh em có thể thấy 2 mẫu hình bear flag nhìn y hệt nhau, nhưng chỉ có 1 cái đáng vào lệnh, cái còn lại tránh càng xa càng tốt. Tại sao?
Bởi vì vị trí của cái Bear Flag đó rất là quan trọng.
Ở đây mình muốn nói đến vị trí của mô hình bear flag với 1 đường trung bình động. Đường MA này anh em đặt thông số như thế nào thì tuỳ vào phong cách giao dịch của anh em. Mình đã có 1 bài chi tiết về đường trung bình động rồi, anh em có thể xem thêm
>> Đường trung bình động: Tư duy và vài lưu ý khi sử dụng
Khi bear flag được hình thành nằm quá cách xa đường trung bình động, tức là thị trường đã bị kéo dãn quá nhiều (quá bán nặng), chúng ta sẽ không Sell khi thấy các bear flag này vì khả năng cao là giá sẽ đảo chiều tăng, như thế này:
Trên biểu đồ, anh em có thể thấy bear flag được hình thành nằm cách rất xa đường MA 50, kết quả là giá không thể giảm sâu hơn và đảo chiều tăng.
Nguyên nhân của điều này giải thích rất dễ, giống như 1 dải băng vậy, nếu bị kéo dãn quá mức thì nó sẽ có xu hướng bật về hướng ngược lại về phía trung tâm. Các bear flag hình thành khi giá đã cách quá xa đường trung bình sẽ có xu hướng quay trở về đường trung bình, tức là đảo chiều. Anh em sell lúc đó là sell đúng thời điểm chốt lời của dòng tiền thông minh rồi.
Có 2 thời điểm rất đẹp để giao dịch bear flag:
1. Khi giá gần đường trung bình (MA)
Hãy canh sell khi giá vừa hoàn thành cú test đường trung bình trong xu hướng giảm, và lập tức vào sell khi giá rớt khỏi cạnh dưới của bear flag. Những bear flag hình thành gần đường MA sẽ có khả năng đi tiếp xu hướng rất cao:
2. Bear Flag đầu tiên hình thành sau khi hỗ trợ bị phá vỡ
Sau khi 1 vùng hỗ trợ bị phá vỡ, rất nhiều Trader cố gắng vào lệnh đuổi giá vì sợ giá giảm thấp hơn lỡ mất cơ hội. Đó là 1 cách trade rất nguy hiểm, bởi vì :
Các Bear Flag đẹp sẽ có các dấu hiệu như sau:
S&P 500 H4:
Dow Jones H4:
Trên đây là vài lưu ý khi anh em nhận biết mẫu hình tiếp diễn xu hướng Bear Flag, bài viết sau sẽ là chiến lược giao dịch với Bear Flag để có lợi nhuận cao nhất nhé anh em.
Đây là mẫu hình giá có xác suất thành công cao nhất, theo Thomas Bulkowski.
>> Đâu là mô hình giá cho xác suất thắng cao nhất theo Thomas Bulkowski?
Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta được phép chủ quan khi vào lệnh với mô hình này, vẫn có nhiều trường hợp thua lỗ khi giao dịch với bear flag. Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra vài lưu ý khi trade với bear flag, cũng như tư duy và market sentiment khi xuất hiện mô hình. Bài viết sẽ được chia làm 2 phần.
Vì tất cả những nội dung viết về bear flag cũng tương tự như bull flag, nên anh em hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức này đối với bull flag, chỉ cần đảo ngược lại thôi.
Mô hình Cờ Giảm (Bear Flag) là gì?
Cờ giảm - Bear Flag là mẫu hình cho thấy thị trường sẽ còn giảm sâu hơn, ngược lại với bull flag. Đây là mẫu hình tiếp diễn xu hướng trước đó.
Mỗi khi có bear flag xuất hiện, anh em sẽ thấy:
- Một đoạn xu hướng giảm với động lượng mạnh thường bao gồm các nến giảm lớn liên tục;
- Một đoạn pullback tạo thành lá cờ, bao gồm các nến nhỏ tích luỹ
- Đoạn xu hướng giảm bao gồm các nến giảm lớn: Lúc này phe Gấu đang hoàn toàn kiểm soát, hầu như không có lực mua vào.
- Đoạn pullback: Có chút lực mua đẩy giá hồi lại, phần lớn là từ các Trader chốt lời từ các lệnh bán trước
Mô hình Cờ Giảm (Bear Flag): Đừng trade theo kiểu này
Đây là vấn đề: Không phải bất kỳ mô hình bear flag nào xuất hiện cũng giống nhau.
Anh em có thể thấy 2 mẫu hình bear flag nhìn y hệt nhau, nhưng chỉ có 1 cái đáng vào lệnh, cái còn lại tránh càng xa càng tốt. Tại sao?
Bởi vì vị trí của cái Bear Flag đó rất là quan trọng.
Ở đây mình muốn nói đến vị trí của mô hình bear flag với 1 đường trung bình động. Đường MA này anh em đặt thông số như thế nào thì tuỳ vào phong cách giao dịch của anh em. Mình đã có 1 bài chi tiết về đường trung bình động rồi, anh em có thể xem thêm
>> Đường trung bình động: Tư duy và vài lưu ý khi sử dụng
Khi bear flag được hình thành nằm quá cách xa đường trung bình động, tức là thị trường đã bị kéo dãn quá nhiều (quá bán nặng), chúng ta sẽ không Sell khi thấy các bear flag này vì khả năng cao là giá sẽ đảo chiều tăng, như thế này:
Trên biểu đồ, anh em có thể thấy bear flag được hình thành nằm cách rất xa đường MA 50, kết quả là giá không thể giảm sâu hơn và đảo chiều tăng.
Nguyên nhân của điều này giải thích rất dễ, giống như 1 dải băng vậy, nếu bị kéo dãn quá mức thì nó sẽ có xu hướng bật về hướng ngược lại về phía trung tâm. Các bear flag hình thành khi giá đã cách quá xa đường trung bình sẽ có xu hướng quay trở về đường trung bình, tức là đảo chiều. Anh em sell lúc đó là sell đúng thời điểm chốt lời của dòng tiền thông minh rồi.
Mô hình Cờ Giảm (Bear Flag): Khi nào nên trade?
Có 2 thời điểm rất đẹp để giao dịch bear flag:
1. Khi giá gần đường trung bình (MA)
Hãy canh sell khi giá vừa hoàn thành cú test đường trung bình trong xu hướng giảm, và lập tức vào sell khi giá rớt khỏi cạnh dưới của bear flag. Những bear flag hình thành gần đường MA sẽ có khả năng đi tiếp xu hướng rất cao:
2. Bear Flag đầu tiên hình thành sau khi hỗ trợ bị phá vỡ
Sau khi 1 vùng hỗ trợ bị phá vỡ, rất nhiều Trader cố gắng vào lệnh đuổi giá vì sợ giá giảm thấp hơn lỡ mất cơ hội. Đó là 1 cách trade rất nguy hiểm, bởi vì :
- Có tỷ lệ lời lỗ rất thấp;
- Có xác suất thắng thấp;
- Có khả năng dính stop cao.
Mô hình Cờ Giảm (Bear Flag): Các dấu hiệu của 1 Bear Flag đẹp
Các Bear Flag đẹp sẽ có các dấu hiệu như sau:
- Volume: Volume của đoạn xu hướng giảm trước đó (cán cờ) tăng vọt, bao gồm các nến giảm lớn. Volume của đoạn hồi lại (cờ) phải nhỏ, và giảm dần từ trái sang, thể hiện sự đuối sức của phe bò khi cố gắng đẩy giá đi lên.
- Đoạn xu hướng giảm trước thiết lập 1 mức đáy mới trong một khoảng thời gian dài trước đó, thể hiện giá sẽ giảm thêm vì hầu như không có hỗ trợ nào trong quá khứ để đỡ giá
- Đoạn hồi lại hình thành mô hình #nêm tăng, là mô hình đảo chiều từ tăng sang giảm. Đoạn hồi lại này của Bear Flag có rất nhiều hình dạng, thường sẽ có nêm tăng, kênh giá tăng, hoặc nêm (#pennant), trong đó #nêm tăng là có khả năng phá xuống cao nhất, vì bản thân #nêm tăng cũng là 1 mô hình đảo chiều giảm.
Trên đây là vài lưu ý khi anh em nhận biết mẫu hình tiếp diễn xu hướng Bear Flag, bài viết sau sẽ là chiến lược giao dịch với Bear Flag để có lợi nhuận cao nhất nhé anh em.
Tham khảo tradingwithrayner
Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Bài viết liên quan