Nhật Hoài
Active Member
- 9,576
- 59,643
Mô hình nến Nhật là phương pháp giao dịch nổi tiếng nhất của châu Á, bên cạnh Ichimoku cùng làm nên sự thành công và phổ biến của phân tích kỹ thuật phương Đông. Nếu phương Tây có Price Action, sóng Elliott hay indicator thì phương Đông nổi tiếng với mô hình nến Nhật.
Tuy nhiên việc giao dịch với mô hình nến Nhật khá khó khăn vì các mô hình nến rất đa dạng và khó nhớ. Đi đôi với mỗi dạng mẫu hình là 1 sentiment khác nhau của đám đông dẫn đến khó khăn trong ghi nhớ và áp dụng nến Nhật của Trader. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mình ghi nhớ các mẫu hình nến Nhật thông dụng nhất cùng sentiment của chúng. Chúng ta cùng xem.
Mô hình nến Bullish/ Bearish Engulfing luôn bao gồm 1 cặp gồm 2 nến ngược nhau, trong đó nến phía sau bao bọc toàn bộ nến phía trước vào trong nó. Nếu nến phía sau là nến tăng bao bọc nến giảm đằng trước thì là Bullish Engulfing, ngược lại nến phía sau là nến giảm bao bọc nến tăng phía trước thì là Bearish Engulfing.
Bullish/ Bearish Engulfing đều thể hiện sự đuối sức của xu hướng trước đó và báo hiệu sắp có đảo chiều xảy ra.
Cách nhớ: chữ Engulfing trong tiếng Anh là “nhấn chìm”, anh em chỉ cần nhớ khi gặp 1 cặp nến mà nến sau nhấn chìm nến trước thì sẽ là Engulfing.
Đây là mô hình nến ngược lại với Engulfing, cũng bao gồm 2 nến, nhưng nến đầu tiên sẽ bao bọc lấy nến đứng sau. Bearish Harami thường xuất hiện khi trước đó là 1 đoạn xu hướng tăng, bao gồm 1 nến tăng đầu tiên và nếu sau là tăng hay giảm đều được. Ngược lại Bullish Harami gồm 1 nến giảm đầu tiên và nến sau bị nó bao bọc, nến sau là tăng hay giảm đều được. Harami là nến thể hiện sự yếu đi của xu hướng nhưng sau đó không nhất thiết phải là đảo chiều. Harami cũng có thể được gọi là inside bar trong Price Action.
Bearish harami
Bullish Harami
Cách nhớ: Harami trong tiếng Nhật là “mang bầu”, hình ảnh cây nến đứng trước bao bọc nến phía sau giống như người mẹ mang bầu vậy. Mà mang bầu thì đương nhiên sẽ mệt mỏi và nặng nhọc, gợi nhớ sự yếu đi và mệt mỏi của xu hướng phía trước.
Doji là mô hình nến Nhật khá nổi tiếng, nó chỉ là 1 nến đơn có giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau hoặc rất gần nhau. Doji báo hiệu sự do dự của thị trường, và là 1 tín hiệu đảo chiều quan trọng của đỉnh xu hướng tăng và đáy xu hướng giảm. Nison (1991) phát biểu rằng doji báo hiệu rất tốt tại đỉnh xu hướng tăng, nhưng không tốt tại đáy xu hướng giảm. Nến doji bóng dài là 1 nến doji có bóng trên hoặc dưới rất dài.
Cách nhớ: Doji trong tiếng Nhật là “không có thay đổi gì, giống nhau”, thể hiện sự (gần) bằng nhau của giá đóng và mở của cây nến.
Evening Star là mô hình nến gồm 3 nến: 1 nến tăng dài, theo sau là 1 nến nhỏ và có thân nằm hẳn phía trên của thân nến thứ 1, cuối cùng là 1 nến giảm dài. Evening Star luôn xuất hiện tại đỉnh của 1 xu hướng tăng, thể hiện xu hướng sắp đảo chiều.
Cách nhớ: Evening Star dịch ra tiếng Việt là “sao ban chiều”, tương tự như buổi chiều tà dự báo màn đêm sắp bao phủ bầu trời, thể hiện giá sẽ có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Biểu hiện của 3 cây nến cũng giống như giao của buổi chiều với đêm, trong đó cây nến nhỏ chính giữa là ngôi sao buổi chiều, cây nến tăng đầu tiên tượng trưng cho ban ngày, cây nến giảm cuối tượng trưng cho màn đêm.
Gravestone Doji là nến Doji bia mộ. Nó là 1 nến doji có bóng trên dài và không có bóng dưới (hoặc bóng dưới rất nhỏ vẫn đúng). Doji bia mộ thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và có thể có đảo chiều thành giảm.
Cách nhớ: Nến này nhìn giống cái bia mộ nhìn từ phía ngang sang. Vậy thôi. Hoặc có thể tưởng tượng nến này như cây nhang đang được cắm thẳng đứng. Nhang với bia mộ là biết hẻo rồi, sắp đảo chiều giảm rồi.
Dragonfly Doji là nến Doji chuồn chuồn, đối ngược lại với doji bia mộ. Nó báo hiệu 1 sự đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm.
Cách nhớ: nến này nhìn giống con chuồn chuồn. Chuồn chuồn thì bay. Bay thì là đảo chiều tăng chứ còn gì nữa.
Mô hình hammer là 1 mô hình đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm, nó là 1 nến có bóng dưới rất dài (gấp đôi thân nến), bóng trên hầu như không có hoặc rất nhỏ. Nó thể hiện động lực tăng giá khi giá giảm xuống tạo râu nến nhưng lại đóng cửa phía trên khi bị phe Bò đẩy giá lên.
Cách nhớ: nến này giống cây Búa. Hammer là búa. Búa thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng. Búa có cán càng dài thì đóng càng mạnh. Nến Hammer có đuôi nến càng dài thể hiện xu hướng tăng mạnh hơn.
Mô hình nến Hanging man thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và báo hiệu khả năng xu hướng tăng đó có thể đảo chiều. Nó là 1 nến có thân ngắn, bóng dưới rất dài, bóng trên hầu như không có. Nói chung nó y chang nến Hammer, chỉ khác là nó nằm tại đỉnh của xu hướng tăng, còn hammer là tại đáy của xu hướng giảm.
Cách nhớ: hanging man là người treo cổ. Treo cổ rồi thì còn làm ăn gì nữa. Chuẩn bị đảo chiều giảm.
Còn nhiều mô hình nến Nhật và cách nhớ khá thú vị không kém, anh em đón đọc phần tiếp theo của bài viết nhé. Để lại 1 like nếu bài viết giúp ích cho anh em nhé.
Tuy nhiên việc giao dịch với mô hình nến Nhật khá khó khăn vì các mô hình nến rất đa dạng và khó nhớ. Đi đôi với mỗi dạng mẫu hình là 1 sentiment khác nhau của đám đông dẫn đến khó khăn trong ghi nhớ và áp dụng nến Nhật của Trader. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mình ghi nhớ các mẫu hình nến Nhật thông dụng nhất cùng sentiment của chúng. Chúng ta cùng xem.
Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Engulfing
Mô hình nến Bullish/ Bearish Engulfing luôn bao gồm 1 cặp gồm 2 nến ngược nhau, trong đó nến phía sau bao bọc toàn bộ nến phía trước vào trong nó. Nếu nến phía sau là nến tăng bao bọc nến giảm đằng trước thì là Bullish Engulfing, ngược lại nến phía sau là nến giảm bao bọc nến tăng phía trước thì là Bearish Engulfing.
Bullish/ Bearish Engulfing đều thể hiện sự đuối sức của xu hướng trước đó và báo hiệu sắp có đảo chiều xảy ra.
Cách nhớ: chữ Engulfing trong tiếng Anh là “nhấn chìm”, anh em chỉ cần nhớ khi gặp 1 cặp nến mà nến sau nhấn chìm nến trước thì sẽ là Engulfing.
Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Harami
Đây là mô hình nến ngược lại với Engulfing, cũng bao gồm 2 nến, nhưng nến đầu tiên sẽ bao bọc lấy nến đứng sau. Bearish Harami thường xuất hiện khi trước đó là 1 đoạn xu hướng tăng, bao gồm 1 nến tăng đầu tiên và nếu sau là tăng hay giảm đều được. Ngược lại Bullish Harami gồm 1 nến giảm đầu tiên và nến sau bị nó bao bọc, nến sau là tăng hay giảm đều được. Harami là nến thể hiện sự yếu đi của xu hướng nhưng sau đó không nhất thiết phải là đảo chiều. Harami cũng có thể được gọi là inside bar trong Price Action.
Bearish harami
Bullish Harami
Cách nhớ: Harami trong tiếng Nhật là “mang bầu”, hình ảnh cây nến đứng trước bao bọc nến phía sau giống như người mẹ mang bầu vậy. Mà mang bầu thì đương nhiên sẽ mệt mỏi và nặng nhọc, gợi nhớ sự yếu đi và mệt mỏi của xu hướng phía trước.
Mô hình nến Nhật: Doji và Doji bóng dài
Doji là mô hình nến Nhật khá nổi tiếng, nó chỉ là 1 nến đơn có giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau hoặc rất gần nhau. Doji báo hiệu sự do dự của thị trường, và là 1 tín hiệu đảo chiều quan trọng của đỉnh xu hướng tăng và đáy xu hướng giảm. Nison (1991) phát biểu rằng doji báo hiệu rất tốt tại đỉnh xu hướng tăng, nhưng không tốt tại đáy xu hướng giảm. Nến doji bóng dài là 1 nến doji có bóng trên hoặc dưới rất dài.
Cách nhớ: Doji trong tiếng Nhật là “không có thay đổi gì, giống nhau”, thể hiện sự (gần) bằng nhau của giá đóng và mở của cây nến.
Mô hình nến Nhật: Evening Star
Evening Star là mô hình nến gồm 3 nến: 1 nến tăng dài, theo sau là 1 nến nhỏ và có thân nằm hẳn phía trên của thân nến thứ 1, cuối cùng là 1 nến giảm dài. Evening Star luôn xuất hiện tại đỉnh của 1 xu hướng tăng, thể hiện xu hướng sắp đảo chiều.
Cách nhớ: Evening Star dịch ra tiếng Việt là “sao ban chiều”, tương tự như buổi chiều tà dự báo màn đêm sắp bao phủ bầu trời, thể hiện giá sẽ có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Biểu hiện của 3 cây nến cũng giống như giao của buổi chiều với đêm, trong đó cây nến nhỏ chính giữa là ngôi sao buổi chiều, cây nến tăng đầu tiên tượng trưng cho ban ngày, cây nến giảm cuối tượng trưng cho màn đêm.
Mô hình nến Nhật: Gravestone Doji
Gravestone Doji là nến Doji bia mộ. Nó là 1 nến doji có bóng trên dài và không có bóng dưới (hoặc bóng dưới rất nhỏ vẫn đúng). Doji bia mộ thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và có thể có đảo chiều thành giảm.
Cách nhớ: Nến này nhìn giống cái bia mộ nhìn từ phía ngang sang. Vậy thôi. Hoặc có thể tưởng tượng nến này như cây nhang đang được cắm thẳng đứng. Nhang với bia mộ là biết hẻo rồi, sắp đảo chiều giảm rồi.
Mô hình nến Nhật: Dragonfly Doji
Dragonfly Doji là nến Doji chuồn chuồn, đối ngược lại với doji bia mộ. Nó báo hiệu 1 sự đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm.
Cách nhớ: nến này nhìn giống con chuồn chuồn. Chuồn chuồn thì bay. Bay thì là đảo chiều tăng chứ còn gì nữa.
Mô hình nến Nhật: Hammer
Mô hình hammer là 1 mô hình đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm, nó là 1 nến có bóng dưới rất dài (gấp đôi thân nến), bóng trên hầu như không có hoặc rất nhỏ. Nó thể hiện động lực tăng giá khi giá giảm xuống tạo râu nến nhưng lại đóng cửa phía trên khi bị phe Bò đẩy giá lên.
Cách nhớ: nến này giống cây Búa. Hammer là búa. Búa thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng. Búa có cán càng dài thì đóng càng mạnh. Nến Hammer có đuôi nến càng dài thể hiện xu hướng tăng mạnh hơn.
Mô hình nến Nhật: Hanging Man
Mô hình nến Hanging man thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và báo hiệu khả năng xu hướng tăng đó có thể đảo chiều. Nó là 1 nến có thân ngắn, bóng dưới rất dài, bóng trên hầu như không có. Nói chung nó y chang nến Hammer, chỉ khác là nó nằm tại đỉnh của xu hướng tăng, còn hammer là tại đáy của xu hướng giảm.
Cách nhớ: hanging man là người treo cổ. Treo cổ rồi thì còn làm ăn gì nữa. Chuẩn bị đảo chiều giảm.
Còn nhiều mô hình nến Nhật và cách nhớ khá thú vị không kém, anh em đón đọc phần tiếp theo của bài viết nhé. Để lại 1 like nếu bài viết giúp ích cho anh em nhé.
Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp
Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài viết liên quan