- 5,368
- 30,221
Sau khi lập kỷ lục về lượng mua vàng trong nửa đầu năm, các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục tích trữ mạnh kim loại quý này trong Q3 và đang tiến đến một năm mua vàng ở mức kỷ lục.
Trên toàn cầu, các ngân hàng trung ương đã bổ sung ròng 337 tấn vàng trong quý 3 vào dự trữ của họ, đây là mức cao thứ nhì trong Q3 từng được ghi nhận, chỉ xếp sau năm 2022.
Trong 9 tháng đầu năm, các NHTW đã mua ròng 800 tấn vàng. Con số này cao hơn 14% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dẫn đầu xu thế khi đã bổ sung thêm 78 tấn vàng vào kho dự trữ trong quý. Họ đã mua vàng 11 tháng liên tiếp kể từ đầu năm và đã tăng thêm 232 tấn vàng dự trữ kể từ khi nối lại hoạt động mua chính thức vào tháng 11 năm 2022. Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc chính thức nắm giữ 2.192 tấn vàng, chiếm 4% tổng tài sản dự trữ.
Điều đáng nói là Trung Quốc có lịch sử tăng cường dự trữ rồi sau đó im lặng.
Trước đây, họ đã tích luỹ đến 1448 tấn vàng từ năm 2002 đến năm 2019, sau đó không báo cáo gì trong hơn hai năm, trước khi tiếp tục báo cáo vào mùa thu năm ngoái. Nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục thêm vàng vào kho dự trữ của mình trong những năm im lặng đó.
Trên thực tế, luôn có suy đoán rằng Trung Quốc nắm giữ nhiều vàng hơn những gì họ tiết lộ chính thức. Như Jim Rickards đã chỉ ra trên Mises Daily vào năm 2015 , nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc cất giữ hàng nghìn tấn vàng “ngoài sổ sách” trong một cơ quan riêng biệt gọi là Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).
Năm ngoái, lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương đã tăng mạnh mà không được báo cáo. Các NHTW thường không báo cáo hoạt động mua là Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc là người mua bí ẩn dự trữ vàng để giảm thiểu rủi ro với USD.
Ngân hàng Quốc gia Ba Lan tiếp tục mua mạnh trong quý 3 với lượng vàng dự trữ tăng thêm 57 tấn, tiếp nối mức mua vào 48 tần trong quý trước. Tính đến thời điểm hiện tại, Ba Lan đã mua 105 tấn vàng, phù hợp với kế hoạch bổ sung 100 tấn vào kho dự trữ của họ. Nước này hiện nắm giữ khoảng 11% lượng dự trữ bằng vàng và họ cho biết việc mua có thể sẽ tiếp tục với mục tiêu là nâng tỷ trọng vàng lên 20%.
Khi công bố kế hoạch mở rộng dự trữ vàng, Thống đốc NHTW Ba Lan Glapiński cho biết việc nắm giữ vàng là vấn đề an ninh và ổn định tài chính.
Ông nói: “Vàng sẽ giữ nguyên giá trị ngay cả khi ai đó đình chỉ hệ thống tài chính toàn cầu, phá hủy tài sản truyền thống dựa trên hồ sơ kế toán điện tử. Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng điều này sẽ xảy ra. Nhưng cẩn trọng là không dư thừa. Và NHTW được yêu cầu phải phải chuẩn bị cho cả những trường hợp bất lợi nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy vàng có một vị trí đặc biệt trong quy trình quản lý ngoại hối của mình.”
Thổ Nhĩ Kỳ đã bán 160 tấn vàng vào mùa xuân năm ngoái nhưng đã quay lại mua vào quý 3. Họ đã mua 39 tấn vàng trong quý 3 và tổng dự trữ của nước này đã phục hồi lên 668 tấn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, đợt bán vàng lớn hồi đầu năm nay là một phản ứng cụ thể đối với động lực thị trường trong nước và không phản ánh sự thay đổi trong chiến lược vàng dài hạn của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục hạn ngạch nhập khẩu vàng vào đầu tháng 8, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy hoạt động bán vàng vào thị trường nội địa.
Bên dưới là thống kê về 8 NHTW đã mua ít nhất một tấn vàng trong quý 3:
Người bán đáng chú ý duy nhất là Kazakhstan. Ngân hàng trung ương nước này báo cáo dự trữ của họ giảm 4 tấn trong quý. Việc các ngân hàng mua hàng sản xuất trong nước – như Uzbekistan và Kazakhstan – chuyển đổi giữa mua và bán không phải là hiếm.
Nhìn lại cả năm, Trung Quốc, Ba Lan và Singapore là những người mua nhiều vàng nhất.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết “gần như chắc chắn rằng các ngân hàng trung ương đang chuẩn bị cho một năm mua vàng kỷ lục nữa” sau khi thiết lập vừa mới thiết lập kỷ lục vào năm ngoái.
Tình hình giao dịch vàng ở các NHTW
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đánh giá: “Ở một mức độ nào đó, sức mua đã vượt quá mong đợi của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi tin tưởng rằng các ngân hàng trung ương sẽ vẫn là người mua ròng vào năm 2022, nhưng chúng tôi cho rằng nó khó có thể đạt được khối lượng mua kỷ lục của năm ngoái. Nếu lực mua tiếp tục mạnh trong quý 4, tổng khối lượng cả năm có thể đạt gần hơn với mức của năm 2022. Tuy nhiên, mức mua cao lịch sử trong quý 4 năm 2022 có thể khó đạt được.”
Tổng lượng mua vàng của các NHTW vào năm 2022 là 1136 tấn. Đây là mức mua ròng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1950. Đây là năm thứ 13 liên tiếp các NHTW mua ròng kim loại quý.
Theo “Khảo sát Dự trữ Vàng của các Ngân hàng Trung ương năm 2023” do WGC công bố gần đây, 24% ngân hàng trung ương có kế hoạch bổ sung thêm vàng vào dự trữ của họ trong 12 tháng tới. Và có đến 71% NHTW được khảo sát tin rằng mức dự trữ toàn cầu nói chung sẽ tăng trong 12 tháng tới. Đó là mức tăng 10 điểm phần trăm so với năm ngoái.
[TBODY]
[/TBODY]
Trên toàn cầu, các ngân hàng trung ương đã bổ sung ròng 337 tấn vàng trong quý 3 vào dự trữ của họ, đây là mức cao thứ nhì trong Q3 từng được ghi nhận, chỉ xếp sau năm 2022.
Trong 9 tháng đầu năm, các NHTW đã mua ròng 800 tấn vàng. Con số này cao hơn 14% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dẫn đầu xu thế khi đã bổ sung thêm 78 tấn vàng vào kho dự trữ trong quý. Họ đã mua vàng 11 tháng liên tiếp kể từ đầu năm và đã tăng thêm 232 tấn vàng dự trữ kể từ khi nối lại hoạt động mua chính thức vào tháng 11 năm 2022. Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc chính thức nắm giữ 2.192 tấn vàng, chiếm 4% tổng tài sản dự trữ.
Điều đáng nói là Trung Quốc có lịch sử tăng cường dự trữ rồi sau đó im lặng.
Trước đây, họ đã tích luỹ đến 1448 tấn vàng từ năm 2002 đến năm 2019, sau đó không báo cáo gì trong hơn hai năm, trước khi tiếp tục báo cáo vào mùa thu năm ngoái. Nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục thêm vàng vào kho dự trữ của mình trong những năm im lặng đó.
Trên thực tế, luôn có suy đoán rằng Trung Quốc nắm giữ nhiều vàng hơn những gì họ tiết lộ chính thức. Như Jim Rickards đã chỉ ra trên Mises Daily vào năm 2015 , nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc cất giữ hàng nghìn tấn vàng “ngoài sổ sách” trong một cơ quan riêng biệt gọi là Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).
Năm ngoái, lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương đã tăng mạnh mà không được báo cáo. Các NHTW thường không báo cáo hoạt động mua là Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc là người mua bí ẩn dự trữ vàng để giảm thiểu rủi ro với USD.
Ngân hàng Quốc gia Ba Lan tiếp tục mua mạnh trong quý 3 với lượng vàng dự trữ tăng thêm 57 tấn, tiếp nối mức mua vào 48 tần trong quý trước. Tính đến thời điểm hiện tại, Ba Lan đã mua 105 tấn vàng, phù hợp với kế hoạch bổ sung 100 tấn vào kho dự trữ của họ. Nước này hiện nắm giữ khoảng 11% lượng dự trữ bằng vàng và họ cho biết việc mua có thể sẽ tiếp tục với mục tiêu là nâng tỷ trọng vàng lên 20%.
Khi công bố kế hoạch mở rộng dự trữ vàng, Thống đốc NHTW Ba Lan Glapiński cho biết việc nắm giữ vàng là vấn đề an ninh và ổn định tài chính.
Ông nói: “Vàng sẽ giữ nguyên giá trị ngay cả khi ai đó đình chỉ hệ thống tài chính toàn cầu, phá hủy tài sản truyền thống dựa trên hồ sơ kế toán điện tử. Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng điều này sẽ xảy ra. Nhưng cẩn trọng là không dư thừa. Và NHTW được yêu cầu phải phải chuẩn bị cho cả những trường hợp bất lợi nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy vàng có một vị trí đặc biệt trong quy trình quản lý ngoại hối của mình.”
Thổ Nhĩ Kỳ đã bán 160 tấn vàng vào mùa xuân năm ngoái nhưng đã quay lại mua vào quý 3. Họ đã mua 39 tấn vàng trong quý 3 và tổng dự trữ của nước này đã phục hồi lên 668 tấn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, đợt bán vàng lớn hồi đầu năm nay là một phản ứng cụ thể đối với động lực thị trường trong nước và không phản ánh sự thay đổi trong chiến lược vàng dài hạn của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục hạn ngạch nhập khẩu vàng vào đầu tháng 8, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy hoạt động bán vàng vào thị trường nội địa.
Bên dưới là thống kê về 8 NHTW đã mua ít nhất một tấn vàng trong quý 3:
- Ấn Độ – 9 tấn
- Uzbekistan – 7 tấn
- Cộng hòa Séc – 6 tấn
- Singapore – 4 tấn
- Qatar – 3 tấn
- Nga – 3 tấn
- Philippines – 2 tấn
- Cộng hòa Kyrgyzstan – 1 tấn
Người bán đáng chú ý duy nhất là Kazakhstan. Ngân hàng trung ương nước này báo cáo dự trữ của họ giảm 4 tấn trong quý. Việc các ngân hàng mua hàng sản xuất trong nước – như Uzbekistan và Kazakhstan – chuyển đổi giữa mua và bán không phải là hiếm.
Nhìn lại cả năm, Trung Quốc, Ba Lan và Singapore là những người mua nhiều vàng nhất.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết “gần như chắc chắn rằng các ngân hàng trung ương đang chuẩn bị cho một năm mua vàng kỷ lục nữa” sau khi thiết lập vừa mới thiết lập kỷ lục vào năm ngoái.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đánh giá: “Ở một mức độ nào đó, sức mua đã vượt quá mong đợi của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi tin tưởng rằng các ngân hàng trung ương sẽ vẫn là người mua ròng vào năm 2022, nhưng chúng tôi cho rằng nó khó có thể đạt được khối lượng mua kỷ lục của năm ngoái. Nếu lực mua tiếp tục mạnh trong quý 4, tổng khối lượng cả năm có thể đạt gần hơn với mức của năm 2022. Tuy nhiên, mức mua cao lịch sử trong quý 4 năm 2022 có thể khó đạt được.”
Tổng lượng mua vàng của các NHTW vào năm 2022 là 1136 tấn. Đây là mức mua ròng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1950. Đây là năm thứ 13 liên tiếp các NHTW mua ròng kim loại quý.
Theo “Khảo sát Dự trữ Vàng của các Ngân hàng Trung ương năm 2023” do WGC công bố gần đây, 24% ngân hàng trung ương có kế hoạch bổ sung thêm vàng vào dự trữ của họ trong 12 tháng tới. Và có đến 71% NHTW được khảo sát tin rằng mức dự trữ toàn cầu nói chung sẽ tăng trong 12 tháng tới. Đó là mức tăng 10 điểm phần trăm so với năm ngoái.
Tham khảo: SchiffGold
Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây. |
Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp
Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Bài viết liên quan