- 7,889
- 33,316
Xin chào cả nhà!
Sau đây là chia sẻ của Steve Burns trên trang newtraderu.com.
Steve Burns là trader chuyên nghiệp với vài thập kỷ kinh nghiệm giao dịch. Với ngần ấy thời gian chinh chiến trên thị trường chắc chắn sẽ tích luỹ cho ông những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá không chỉ cho trader nói chung, mà còn cho trader newbie nói riêng.
Hãy cùng xem 3 bài học tâm lý hàng đầu mà Steve Burns đã nhận ra sau hơn ba thập kỷ giao dịch là gì nhé!
Tâm lý giao dịch sai lầm là một trong những lỗ hổng lớn nhất khiến mọi người thất bại trong trading. Không có hệ thống giao dịch nào hoạt động, dù có tốt đến đâu, nếu một trader không thể tuân theo nó một cách kỷ luật và tập trung trong một thời gian dài. Chính cảm xúc và cái tôi thường khiến một trader từ bỏ các thông số quản lý rủi ro và giao dịch quá lớn, quá nhiều rủi ro và phá huỷ tài khoản của họ bất kể thành công trong quá khứ.
Mặc dù cảm xúc là thứ không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi trading, vì chúng ta là con người chứ không phải máy móc, nhưng cảm xúc có thể được quản lý để cho phép chúng ta cảm nhận chúng, hiểu chúng và vẫn đưa ra quyết định đúng đắn với những hành động chúng ta thực hiện. Một khi học được các kỹ thuật quản lý tinh thần đúng đắn, chúng ta có thể hành động giống các nhà điều hành doanh nghiệp, thay vì giống như những con bạc trong trading của mình.
Đây là ba bài học tâm lý giao dịch hàng đầu mà tôi đã học được trên thị trường trong 30 năm kinh nghiệm của mình.
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/56120/
Nếu bạn quản lý kích thước vị thế của mình một cách chính xác dựa trên sự biến động của biểu đồ, thì một giao dịch chỉ là một giao dịch và sẽ không có nhiều ý nghĩa trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn. Nếu rủi ro thua lỗ của bạn chỉ là 1% tổng số vốn giao dịch của bạn và nếu lệnh cắt lỗ của bạn được kích hoạt dựa trên định cỡ vị thế của bạn thì về mặt toán học, đó chỉ là một trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn.
Nguyên nhân chính của sự căng thẳng trong giao dịch là sự không chắc chắn, thiếu tự tin vào chiến lược của bạn, giao dịch quá lớn và chấp nhận quá nhiều rủi ro cùng một lúc. Nếu bạn biết chiến lược giao dịch của mình có lợi thế dựa trên backtesting, nghiên cứu biểu đồ hoặc tỷ lệ rủi ro/phần thưởng thì giao dịch nhỏ hơn là giải pháp cho tất cả các vấn đề mà trader phải đối mặt với căng thẳng.
Hãy ngừng trade quá lớn, nguyên tắc đơn giản này đã thay đổi tâm lý giao dịch của tôi ngay lập tức. Giao dịch đủ lớn để có ý nghĩa, nhưng không lớn đến mức khiến bạn "going on tilt" (để vận đen/đỏ ảnh hưởng đến lối chơi của mình).
Dưới đây là hướng dẫn định cỡ vị thế của tôi cho tổng vốn giao dịch.
Cái tôi là ý thức của một người về lòng tự trọng hoặc tầm quan trọng của bản thân. Bản ngã là một cấu trúc tinh thần có thể ở cả cấp độ ý thức và tiềm thức. Cái tôi là khái niệm về bản thân mà một người cố gắng bảo vệ họ khỏi sự đau đớn, tàn phá và xấu hổ. Do cái tôi, một trader có thể từ bỏ các tín hiệu và kế hoạch giao dịch của họ vì họ không muốn thừa nhận mình đã sai, xuất phát từ sự ngoan cố, tự ảo tưởng và thua lỗ lớn.
Trader chính là phần yếu nhất của bất kỳ hệ thống giao dịch nào, vì cái tôi có thể tiếp quản và dẫn đến những quyết định tồi tệ, tất cả đều nhằm cố gắng cứu vãn thể diện.
Hầu hết các dự đoán thị trường đều dựa trên bản ngã. Một trader muốn có thể nói rằng họ đã bắt được đỉnh/ đáy hoặc đã vào một kèo tuyệt vời. Giao dịch dựa trên tín hiệu và hệ thống là một con đường loại bỏ nhu cầu dự đoán, bạn chỉ cần định lượng và phản ứng. Bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra trên biểu đồ sau khi bạn thực hiện một vị thế. Tất cả những gì bạn có thể kiểm soát là những gì bạn làm. Một trade tốt là khi bạn tuân theo các thông số vào và thoát lệnh của mình để tạo ra tỷ lệ rủi ro/phần thưởng tốt, chứ không phải là số tiền bạn kiếm được hay mất đi, thị trường quyết định mới là người quyết định điều đó.
Bướng bỉnh là một cảm xúc tuôn trào từ bản ngã vì nó không muốn bị chứng minh là sai. Nhiều khi điều này dẫn đến việc để cho một trade thua tiếp tục chống lại trader. Cái tôi gặp khó khăn trong việc cắt lỗ vì chúng ghét bị sai. Đúng sai nên được đổi thành trade tốt và trade xấu và được xác định bằng kỷ luật lâu dài, chứ không phải kết quả ngắn hạn.
Cái tôi thường bị kẹt trong một nhận định thị trường tăng hoặc giảm giá và để ý kiến đó điều khiển quyết định giao dịch. Chính vì thế, nếu bạn theo dõi xu hướng giá thực tế thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn, thay vì có ý kiến về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Bạn không nên để trading tiêu tốn toàn bộ cuộc sống của bạn. Thị trường chỉ nên là một trong số những điều bạn làm trong cuộc sống. Một cuộc sống phong phú bên ngoài thị trường với bạn bè, gia đình, sở thích, học hỏi những điều mới và sống lành mạnh sẽ giúp bạn giữ vững quan điểm của mình trong thời gian thua lỗ và drawdown.
Một báo cáo lãi và lỗ không thể xác định giá trị bản thân của bạn. Lợi nhuận của bạn phản ánh nhiều hơn về việc liệu hành động giá có mang lại thành công cho phương pháp của bạn hiện tại hay không, chứ không phải liệu bạn có phải là một trader giỏi hay không. Giá trị bản thân của bạn phải được xác định bằng việc bạn có tuân thủ hệ thống giao dịch của mình với kỷ luật, tính nhất quán và quản lý rủi ro hay không.
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/68602/
Thay vì cố gắng tìm ra những việc cần làm sau khi tham gia giao dịch, kế hoạch giao dịch định trước của bạn nên được viết sẵn trước khi bạn vào một vị thế. Kế hoạch giao dịch sẽ giải thích cách bạn quản lý giao dịch trong bối cảnh hệ thống giao dịch của bạn - nơi bạn vào và hoát lệnh dựa trên các tín hiệu.
Kế hoạch giao dịch được sử dụng để thể hiện các hành động bạn sẽ thực hiện khi triển khai hệ thống giao dịch của mình trên thị trường thông qua các điểm entry, exit và định cỡ vị thế. Kế hoạch giao dịch sẽ thiết lập các thông số để thực hiện các tín hiệu của bạn bằng số vốn thực trên thị trường dựa trên các tín hiệu được xác định trước. Một kế hoạch giao dịch được tạo ra khi thị trường đóng cửa để được sử dụng khi thị trường mở cửa.
Một kế hoạch giao dịch phải được cấu trúc để giảm thiểu tổn thất khi sai và tối đa hóa lợi nhuận khi đúng về một giao dịch. Nó phải thể hiện các tín hiệu của bạn một cách cụ thể để chúng có thể được thực hiện nhanh chóng mà không do dự.
Stoploss và định cỡ vị thế thích hợp sẽ giúp giảm thiểu tổn thất. Mục tiêu lợi nhuận và trailing stop có thể tối đa hóa lợi nhuận. Đừng bao giờ giao dịch lớn đến mức cảm xúc hoặc cái tôi của bạn trở nên ồn ào trong lúc thực hiện kế hoạch giao dịch của bạn.
Kế hoạch giao dịch của bạn phải dựa trên bối cảnh hệ thống của bạn bằng cách sử dụng danh sách theo dõi, khung thời gian, khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu hoàn vốn để thể hiện chiến lược của bạn theo cách có thể hành động được.
Một kế hoạch giao dịch sẽ chuyển hướng quá trình ra quyết định của bạn khỏi cái tôi của bạn và ngăn các sai sót trở thành cảm xúc khi một giao dịch đi ngược lại bạn. Kế hoạch giao dịch là nơi bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi nỗi sợ hãi, lòng tham hoặc bản ngã muốn chiếm lấy. Các trader độc lập vẫn có một ông sếp, đó chính là kế hoạch giao dịch của họ.
Đừng quên THẢ TIM, SHARE "VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Sau đây là chia sẻ của Steve Burns trên trang newtraderu.com.
Steve Burns là trader chuyên nghiệp với vài thập kỷ kinh nghiệm giao dịch. Với ngần ấy thời gian chinh chiến trên thị trường chắc chắn sẽ tích luỹ cho ông những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá không chỉ cho trader nói chung, mà còn cho trader newbie nói riêng.
Hãy cùng xem 3 bài học tâm lý hàng đầu mà Steve Burns đã nhận ra sau hơn ba thập kỷ giao dịch là gì nhé!
***
Tâm lý giao dịch sai lầm là một trong những lỗ hổng lớn nhất khiến mọi người thất bại trong trading. Không có hệ thống giao dịch nào hoạt động, dù có tốt đến đâu, nếu một trader không thể tuân theo nó một cách kỷ luật và tập trung trong một thời gian dài. Chính cảm xúc và cái tôi thường khiến một trader từ bỏ các thông số quản lý rủi ro và giao dịch quá lớn, quá nhiều rủi ro và phá huỷ tài khoản của họ bất kể thành công trong quá khứ.
Mặc dù cảm xúc là thứ không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi trading, vì chúng ta là con người chứ không phải máy móc, nhưng cảm xúc có thể được quản lý để cho phép chúng ta cảm nhận chúng, hiểu chúng và vẫn đưa ra quyết định đúng đắn với những hành động chúng ta thực hiện. Một khi học được các kỹ thuật quản lý tinh thần đúng đắn, chúng ta có thể hành động giống các nhà điều hành doanh nghiệp, thay vì giống như những con bạc trong trading của mình.
Đây là ba bài học tâm lý giao dịch hàng đầu mà tôi đã học được trên thị trường trong 30 năm kinh nghiệm của mình.
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/56120/
Làm thế nào để giảm căng thẳng khi giao dịch?
Hãy coi mỗi giao dịch chỉ là một trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn.
Nếu bạn quản lý kích thước vị thế của mình một cách chính xác dựa trên sự biến động của biểu đồ, thì một giao dịch chỉ là một giao dịch và sẽ không có nhiều ý nghĩa trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn. Nếu rủi ro thua lỗ của bạn chỉ là 1% tổng số vốn giao dịch của bạn và nếu lệnh cắt lỗ của bạn được kích hoạt dựa trên định cỡ vị thế của bạn thì về mặt toán học, đó chỉ là một trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn.
Nguyên nhân chính của sự căng thẳng trong giao dịch là sự không chắc chắn, thiếu tự tin vào chiến lược của bạn, giao dịch quá lớn và chấp nhận quá nhiều rủi ro cùng một lúc. Nếu bạn biết chiến lược giao dịch của mình có lợi thế dựa trên backtesting, nghiên cứu biểu đồ hoặc tỷ lệ rủi ro/phần thưởng thì giao dịch nhỏ hơn là giải pháp cho tất cả các vấn đề mà trader phải đối mặt với căng thẳng.
Hãy ngừng trade quá lớn, nguyên tắc đơn giản này đã thay đổi tâm lý giao dịch của tôi ngay lập tức. Giao dịch đủ lớn để có ý nghĩa, nhưng không lớn đến mức khiến bạn "going on tilt" (để vận đen/đỏ ảnh hưởng đến lối chơi của mình).
Dưới đây là hướng dẫn định cỡ vị thế của tôi cho tổng vốn giao dịch.
- 20% kích thước vị thế cho các quỹ ETF chỉ số thông thường.
- 10% kích thước vị thế cho các cổ phiếu vốn hóa lớn.
- 5% kích thước vị thế cho các quỹ ETF có đòn bẩy và các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa nhỏ.
- 1% kích thước vị thế cho các hợp đồng quyền chọn.
Làm thế nào để bạn thoát khỏi cái tôi trong trading?
Tập trung giao dịch chiến lược của bạn, chứ không phải ý kiến hoặc dự đoán của bạn.
Cái tôi là ý thức của một người về lòng tự trọng hoặc tầm quan trọng của bản thân. Bản ngã là một cấu trúc tinh thần có thể ở cả cấp độ ý thức và tiềm thức. Cái tôi là khái niệm về bản thân mà một người cố gắng bảo vệ họ khỏi sự đau đớn, tàn phá và xấu hổ. Do cái tôi, một trader có thể từ bỏ các tín hiệu và kế hoạch giao dịch của họ vì họ không muốn thừa nhận mình đã sai, xuất phát từ sự ngoan cố, tự ảo tưởng và thua lỗ lớn.
Trader chính là phần yếu nhất của bất kỳ hệ thống giao dịch nào, vì cái tôi có thể tiếp quản và dẫn đến những quyết định tồi tệ, tất cả đều nhằm cố gắng cứu vãn thể diện.
Hầu hết các dự đoán thị trường đều dựa trên bản ngã. Một trader muốn có thể nói rằng họ đã bắt được đỉnh/ đáy hoặc đã vào một kèo tuyệt vời. Giao dịch dựa trên tín hiệu và hệ thống là một con đường loại bỏ nhu cầu dự đoán, bạn chỉ cần định lượng và phản ứng. Bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra trên biểu đồ sau khi bạn thực hiện một vị thế. Tất cả những gì bạn có thể kiểm soát là những gì bạn làm. Một trade tốt là khi bạn tuân theo các thông số vào và thoát lệnh của mình để tạo ra tỷ lệ rủi ro/phần thưởng tốt, chứ không phải là số tiền bạn kiếm được hay mất đi, thị trường quyết định mới là người quyết định điều đó.
Bướng bỉnh là một cảm xúc tuôn trào từ bản ngã vì nó không muốn bị chứng minh là sai. Nhiều khi điều này dẫn đến việc để cho một trade thua tiếp tục chống lại trader. Cái tôi gặp khó khăn trong việc cắt lỗ vì chúng ghét bị sai. Đúng sai nên được đổi thành trade tốt và trade xấu và được xác định bằng kỷ luật lâu dài, chứ không phải kết quả ngắn hạn.
Cái tôi thường bị kẹt trong một nhận định thị trường tăng hoặc giảm giá và để ý kiến đó điều khiển quyết định giao dịch. Chính vì thế, nếu bạn theo dõi xu hướng giá thực tế thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn, thay vì có ý kiến về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Bạn không nên để trading tiêu tốn toàn bộ cuộc sống của bạn. Thị trường chỉ nên là một trong số những điều bạn làm trong cuộc sống. Một cuộc sống phong phú bên ngoài thị trường với bạn bè, gia đình, sở thích, học hỏi những điều mới và sống lành mạnh sẽ giúp bạn giữ vững quan điểm của mình trong thời gian thua lỗ và drawdown.
Một báo cáo lãi và lỗ không thể xác định giá trị bản thân của bạn. Lợi nhuận của bạn phản ánh nhiều hơn về việc liệu hành động giá có mang lại thành công cho phương pháp của bạn hiện tại hay không, chứ không phải liệu bạn có phải là một trader giỏi hay không. Giá trị bản thân của bạn phải được xác định bằng việc bạn có tuân thủ hệ thống giao dịch của mình với kỷ luật, tính nhất quán và quản lý rủi ro hay không.
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/68602/
Làm thế nào để quản lý giao dịch?
Thực hiện một kế hoạch giao dịch đã định trước thay vì cố gắng quyết định phải làm gì khi đã ở trong một giao dịch.
Thay vì cố gắng tìm ra những việc cần làm sau khi tham gia giao dịch, kế hoạch giao dịch định trước của bạn nên được viết sẵn trước khi bạn vào một vị thế. Kế hoạch giao dịch sẽ giải thích cách bạn quản lý giao dịch trong bối cảnh hệ thống giao dịch của bạn - nơi bạn vào và hoát lệnh dựa trên các tín hiệu.
Kế hoạch giao dịch được sử dụng để thể hiện các hành động bạn sẽ thực hiện khi triển khai hệ thống giao dịch của mình trên thị trường thông qua các điểm entry, exit và định cỡ vị thế. Kế hoạch giao dịch sẽ thiết lập các thông số để thực hiện các tín hiệu của bạn bằng số vốn thực trên thị trường dựa trên các tín hiệu được xác định trước. Một kế hoạch giao dịch được tạo ra khi thị trường đóng cửa để được sử dụng khi thị trường mở cửa.
Một kế hoạch giao dịch phải được cấu trúc để giảm thiểu tổn thất khi sai và tối đa hóa lợi nhuận khi đúng về một giao dịch. Nó phải thể hiện các tín hiệu của bạn một cách cụ thể để chúng có thể được thực hiện nhanh chóng mà không do dự.
Stoploss và định cỡ vị thế thích hợp sẽ giúp giảm thiểu tổn thất. Mục tiêu lợi nhuận và trailing stop có thể tối đa hóa lợi nhuận. Đừng bao giờ giao dịch lớn đến mức cảm xúc hoặc cái tôi của bạn trở nên ồn ào trong lúc thực hiện kế hoạch giao dịch của bạn.
Kế hoạch giao dịch của bạn phải dựa trên bối cảnh hệ thống của bạn bằng cách sử dụng danh sách theo dõi, khung thời gian, khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu hoàn vốn để thể hiện chiến lược của bạn theo cách có thể hành động được.
Một kế hoạch giao dịch sẽ chuyển hướng quá trình ra quyết định của bạn khỏi cái tôi của bạn và ngăn các sai sót trở thành cảm xúc khi một giao dịch đi ngược lại bạn. Kế hoạch giao dịch là nơi bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi nỗi sợ hãi, lòng tham hoặc bản ngã muốn chiếm lấy. Các trader độc lập vẫn có một ông sếp, đó chính là kế hoạch giao dịch của họ.
Nguồn: newtraderu
Đừng quên THẢ TIM, SHARE "VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính
Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan