TraderViet Content Sharing
Junior Mod
- 426
- 930
- Thread cover
- data/assets/threadprofilecover/giaodichtheoxuhuong55-1726216753.png
- Chủ đề liên quan
- 1997,86120,85122,88250,
*** Bài viết do Kakata gửi cho TraderViet ***
-----
-----
1. Wash Out Là Gì?
Wash out là một thuật ngữ dùng để mô tả một phiên giảm điểm mạnh của thị trường, gây ra tâm lý hoảng loạn cực độ trong thị trường, nhà đầu tư bán bằng mọi giá thể hiện ở khối lượng tăng vọt và hàng loạt cổ phiếu giảm sàn. Tuy nhiên, vào cuối phiên Wash out thường thị trường sẽ quay đầu tăng trở lại, hoặc hồi phục dần rồi tiếp tục xu hướng tăng trước đó.
À quên bình thường mình hay nói về chủ để VSA nên sợ mọi người hiểu nhầm, wash out nó là một thuật ngữ không liên quan trực tiếp phương pháp VSA, mặc dù cách diễn giải khá giống với 1 nến trong VSA. Cơ bản từ Wash out có nghĩa là “quét sách”, “làm sạch”. Có nghĩa nó là một tình huống ép nhà đầu tư buộc phải bán do mất niềm tin vào thị trường hoặc bị thanh lý cổ phiếu trong tình huống dùng đòn bẩy cao (margin cao).
Hãy cùng làm rõ đặc điểm nhận diện của phiên Wash out bằng 4 điểm dưới đây nhé:
[1] Đầu tiên hãy đi vào khối lượng, trước khi xuất hiện phiên wash out khối lượng thường sẽ cạn dần, bỗng nhiên hình thành một phiên khối lượng tăng đột biến gấp 2,3 lần.
[2] Biên độ thanh giá này thường rất rộng, và thường là sẽ xuất hiện nhảy Gap giảm xuống.
[3] Giá đóng cửa thường nằm ở mức gần mức trên cùng thành giá (30% phía trên của thanh giá).
[4] Xu hướng thị trường và bối cảnh:
- Nằm một giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn trong một xu hướng tăng dài hạn, cũng có thể xuất hiện cả trong downtrend dài hạn
- Đây là một phiên mà cá mập ép bán ở vùng giá thấp sau đó họ kéo tăng những mã cổ phiếu vốn hoá lớn trong VN30 từ đó giữ được chỉ số chung thị trường dường như không rớt quá sâu. Nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng lượng cung trong thị trường vẫn còn lớn dẫn tới họ không giữ chỉ số nữa khiến cho cả thị trường gần như sụp đổ, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn.
2. Mục đích của Wash Out là gì?
Mặc cho sự khốc liệt của phiên wash out, nó giữ một vai trò cực kì tích cực cho thị trường. cụ thể là:
[1] Thanh lọc thị trường: Wash out giữ vai trò loại bỏ nhà đầu tư yếu (weak hands) ra khỏi thị trường, chuyển tài sản từ nhà đầu tư yếu sang nhà đầu tư mạnh (Strong hands - tổ chức, quỹ,...). Từ đó củng cố xu hướng chính của thị trường, bằng chứng là sau wash out anh chị em sẽ thấy thị trường tăng lên bền vững không còn hiện tượng thị trường quá nóng.
[2] Tái cấu trúc thị trường: Loại bỏ vị thế của nhà đầu tư yếu và gia tăng vị thế của nhà đầu tư mạnh trên thị trường, anh chị em tưởng tượng nó giống kiểu khi một triều đại đi xuống (Weak hands) thì sẽ có một triều đại khác (Strong hands) mạnh lên thay thế triều đại cũ cai quản đất nước.
[3] Tạo đà cho xu hướng mới: Chắc chắn rồi, wash out sẽ thanh lý lượng cung tiềm năng của thị trường, nhờ vào đó xu hướng tăng mới sẽ bền vững hơn. Vì khi cung đã bị quét sạch chỉ cần một lượng câu nhỏ cũng đủ làm giá tăng lên.
Tóm lại, mục đích chính của phiên wash out là giúp thị trường "loại bỏ" các nhà giao dịch yếu (weak hands) và tạo sự ổn định cũng như điều chỉnh cung cầu, từ đó có thể thiết lập xu hướng mới bền vũng hơn.
3. Giao dịch cùng Wash out
Đối với nhà giao dịch đang trong vị thế thua lỗ, việc bán hoặc giảm tỉ trọng nên được thực hiện khi giá chạm stop loss. Việc cắt lỗ là điều không cần thiết khi đợi tài sản âm quá cao (15,20%) ở trong những phiên như này. Thay vì vậy hãy đợi giá hồi phục và cơ cấu lại danh mục.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiếp theo hãy cùng đi đến các ví dụ để hiểu rõ hơn về wash out nhé anh chị em.
Ví dụ VNINDEX: Anh chị em đọc theo số thứ tự cho tiện theo dõi nhé. Đây là một ví dụ về wash out trong một thị trường down trend. Diễn biến như sau, đầu tiên là [1] xu hướng giảm dài hạn và [2] khối lượng thấp đi đáng kể cho thấy người muốn bán đã bán ở trước đó khiến lượng cung thị trường giảm đi đáng kể rồi, [3] tuy nhiên wash out mở gap down xuất hiện ở đầu phiên khiến người có niềm tin cuối cùng vào thị trường cũng bán ra, cuối phiên giá tăng đóng cửa ở mức cao của thanh nến và cao hơn cả thanh giá trước đó. [4] Sau wash out giá tăng hồi phục và đưa thị trường vào một giai đoạn tích luỹ đi ngang sau đó.
Một ví dụ về thời điểm khác của VNINDEX: Đây là một ví dụ về wash out xuất hiện trong một xu hướng điều chỉnh ngắn hạn trong một xu hướng tăng dài hạn của VNINDEX. Ở ví dụ này em chỉ có một lưu ý nhỏ ở điểm số [3] đó là wash out xuất hiện thành nhiều phiên, Ở thị trường tăng giảm không biên độ như Mỹ sau 1 phiên wash out thì đáy đã hiện cực rõ rồi, tuy nhiên đặc thù VN là thị trường tăng giảm có biên độ nên wash out có thể sẽ tính bằng cụm nến từ khi giá phá thủng hỗ trợ đến khi đóng cửa gần mức cao của thanh giá giảm đầu tiên.
Bài viết tới đây là hết rồi, hi vọng sau bài viết wash out này sẽ giúp anh chị em hiểu thêm về một thuật ngữ của thị trường chứng khoán, phần nào giúp anh chị em có thêm góc nhìn về quan sát thị trường từ đó nâng cao được năng lực đầu tư bản thân. Nếu có gì chưa rõ, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ với mình. Chúc anh chị em giao dịch thành công.
----------------------------
Kakata là chuyên trang về phương pháp Wyckoff và ứng dụng phương pháp này vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo dõi Kakata tại:
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng
Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Bài viết liên quan