Toàn tập Mô Hình Biểu Đồ Nâng Cao - Phần 2 - Hồi 4: Mô hình N-nến tăng/giảm

Toàn tập Mô Hình Biểu Đồ Nâng Cao - Phần 2 - Hồi 4: Mô hình N-nến tăng/giảm

Toàn tập Mô Hình Biểu Đồ Nâng Cao - Phần 2 - Hồi 4: Mô hình N-nến tăng/giảm

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,724
29,587
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV67-1729827030.png
Chủ đề liên quan
95420, 95408, 95400,95382
Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu xong mô hình đỉnh đáy tương xứng, các mô hình được viết trong seri này sẽ có từ đơn giản đến phức tạp, hiện tại chúng ta đang tìm hiểu những mô hình tương đối đơn giản nhé anh em. Như mô hình đỉnh đáy tương ứng này có thể hiểu đơn giản là chúng ta xác định thời điểm thị trường có thể tạo đỉnh hoặc tạo đáy thôi, và nó thường được hình thành trong ít nhất là 3 nến. Nguyên tắc giao dịch của những mô hình này lại rất đơn giản, khó là ở chỗ làm sao có thể xác định được chính xác chúng trên biểu đồ thôi nhé.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể vào link này xem lại nội dung bài viết nhé:

Toàn tập Mô Hình Biểu Đồ Nâng Cao - Phần 2 - Hồi 3: Mô hình đỉnh/đáy tương xứng


Còn bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu mô hình giao dịch tiếp theo, mô hình này là một trong những mô hình mà mình thấy xuất hiện khá thường xuyên trên biểu đồ giá và nó rất hữu ích khi phân tích trên thị trường chứng khoán. Mô hình này là mô hình gồm có n-nến tăng hoặc giảm liên tục, nó thường là từ 4 nến trở lên là tốt nhất nhé.

Bây giờ chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết cách thức xác định cũng như cách giao dịch mô hình n-nến tăng hoặc giảm này như thế nào nhé.


Nhóm 4: n-Nến tăng/giảm


Nguyên tắc giao dịch với n-nến tăng/giảm

Các cổ phiếu tạo ra đỉnh và đáy mới kèm theo khối lượng giao dịch lớn sẽ thu hút được những người giao dịch theo động lực. Nhưng người giao dịch theo đông lượng này sẽ tiếp tục đẩy giá cố phiếu này đi cho đến khi cung hoặc cầu giảm bớt. Nhưng cũng giống như những đợt tăng hoặc giảm nào, xu hướng này sẽ có lúc dừng lại và đảo chiều. Vì giá sẽ trở nên quá mua hoặc quá bán tạo điều kiện cho cung cầu cạn kiệt. Do đó nếu như bạn thấy những mức giá này đảo chiều (có thể là trong thời gian ngắn) thì cơ hội giao dịch sẽ xuất hiện. Những nhà giao dịch chờ đợi và tận dụng các giao dịch ngược chiều này rất táo bạo và mạo hiểm, nhưng những giao dịch như thế lại mang lại tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro lành mạnh. Chiến lược giao dịch phổ biến là chờ cho xu hướng chững lại và đảo chiều. Thiết lập n-nến tăng hoặc giảm sẽ cung cấp cho chúng ta một tín hiệu giao dịch ngược với xu hướng này.
  • Giao dịch: các thiết lập n-nến tăng giảm này thường được hình thành ở các mức đỉnh hoặc đáy mới. Giá phải tạo ra ít nhất một mức đỉnh hoặc đáy mới với ít nhất 21 thanh nến và ít nhất 3 đỉnh mới hoặc 3 đáy mới liên tiếp – con số này càng cao thì kết quả của mô hình sẽ càng tốt. Sau khi thị trường di chuyển càng cạn kiệt thì bạn có thể vào lệnh mua trên giá cao nhất của nến giảm cuối cùng hoặc vào lệnh bán bên dưới mức giá thấp nhất của nến tăng giá cuối cùng và cách mức giá đó khoảng 1 tick hoặc 5 cent.
  • Điểm dừng lỗ: đặt dừng lỗ bên dưới giá thấp nhất của nến giảm đối với thiết lập mua và ngược lại đặt dừng lỗ phái trên giá cao nhất của nến tăng đối với thiết lập bán khoảng 1 tick.
  • Điểm chốt lời: Đặt chốt lời ở mức 62% hoặc 100% trong toàn bộ phạm vi tăng hoặc giảm của n-nến tăng giảm đó cho cả thiết lập mua và bán. Các mục tiêu khác có thể đặt tại vùng đỉnh hoặc vùng đáy trước đó trước khi thiết lập mô hình n-nến tăng giảm này nhé anh em.
Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ thực tế cho thiết lập n-nến tăng/giảm:

1729826751614.png


Trong đó thì hình bên trái là mô hình n-nến tăng và hình bên phải là n-nến giảm. Nguyên tắc giao dịch cụ thể hơn sẽ nằm ở nội dung bên dưới nhé.




Giao dịch mô hình n-nến tăng/giảm


Các bạn nhìn hình bên dưới:

1729826796893.png

Đây là ví dụ giao dịch với mô hình n-nến giảm giá trên biểu đồ Russell 2000 Emini (ER2). Ta thấy vào ngày 10 tháng 5 năm 2007, ER2 đã bị bán hết trong phiên giao dịch trước buổi chiều và bắt đàu tạo ra mức thấp mới vào khoảng 12 giờ trưa. 6 nến giảm liên tiếp tạo đáy mới thấp hơn được hình thành trước khi có một nến tăng đảo chiều kích hoạt giao dịch phía trên mức giá cao nhất của nến trước đó. Thiết lập này đã cung cấp cho chúng ta một giao dịch mu trong một xu hướng giảm giá.
  • Điểm vào lệnh mua được thực hiện phía trên mức giá cao nhất của nến giảm giá cuối cùng trước đó 1 tick, cụt hể là ở mức giá 822.7.
  • Điểm dừng lỗ được đặt bên dưới mức giá thấp nhất của mô hình n-nến giảm giá, tức là ở mức 821.6.
  • Chốt lời mục tiêu sẽ được đặt ở giữa vùng 62% đến 100% của độ lớn được tạo bởi n-nến giảm giá này và trong ví dụ này thì vùng này cụ thể là từ mức 824.8 đến 826.
Đây là cách thức giao dịch với mô hình n-nến giảm giá, nguyên tắc gioa dịch với thiết lập tăng giá cũng sẽ tương tự nhưng ngược lại thôi nhé anh em. Chúng ta xem tiếp nhé.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

1729826826850.png


Ví dụ trên minh họa cho chúng ta thiết lập n-nến tăng gái từ biểu đồ tuần của cổ phiểu Chevron từ tháng 1 tới tháng 3 năm 2005, cổ phiếu này đã tăng từ 52 USD lên 63 USD. Chevron đã tạo được một loạt các mức giá cao hơn để hoàn thành cho chúng ta đỉnh của mô hình n-nến tăng giá. Vào đầu tháng 4 năm 2005, cổ phiếu này ngừng thiết lập mức đỉnh mới và đưa ra một thiết lập bán khống khá tiềm năng cho chúng ta cụ thể như sau:
  • Điểm vào lệnh bán được thực hiện bên dưới mức giá thấp nhất của nến tạo đỉnh cao hơn cuối cùng, ở mức 59.70 USD.
  • Điểm dừng lỗ được đặt trên mức giá cao nhất của thiết lập n-nến tăng giá tức là ở mức giá 63.25 USD.
  • Đặt mục tiêu lợi nhuận trong khoảng từ 62% đến 100% của thiết lập n-nến tăng giá, cụ thể ở ví dụ này là từ mức giá 55 USD tới 53 USD.
Đây là cách thức giao dịch mô hình n-nến tăng/giảm giá, nguyên tắc giao dịch khá đơn giản, tuy nhiên thì các bạn nên kết hợp thêm với các vùng giá quan trọng khác như hỗ trợ kháng cự hoặc vùng cung cầu, cũng thể kết hợp thêm sự xác nhận từ chỉ báo để gia tăng được sự thành công của thiết lập này hơn nhé.

Ở phần tới thì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nhóm mô hình nến tiếp theo, mô hình này có thể sẽ rất quen thuộc với anh em đấy nhé. Và qua phần sau là chúng ta kết thúc phần 2 với các mô hình nhóm 3 nến này và chính thức chuyển qua phần 3, một phần khá là phức tạp, đó là các mức Pivot. Đây là những mức giá có thể giúp cho chúng ta tìm được các vùng giá hình thành mô hình và giao dịch chúng được hiểu quả hơn.

Bây giờ mời anh em ngâm cứu phần này trước nhé.
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • anhnguyen14 trong Chuyện bên lề 1,508 Xem / 65 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 27,126 Xem / 51 Trả lời
  • khapham1010 trong Sách Trading - Tài liệu Trading 66,391 Xem / 262 Trả lời
  • HungerTrader trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 74,572 Xem / 117 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 643 Xem / 3 Trả lời
  • hieuchampion trong Hội Trader giao dịch Quỹ 8,430 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 875 Xem / 10 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.