- 7,696
- 33,000
Xin chào cả nhà!
Tony Motana (@ScarfaceTrades_) là một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán. Anh mất nhiều năm mới có thể có được lợi nhuận trên thị trường. Quá trình để trở thành một nhà giao dịch thành công của Tony Montana cũng khá vất vả.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em Quy tắc 84% mà Tony Montana đã phát hiện ra sau 3 năm thua lỗ liên tục nhé!
Tôi đã thua lỗ hơn 3 năm trước khi tìm ra lý do LỚN NHẤT khiến tôi không thể trở thành một trader có lợi nhuận.
Sau khi khắc phục sai lầm này, tỷ lệ thắng của tôi đã tăng lên đáng kể.
Quy tắc 84% nêu rõ rằng nếu giao dịch thuộc phạm vi hệ thống của bạn KHÔNG hoạt động ngay trong lần đầu tiên bạn thực hiện, thì theo giả thuyết, lần thứ hai giá tìm về mức đó, nó sẽ hoạt động hiệu quả trong 84% thời gian.
Quy tắc này hoạt động vì luận điểm của bạn có thể đúng, tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch hoặc kế hoạch giao dịch của bạn kém, do đó, bạn sẽ bị "stop-out".
Điều này có thể xảy ra vì:
Tôi tuân theo 3 bước đơn giản sau:
Ở đây, chúng ta có thể thấy một cú break (phá vỡ) và retest (kiểm tra lại) mức đỉnh của ngày.
Chúng ta đã vào lệnh ngay cú retest (kiểm tra lại) với mục tiêu lợi nhuận đặt tại wholer number (vùng số nguyên) và dừng lỗ đặt bên dưới pivot low (đáy xoay chiều) trước đó.
Thật không may, chúng ta đã bị "stop-out" với giao dịch này và mất $210.
Chúng ta làm gì bây giờ?
Lúc này, chúng ta sẽ CHỜ!
Quy tắc này không có nghĩa bạn cứ thế nhảy vào nếu giá phá vỡ mức đỉnh.
Không, chúng ta sẽ đợi cho đến giá đáp ứng CHÍNH XÁC các tiêu chí như trước, sau đó chúng ta mới vào lệnh để tận dụng Quy tắc 84%.
Sau khi chờ đợi, chúng ta thấy giá đã retest ở cùng ngưỡng giá với giao dịch trước, đồng thời đó cũng là giá đóng cửa của một cây nến mạnh (setup A+).
Chúng ta có thể vào lệnh ở đây với cùng tiêu chí (mục tiêu lợi nhuận và dừng lỗ) như giao dịch trước.
Nếu chúng ta thực hiện giao dịch, chúng ta có thể thấy, lần này chúng ta đã đạt được mục tiêu lợi nhuận ban dầu bằng cách sử dụng Quy tắc 84%.
Điều này đã đem về cho chúng ta giao dịch trị giá $1.220.
Với khoản lỗ đầu tiên là $210, điều này có nghĩa là chúng ta đã kiếm được $1.010 trong ngày nhờ sử dụng Quy tắc 84%!
Tôi hy vọng khái niệm về Quy tắc 84% này đã giúp bạn học được điều gì đó có giá trị cho hoạt động giao dịch của mình vào năm 2024!
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Tony Motana (@ScarfaceTrades_) là một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán. Anh mất nhiều năm mới có thể có được lợi nhuận trên thị trường. Quá trình để trở thành một nhà giao dịch thành công của Tony Montana cũng khá vất vả.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em Quy tắc 84% mà Tony Montana đã phát hiện ra sau 3 năm thua lỗ liên tục nhé!
***
Tôi đã thua lỗ hơn 3 năm trước khi tìm ra lý do LỚN NHẤT khiến tôi không thể trở thành một trader có lợi nhuận.
Sau khi khắc phục sai lầm này, tỷ lệ thắng của tôi đã tăng lên đáng kể.
Chiến lược 84% để thua ít hơn vào năm 2024
1. Quy tắc 84% là gì?
Quy tắc 84% nêu rõ rằng nếu giao dịch thuộc phạm vi hệ thống của bạn KHÔNG hoạt động ngay trong lần đầu tiên bạn thực hiện, thì theo giả thuyết, lần thứ hai giá tìm về mức đó, nó sẽ hoạt động hiệu quả trong 84% thời gian.
2. Tại sao Quy tắc 84% lại hoạt động hiệu quả?
Quy tắc này hoạt động vì luận điểm của bạn có thể đúng, tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch hoặc kế hoạch giao dịch của bạn kém, do đó, bạn sẽ bị "stop-out".
Điều này có thể xảy ra vì:
- Lệnh dừng lỗ đặt quá gần.
- Vào lệnh quá sớm/ quá muộn.
- Được sử dụng như bẫy giá thanh khoản (Fake Out Liquidity)
3. Làm thế nào để sử dụng Quy tắc 84%?
Tôi tuân theo 3 bước đơn giản sau:
- Vào lệnh với setup A+ trong hệ thống của bạn với một luận điểm hợp lệ.
- Nếu bị "stop-out", ĐỪNG vào lệnh lại ngay mà hãy lùi lại một bước và đánh giá lại biểu đồ: Liệu luận điểm đó có còn hiệu lực không?
- Vào lệnh lại một lần nữa với CÙNG tiêu chí như giao dịch đầu tiên.
4. Ví dụ về giao dịch với Quy tắc 84%
Ở đây, chúng ta có thể thấy một cú break (phá vỡ) và retest (kiểm tra lại) mức đỉnh của ngày.
Chúng ta đã vào lệnh ngay cú retest (kiểm tra lại) với mục tiêu lợi nhuận đặt tại wholer number (vùng số nguyên) và dừng lỗ đặt bên dưới pivot low (đáy xoay chiều) trước đó.
Thật không may, chúng ta đã bị "stop-out" với giao dịch này và mất $210.
Chúng ta làm gì bây giờ?
Lúc này, chúng ta sẽ CHỜ!
Quy tắc này không có nghĩa bạn cứ thế nhảy vào nếu giá phá vỡ mức đỉnh.
Không, chúng ta sẽ đợi cho đến giá đáp ứng CHÍNH XÁC các tiêu chí như trước, sau đó chúng ta mới vào lệnh để tận dụng Quy tắc 84%.
5. Vào lệnh sử dụng Quy tắc 84%
Sau khi chờ đợi, chúng ta thấy giá đã retest ở cùng ngưỡng giá với giao dịch trước, đồng thời đó cũng là giá đóng cửa của một cây nến mạnh (setup A+).
Chúng ta có thể vào lệnh ở đây với cùng tiêu chí (mục tiêu lợi nhuận và dừng lỗ) như giao dịch trước.
6. Để giao dịch diễn ra
Nếu chúng ta thực hiện giao dịch, chúng ta có thể thấy, lần này chúng ta đã đạt được mục tiêu lợi nhuận ban dầu bằng cách sử dụng Quy tắc 84%.
Điều này đã đem về cho chúng ta giao dịch trị giá $1.220.
Với khoản lỗ đầu tiên là $210, điều này có nghĩa là chúng ta đã kiếm được $1.010 trong ngày nhờ sử dụng Quy tắc 84%!
Kết luận
Tôi hy vọng khái niệm về Quy tắc 84% này đã giúp bạn học được điều gì đó có giá trị cho hoạt động giao dịch của mình vào năm 2024!
Nguồn: twitter
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci
Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan