- 7,770
- 33,086
Xin chào cả nhà!
Tony Motana (@ScarfaceTrades_) là một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán. Anh mất nhiều năm mới có thể có được lợi nhuận trên thị trường. Quá trình để trở thành một nhà giao dịch thành công của Tony Montana cũng khá vất vả.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em về một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong trading, chính là quản lý rủi ro, dựa trên kinh nghiệm thực tế của trader Tony Montana nhé!
Khi tôi bắt đầu day trade, tài khoản của tôi đã đi từ: $30K => $3K => +$1M.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn về một trong những khía cạnh QUAN TRỌNG nhất của trading:
Khía cạnh quan trọng nhất của trading chính là quản lý rủi ro.
Điều này là bởi thị trường rất biến động và do đó, các chiến lược có các giai đoạn mà chúng sẽ hứng chịu những đợt drawdown (sụt giảm tài khoản).
Trong những giai đoạn này, QUẢN LÝ RỦI RO là chìa khoá!
Trader A (Không quản lý rủi ro): +$1.000, -$2.000, +$500 = -$500.
Trader B (Quản lý rủi ro phù hợp): +$500, -$100, -$100 = +$300.
Trong trường hợp 1, trader thắng 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc ngày giao dịch trong sắc đỏ.
Trong trường hợp 2, trader thua 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc ngày giao dịch trong sắc xanh.
Tại sao?
Điều này là do trong trường hợp 2, trader mất cùng một số tiền mỗi lần thua (hay cùng một "R bội số").
Bằng cách này, một trader có thể biết chính xác họ sẽ thắng hay thua bao nhiêu, thay vì cố gắng hốt trọn những gì "có vẻ tốt".
Trong bảng dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc giành được winrate (tỷ lệ thắng) cao hơn trong các giao dịch đồng nghĩa với việc bạn có thể chỉ cần một tỷ lệ R:R thấp hơn.
Hầu hết mọi người không hiểu rằng, ngay cả với tỷ lệ thắng 20%, họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận với tỷ lệ R:R cao hơn.
Tôi biết có những trader thực sự chỉ giao dịch với các ngưỡng Hỗ trợ - Kháng cự siêu cơ bản và họ là những triệu phú trader.
Tại sao ư?
Bởi vì quản lý rủi ro và tỷ lệ R:R là ưu tiên số 1 của họ, chứ không phải chiến lược giao dịch họ dùng.
Ở đây chúng ta thấy một giao dịch với ngưỡng Hỗ trợ - Kháng cự của $SPY.
Giao dịch rất đơn giản: Chúng ta sẽ vào lệnh sau khi giá phá vỡ ngưỡng Kháng cự đó và retest (chạm lại) để cho thấy ngưỡng Kháng cự đã chuyển sang Hỗ trợ.
Tôi thích một tỷ lệ R:R ít nhất là 1:2 trên mỗi giao dịch.
Do đó, trong giao dịch này, chúng ta sẽ nhắm đến toàn bộ con số tâm lý $420 đó.
Chúng ta đặt stoploss (dừng lỗ) bên dưới vùng tích luỹ trước đó (tương đương với 2,67R).
Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta mạo hiểm $200, chúng ta sẽ kiếm được $534.
Ở đây, chúng ta thấy giao dịch đã hoạt động và với khâu quản lý rủi ro phù hợp, chúng ta đã kiếm được $534.
Bây giờ, nếu chúng ta mạo hiểm $200 cho 2 giao dịch khác, chúng ta sẽ vẫn có lợi nhuận $134 vì chúng ta đã xác định rủi ro từ trước.
Tóm lại, đây là lý do tại sao đây là khía cạnh QUAN TRỌNG nhất của trading và thường thì phần lớn các trader mới không chú trọng đúng mức vào việc học nó!
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Tony Motana (@ScarfaceTrades_) là một trader toàn thời gian trên thị trường chứng khoán. Anh mất nhiều năm mới có thể có được lợi nhuận trên thị trường. Quá trình để trở thành một nhà giao dịch thành công của Tony Montana cũng khá vất vả.
***
Khi tôi bắt đầu day trade, tài khoản của tôi đã đi từ: $30K => $3K => +$1M.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn về một trong những khía cạnh QUAN TRỌNG nhất của trading:
1. Quản lý rủi ro
Khía cạnh quan trọng nhất của trading chính là quản lý rủi ro.
Điều này là bởi thị trường rất biến động và do đó, các chiến lược có các giai đoạn mà chúng sẽ hứng chịu những đợt drawdown (sụt giảm tài khoản).
Trong những giai đoạn này, QUẢN LÝ RỦI RO là chìa khoá!
2. Tại sao quản lý rủi ro lại quan trọng?
Trader A (Không quản lý rủi ro): +$1.000, -$2.000, +$500 = -$500.
Trader B (Quản lý rủi ro phù hợp): +$500, -$100, -$100 = +$300.
Trong trường hợp 1, trader thắng 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc ngày giao dịch trong sắc đỏ.
Trong trường hợp 2, trader thua 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc ngày giao dịch trong sắc xanh.
Tại sao?
3. Rủi ro được xác định
Điều này là do trong trường hợp 2, trader mất cùng một số tiền mỗi lần thua (hay cùng một "R bội số").
Bằng cách này, một trader có thể biết chính xác họ sẽ thắng hay thua bao nhiêu, thay vì cố gắng hốt trọn những gì "có vẻ tốt".
4. Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro/phần thưởng)
Trong bảng dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc giành được winrate (tỷ lệ thắng) cao hơn trong các giao dịch đồng nghĩa với việc bạn có thể chỉ cần một tỷ lệ R:R thấp hơn.
Hầu hết mọi người không hiểu rằng, ngay cả với tỷ lệ thắng 20%, họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận với tỷ lệ R:R cao hơn.
5. Chiến lược?
Tôi biết có những trader thực sự chỉ giao dịch với các ngưỡng Hỗ trợ - Kháng cự siêu cơ bản và họ là những triệu phú trader.
Tại sao ư?
Bởi vì quản lý rủi ro và tỷ lệ R:R là ưu tiên số 1 của họ, chứ không phải chiến lược giao dịch họ dùng.
6. Ví dụ
Ở đây chúng ta thấy một giao dịch với ngưỡng Hỗ trợ - Kháng cự của $SPY.
Giao dịch rất đơn giản: Chúng ta sẽ vào lệnh sau khi giá phá vỡ ngưỡng Kháng cự đó và retest (chạm lại) để cho thấy ngưỡng Kháng cự đã chuyển sang Hỗ trợ.
Tôi thích một tỷ lệ R:R ít nhất là 1:2 trên mỗi giao dịch.
Do đó, trong giao dịch này, chúng ta sẽ nhắm đến toàn bộ con số tâm lý $420 đó.
Chúng ta đặt stoploss (dừng lỗ) bên dưới vùng tích luỹ trước đó (tương đương với 2,67R).
Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta mạo hiểm $200, chúng ta sẽ kiếm được $534.
7. Để giao dịch diễn ra
Ở đây, chúng ta thấy giao dịch đã hoạt động và với khâu quản lý rủi ro phù hợp, chúng ta đã kiếm được $534.
Bây giờ, nếu chúng ta mạo hiểm $200 cho 2 giao dịch khác, chúng ta sẽ vẫn có lợi nhuận $134 vì chúng ta đã xác định rủi ro từ trước.
Tóm lại, đây là lý do tại sao đây là khía cạnh QUAN TRỌNG nhất của trading và thường thì phần lớn các trader mới không chú trọng đúng mức vào việc học nó!
Nguồn: twitter
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci
Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết liên quan