- 5,623
- 30,651
Những nhà đầu cơ giá lên dự đoán nền kinh tế sẽ có cú "hạ cánh mềm" dường như đang cảm thấy thoải mái với những kỳ vọng dựa trên định giá thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt khoảng 1,5 điểm phần trăm vào năm 2024.
Nhưng hãy khoan lạc quan!
Lịch sử cho thấy phần lớn thời gian khi FED tiến hành hạ lãi suất 1,5 điểm phần trăm, hay 150 điểm cơ bản, trong vòng một năm thì đó là “do suy thoái kinh tế”, Jim Reid, chiến lược gia tại Deutsche Bank đã lưu ý về điều này.
Hãy quan sát biểu đồ bên dưới, trong đó, đường màu xanh theo dõi sự thay đổi hàng năm của lãi suất quỹ liên bang, còn đường chấm đỏ tương ứng với mức hạ 150bps, và các vùng đánh dấu mờ là thời kỳ suy thoái của kinh tế Mỹ.
Thị trường cổ phiếu rõ ràng đã có một đợt hồi phục mạnh vào cuối năm ngoái, với chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones DJIA đạt nhiều mức đóng cửa kỷ lục, trong khi S&P 500 chứng kiến tổng lợi nhuận hơn 26% và kết thúc năm chỉ cách 0,5% so với mức kỷ lục đạt được ngày 3 tháng 1 năm 2022.
Đà tăng của 2023 tăng tốc khi các nhà đầu tư định giá việc FED thay đổi chính sách tiền tệ, chuyển sang triển vọng hạ lãi suất trong tương lai. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch lãi suất tương lai đã giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024, nhưng hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang vẫn phản ánh xác suất 53,8% sẽ giảm ít nhất 150 điểm cơ bản tính đến cuối năm.
Thông qua biểu đồ ở trên, chúng ta cũng thấy được một ngoại lệ đối với kết quả suy thoái kinh tế vào những năm 1980, khi Fed do Paul Volcker đứng đầu. Tuy nhiên, nhà phân tích Reid lưu ý rằng ngoại lệ này xảy ra sau khi FED tăng lãi suất đến mức “siêu hạn chế” (khi mà lãi suất chuẩn đã vượt mức 10%), và có nghĩa là nó không thực sự hợp lý khi so sánh với tình hình hiện tại.
Mức định giá thị trường tính đến cuối năm 2024 đối với lãi suất chuẩn của FED - Nguồn: CME
Ông lưu ý rằng một ngoại lệ khác xảy ra vào cuối những năm 1960, nhưng thời điểm đó đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu công do Chiến tranh Việt Nam, với lạm phát tăng trở lại ngay sau đó, điều được coi là một lỗi chính sách khi nhìn lại quá khứ. Hơn nữa, “đó chính xác là điều mà Fed muốn tránh xảy ra lần nữa,” Reid nói.
Ông đi đến kết luận rằng lịch sử nghiêng nhiều về khả năng suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong điều kiện hiện tại hơn là cú "hạ cánh mềm". Ngược lại, nếu không gặp phải suy thoái kinh tế, mức cắt giảm 150 điểm cơ bản mà thị trường đang kỳ vọng đến tháng 12 là rất khó có thể xảy ra.
Nhưng hãy khoan lạc quan!
Lịch sử cho thấy phần lớn thời gian khi FED tiến hành hạ lãi suất 1,5 điểm phần trăm, hay 150 điểm cơ bản, trong vòng một năm thì đó là “do suy thoái kinh tế”, Jim Reid, chiến lược gia tại Deutsche Bank đã lưu ý về điều này.
Hãy quan sát biểu đồ bên dưới, trong đó, đường màu xanh theo dõi sự thay đổi hàng năm của lãi suất quỹ liên bang, còn đường chấm đỏ tương ứng với mức hạ 150bps, và các vùng đánh dấu mờ là thời kỳ suy thoái của kinh tế Mỹ.
Thị trường cổ phiếu rõ ràng đã có một đợt hồi phục mạnh vào cuối năm ngoái, với chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones DJIA đạt nhiều mức đóng cửa kỷ lục, trong khi S&P 500 chứng kiến tổng lợi nhuận hơn 26% và kết thúc năm chỉ cách 0,5% so với mức kỷ lục đạt được ngày 3 tháng 1 năm 2022.
Đà tăng của 2023 tăng tốc khi các nhà đầu tư định giá việc FED thay đổi chính sách tiền tệ, chuyển sang triển vọng hạ lãi suất trong tương lai. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch lãi suất tương lai đã giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024, nhưng hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang vẫn phản ánh xác suất 53,8% sẽ giảm ít nhất 150 điểm cơ bản tính đến cuối năm.
Thông qua biểu đồ ở trên, chúng ta cũng thấy được một ngoại lệ đối với kết quả suy thoái kinh tế vào những năm 1980, khi Fed do Paul Volcker đứng đầu. Tuy nhiên, nhà phân tích Reid lưu ý rằng ngoại lệ này xảy ra sau khi FED tăng lãi suất đến mức “siêu hạn chế” (khi mà lãi suất chuẩn đã vượt mức 10%), và có nghĩa là nó không thực sự hợp lý khi so sánh với tình hình hiện tại.
Ông lưu ý rằng một ngoại lệ khác xảy ra vào cuối những năm 1960, nhưng thời điểm đó đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu công do Chiến tranh Việt Nam, với lạm phát tăng trở lại ngay sau đó, điều được coi là một lỗi chính sách khi nhìn lại quá khứ. Hơn nữa, “đó chính xác là điều mà Fed muốn tránh xảy ra lần nữa,” Reid nói.
Ông đi đến kết luận rằng lịch sử nghiêng nhiều về khả năng suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong điều kiện hiện tại hơn là cú "hạ cánh mềm". Ngược lại, nếu không gặp phải suy thoái kinh tế, mức cắt giảm 150 điểm cơ bản mà thị trường đang kỳ vọng đến tháng 12 là rất khó có thể xảy ra.
Tham khảo: MarketWatch
Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính
Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Bài viết liên quan