Volume Spread Analysis (VSA) - Kiến thức cơ bản, cách phân tích và kỹ thuật tìm điểm vào lệnh với VSA - P6: Spring và Upthrust

Volume Spread Analysis (VSA) - Kiến thức cơ bản, cách phân tích và kỹ thuật tìm điểm vào lệnh với VSA - P6: Spring và Upthrust

Volume Spread Analysis (VSA) - Kiến thức cơ bản, cách phân tích và kỹ thuật tìm điểm vào lệnh với VSA - P6: Spring và Upthrust

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,664
29,493
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV13-1726630966.png
Chủ đề liên quan
94402, 94361, 94375, 94342
Tiếp tục nội dung phần trước, chúng ta đang nói về Spring và Upthrust. Phần trước đã nói đến cách thức xác định các cú Spring và Upthrust trên biểu đồ và cách giao dịch chúng trong xu hướng.

Ở phần này sẽ cùng tìm hiểu tiếp mối liên hệ giữa Spring và Upthrust với khối lượng sẽ cung cấp cho trader thông tin gì về hướng đi của giá, khi nào thì nên tránh giao dịch chúng và thiết lập chất lượng với Spring và Upthrust.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Volume Spread Analysis (VSA) - Kiến thức cơ bản, cách phân tích và kỹ thuật tìm điểm vào lệnh với VSA - P5: Spring và Upthrust


Spring và khối lượng


Cú Spring có khối lượng thấp

Khối lượng tại thời điểm xuất hiện cú Spring phải thấp hơn nơi xuất hiện hỗ trợ lần đầu tiên. Nến ở mức hỗ trợ, khi giá thoái lui lần đầu tiên để tìm đến vùng hỗ trợ phải có khối lượng thấp hơn. Một đợt hồi nông kèm theo khối lượng thấp cho thấy người bán đã kiệt sức, chúng ta có thể tìm cơ hội mua ngay.

Như hình bên dưới:

1726630664935.png


Có thể thấy thời điểm xuất hiện cú Spring, khối lượng thời điểm đó thấp hơn rất nhiều so với khối lượng của nến tại thời điểm ban đầu hình thành vùng hỗ trợ.

Cú Spring có khối lượng cao

Nếu cú Spring xuất hiện kèm theo khối lượng cao cho thấy lực cầu đang tới. Khối lượng lớn cho thấy sự hiện diện của người bán có nhiều khả năng sẽ được kiểm tra ngay lập tức hoặc sau một vài đợt tăng giá. Để có thể minh chứng cho việc người mua trong cú kiểm tra Spring, cần phải đáp ứng đươc hai tiêu chí:

Trước hết khối lượng trong lần kiểm tra phải thấp hơn khối lượng của cú Spring. Nếu không, không có gì được chứng minh và không có người mua nào ở thời điểm này tham gia thị trường.

Thứ hai là giá phải giữ được ở mức cao hơn trong đợt kiểm tra so với cú Spring. Điều này Điều này phải đặc biệt tích cực nếu giá được hỗ trợ tại hoặc trên ngưỡng hỗ trợ trong đợt kiểm tra.

Nếu như cả hai tiêu chí này được đáp ứng, thì giá có thể sẽ mua được trong quá trình kiểm tra cú Spring. Ngay sau cú kiểm tra, khả năng giá sẽ bắt đầu tăng giá.

Như ví dụ bên dưới là của cú Upthrust, nó cũng tương tự như cú Spring thôi nhé:

1726630680855.png



Spring và hành động giá sau đó


Hành động giá nào nên xảy ra sau cú Spring?

Nếu một cú Spring thất bại trong việc tăng giá khỏi ngưỡng hỗ trợ và giá chững lại gần với mức đáy của cú Spring thì có thể có gì không ổn ở đây.

Như trường hợp bên dưới:

1726630701968.png


Vậy thì hành động giá sau cú Spring nên là bật tăng lên khỏi vùng hỗ trợ càng nhanh, càng mạnh càng tốt, như là tín hiệu xác nhận cho cú Spring đã hoạt động. Còn nếu giá không tăng lên được hoặc chững lại quanh cú Spring này thì coi như khả năng đảo chiều của thị trường rất thấp.


Khi nào nên tránh giao dịch Spring


Lực cung chiếm ưu thế

Trong xu hướng giảm nơi lực cung chiếm ưu thế, những đợt dao động giảm xuống cú Spring đã cung cấp nhiều lực cung hơn (giá giảm kèm theo khối lượng tăng) so với lực cầu. Vậy thì tỷ lệ thành công ở những cú Spring này là rất thấp.

Động lượng sẽ bị mất khi đến gần mức hỗ trợ và cú Spring biểu thị sức mạnh. Đây là bối cảnh tốt. Nhưng nếu động lượng tăng lên khi đến gần mức hỗ trợ và hình thành cú Spring thì bối cảnh này không thể hiện được sức mạnh và không nên giao dịch trong những trường hợp như vậy.

Các bạn nhìn trường hợp bên dưới:

1726630723362.png



Ta thấy đợt giảm giá về cú Spring có khối lượng tăng lên, so với đợt tăng trước đó. Đây không phải là bối cảnh tốt để giao dịch cú Spring.

Hoặc như ở ví dụ bên dưới:

1726630737161.png


Các bạn có thể thấy động lượng tăng lên khi tiếp cận vùng hỗ trợ. Nên cú Spring được hình thành sau đó không phải là tín hiệu tốt để mua lên.

Đợt dao động lực cầu gần nhất

Lực đẩy đề cập đến khoảng cách giữa đỉnh hiên tại và đỉnh trước đó (trong xu hướng tăng) hoặc đáy hiện tại và đáy trước đó (trong xu hướng giảm).

Lực đẩy tăng lên là dấu hiệu của xu hướng tiềm năng và ngược lại lực đẩy yếu đo là dấu hiệu cho thấy xu hướng suy yếu tiềm ẩn.

Nếu như các bạn thấy điểm dao động cuối cùng có lực cầu giảm dần (giá tăng và khối lượng giảm) thì tỷ lệ thành công của cú Spring là thấp hơn.

Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:

1726630764950.png


Lực đẩy ngắn hơn là dấu hiệu cho thấy xu hướng suy yếu đi và nhìn xuống bên dưới, nếu khối lượng giảm thì khả năng thì trường sẽ đảo chiều. Lúc này nếu như có cú Spring xuất hiện thì tỷ lệ thành công của nó rất thấp.

Các bạn nhìn ví dụ thực tế:

1726630774269.png


Thị trường giảm giá, tức tạo đáy thấp hơn nhưng lực đẩy ngắn hơn nhưng khối lượng lại giảm xuống. Lúc này ta thấy có một cú Upthrust xuất hiện, tuy nhiên do có tín hiệu lực đầy và khối lượng được phân tích trước đó nên có thể thấy được khả năng thành công của cú Upthrust này rất thấp. Và như các bạn có thể thấy là giá sau đó đã tăng mạnh.




Thiết lập giao dịch với Spring


Thiết lập tiếp diễn xu hướng

Các bạn nhìn hình bên dưới là thiết lập mua với cú Spring:

1726630803722.png


Các tiêu chí quan trọng:
  • Thị trường cần nằm trong một xu hướng tăng xác định
  • Có tín hiệu Spring chất lượng được hình thành ở vùng hỗ trợ rõ ràng, ngưỡng hỗ trợ có thể là:
    • Đáy trước đó
    • Ngưỡng kháng cự bị phá vỡ trở thành hỗ trợ
  • Giá đã quét vùng hỗ trợ trước đó (hợp lưu thêm với VWAP thì càng tốt) và khối lượng thấp khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ này
  • Mua phía trên cú Spring hoặc mua khi giá quay trở lại kiểm tra cú Spring.
  • Dừng lỗ bên dưới cú Spring
  • Mục tiêu lợi nhuận đặt ở kháng cự quan trọng tiếp theo hoặc thoát lệnh khi có bất kỳ tín hiệu hành động giá giảm giá nào xuất hiện.
  • Khung thời gian giao dịch: M5
Thêm một ví dụ khác:

1726630915861.png



Cú Upthrust cũng có nguyên tắc tương tự thôi nhưng ngược lại nhé anh em. Và hình bên dưới là ví dụ về giao dịch với cú Upthrust:

1726630929090.png


Hết phần 6.

Phần tới này chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược VSA, một trong những nội dung quan trọng trong series này.

Anh em nào thấy hay thì đừng tiếc cho mình 1 like nhé. Mình cảm ơn nhiều!

Trích nguồn: dotnettutorials
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 252,685 Xem / 1,107 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 887 Xem / 34 Trả lời
  • pnftrading trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 550 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 624 Xem / 34 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 139 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.