Khánh Trình
Active Member
- 1,439
- 8,652
- Thread cover
- data/threadprofilecover/4623.png
- Chủ đề liên quan
- 6865,8933
Moving average là một công cụ xác định xu hướng cụ thể là điều rất quan trọng. Một cách nhanh nhất để xác định trend mà các Trader hay dùng.
Ngay cả với các trader đã có kinh nghiệm, một phương pháp khách quan để xác định xu hướng vẫn có lợi ích riêng cho nó. Ví dụ một price action trader theo phong cách trade tùy ý, không thích dùng các indicator vẫn phải cần một công cụ xác định trend nhanh như moving average để "làm điểm tựa" cho quá trình phân tích của mình. Đây cũng là một cách để Trader đối chiếu giữa kinh nghiệm của bản thân (thường mang tính chủ quan) với một công cụ xác định trend đơn giản (thường có tính khách quan hơn).
Phương pháp cổ điển - ứng dụng sự giao cắt của giá với đường trung bình
Quan sát chart quá khứ để xác định trend như hình trên lúc nào cũng dễ hơn khi bạn trade thật, nhưng Trader cũng không thể phủ nhận sự quan trọng của đường moving average khi xác định xu hướng. Cách xác định này gặp vấn đề lớn nhất ở thời điểm giao cắt giữa giá và đường trung bình động.
Giá hiếm khi đi dễ dàng (như ở vị trí số 4 trên chart) mà thường tạo ra nhiều vùng "nhiễu" (vị trí số 3). Một số Trader xem vùng này là thời điểm thị trường sideway. Nhưng dù xác định sideway hay thị trường trend chỉ bằng cách giao cắt theo kiểu cổ điển như trên cũng vẫn là vấn đề nan giải cho Trader. Chúng ta không thể biết khi nào giá sẽ cắt hẳn đường MA và hình thành trend thật sự để vào lệnh?
May mắn là ta vẫn còn rất nhiều cách đáng tin cậy khác để kiểm tra điều này.
Phương pháp tập trung vào xác định độ dốc của đường trung bình động.
Ưu điểm của phương pháp này nằm ở sự đơn giản và tính ứng dụng của nó. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dựa vào độ dốc của đường MA để xác định trend, bạn có thể quên mất việc đọc hiểu price action trên chart.
Mẹo: Khi giá giảm xuống bên dưới đường SMA, nhưng độ dốc của đường MA vẫn tăng, hãy cẩn thận vào lệnh buy. Ngược lại, khi giá tăng lên trên SMA nhưng độ dốc vẫn hướng xuống, hãy tìm một cơ hội để vào lệnh bán.
Không giống như cách tiếp cận đầu tiên, phương pháp này buộc bạn phải chú ý đến price action. Phương pháp này giúp bạn hạn chế rủi ro do việc phụ thuộc quá nhiều vào indicator.
Ví dụ chart thị trường tăng giá trong biểu đồ USDJPY khung M30 (6J Futures)
Làm thế nào để xác nhận xu hướng tăng khi kết hợp các swing point với đường moving average:
Ví dụ chart có thị trường giảm ở cặp EURUSD khung M30 (6E Futures)
Làm thế nào để xác nhận xu hướng giảm Với các điểm swing:
Nhưng ở chart này có một điểm khác biệt nhỏ là giá đã một lần hồi về và hình thành thêm một bẫy breakout đường MA trước khi hình thành trend giảm hẳn.
Cách này thường dùng xác định xu hướng mạnh. Nếu bạn xem xét vào lệnh khi giá vừa hình thành trend mới, cách này sẽ không phù hợp vì nó thường cho tín hiệu trễ.
Ví dụ chart trên, bạn sẽ xác định trend giảm chỉ khi có hẳn 20 cây nến hoàn toàn nằm bên dưới đường SMA chu kỳ 20.
Logic tương tự cũng được áp dụng cho các đường trung bình với chu kỳ 50 hoặc 100. Chẳng hạn, cần có 50 nến hình thành bên trên đường SMA chu kỳ 50 mới được xem là trend tăng.
Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng: tại sao chúng ta lại cần hiểu các phương pháp xác định trend này một cách cụ thể như vậy? Mình nghĩ các phương pháp này rất cần vì nó không hẳn là một phương pháp hay hệ thống giao dịch, nó không chỉ cho bạn điểm vào lệnh. Ngược lại, đường MA giống như phương tiện hỗ trợ để bạn hiểu về thị trường. Bạn sẽ cần thêm price action (điều mà mình cho là có vai trò quan trọng hơn) để ra quyết định giao dịch cuối cùng.
Ngay cả với các trader đã có kinh nghiệm, một phương pháp khách quan để xác định xu hướng vẫn có lợi ích riêng cho nó. Ví dụ một price action trader theo phong cách trade tùy ý, không thích dùng các indicator vẫn phải cần một công cụ xác định trend nhanh như moving average để "làm điểm tựa" cho quá trình phân tích của mình. Đây cũng là một cách để Trader đối chiếu giữa kinh nghiệm của bản thân (thường mang tính chủ quan) với một công cụ xác định trend đơn giản (thường có tính khách quan hơn).
Xác định xu hướng qua các đường moving average
Phương pháp cổ điển - ứng dụng sự giao cắt của giá với đường trung bình
- Khi giá cắt đường MA từ dưới lên trên, ta xem thị trường đang ở trong trend tăng.
- Khi giá cắt đường MA từ trên xuống, ta xem thị trường đang ở trong trend giảm.
Quan sát chart quá khứ để xác định trend như hình trên lúc nào cũng dễ hơn khi bạn trade thật, nhưng Trader cũng không thể phủ nhận sự quan trọng của đường moving average khi xác định xu hướng. Cách xác định này gặp vấn đề lớn nhất ở thời điểm giao cắt giữa giá và đường trung bình động.
Giá hiếm khi đi dễ dàng (như ở vị trí số 4 trên chart) mà thường tạo ra nhiều vùng "nhiễu" (vị trí số 3). Một số Trader xem vùng này là thời điểm thị trường sideway. Nhưng dù xác định sideway hay thị trường trend chỉ bằng cách giao cắt theo kiểu cổ điển như trên cũng vẫn là vấn đề nan giải cho Trader. Chúng ta không thể biết khi nào giá sẽ cắt hẳn đường MA và hình thành trend thật sự để vào lệnh?
May mắn là ta vẫn còn rất nhiều cách đáng tin cậy khác để kiểm tra điều này.
Cách 1: Ứng dụng độ dốc của đường moving average
Phương pháp tập trung vào xác định độ dốc của đường trung bình động.
- Đường moving average càng dốc đứng - trend tăng.
- Đường moving average càng dốc xuống - trend giảm.
Mẹo: Khi giá giảm xuống bên dưới đường SMA, nhưng độ dốc của đường MA vẫn tăng, hãy cẩn thận vào lệnh buy. Ngược lại, khi giá tăng lên trên SMA nhưng độ dốc vẫn hướng xuống, hãy tìm một cơ hội để vào lệnh bán.
Cách 2: Phải xác nhận các đỉnh hay đáy swing phải phù hợp với đường moving average
Không giống như cách tiếp cận đầu tiên, phương pháp này buộc bạn phải chú ý đến price action. Phương pháp này giúp bạn hạn chế rủi ro do việc phụ thuộc quá nhiều vào indicator.
Ví dụ chart thị trường tăng giá trong biểu đồ USDJPY khung M30 (6J Futures)
Làm thế nào để xác nhận xu hướng tăng khi kết hợp các swing point với đường moving average:
- Các điểm đáy swing (swing low) đã hình thành bên trên đường moving average.
- Giá đẩy lên trên tạo một xu hướng tăng mới mà không hề chạm vào đường MA lần nào nữa.
Ví dụ chart có thị trường giảm ở cặp EURUSD khung M30 (6E Futures)
Làm thế nào để xác nhận xu hướng giảm Với các điểm swing:
- Swing high hình thành bên dưới đường moving average.
- Giá giảm bên dưới đường MA và tạo thành trend giảm mà không quay lại đường MA lần nữa.
Cách 3: Xác định số nến bên trên/bên dưới tương đương với số chu kỳ đường MA
Cách này thường dùng xác định xu hướng mạnh. Nếu bạn xem xét vào lệnh khi giá vừa hình thành trend mới, cách này sẽ không phù hợp vì nó thường cho tín hiệu trễ.
Ví dụ chart trên, bạn sẽ xác định trend giảm chỉ khi có hẳn 20 cây nến hoàn toàn nằm bên dưới đường SMA chu kỳ 20.
Logic tương tự cũng được áp dụng cho các đường trung bình với chu kỳ 50 hoặc 100. Chẳng hạn, cần có 50 nến hình thành bên trên đường SMA chu kỳ 50 mới được xem là trend tăng.
Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng: tại sao chúng ta lại cần hiểu các phương pháp xác định trend này một cách cụ thể như vậy? Mình nghĩ các phương pháp này rất cần vì nó không hẳn là một phương pháp hay hệ thống giao dịch, nó không chỉ cho bạn điểm vào lệnh. Ngược lại, đường MA giống như phương tiện hỗ trợ để bạn hiểu về thị trường. Bạn sẽ cần thêm price action (điều mà mình cho là có vai trò quan trọng hơn) để ra quyết định giao dịch cuối cùng.
Nguồn Tradingsetupsreview
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng
Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài viết liên quan