- 31,013
- 158,660
- Thread cover
- data/threadprofilecover/1802.jpeg
- Chủ đề liên quan
- 29100,3950
Trong hơn trăm năm hình thành và phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, các học giả nghiên cứu cũng như các Trader hàng đầu luôn nhắc đến 2 thái cực tâm lý chính chi phối hầu như mọi hành động của con người trên thị trường, đó là Tham và Sợ (Greed and Fear). "Cao nhân" nào cũng kết luận rằng cứ quản lý được Tham và Sợ là sớm muộn gì cũng đứng vào hàng Thập bát la hán trên thị trường, chứng quả đắc đạo, tiền vào như nước, muốn tiêu xài gì thì cứ lên thị trường bấm nút, tự nhiên tiền nó in ra.
Tuy nhiên, đã là con người thì phần lớn đều bị 2 thái cực này nó "ám" rất dữ (vì nếu không bị nó ám thì thành la hán với phật hết rồi), nên đến nay, số lượng anh em Trader in được tiền thì rất rất ít mà số lượng bị biến thành máy in tiền cho Market thì nhiều vô số kể.
Khi thị trường bình yên, không sóng gió, lòng người an bình thì giá cả nó chạy rất mượt mà. Uptrend thì vẫn uptrend, downtrend thì vẫn downtrend còn sideway thì cứ tiếp tục sideway, vì người ta không có gì phải hoảng sợ, lo lắng. Tuy nhiên, khi một sự kiện bất ngờ nào đó xảy ra (Brexit, bầu cử tổng thống Mỹ, admin TraderViet cưới Ngọc Trinh là vợ lẻ...) thì thị trường sẽ trở nên nhộn nhạo, cái nhộn nhạo này khiến thị trường nhảy nhót. Đây là lúc hoặc Tham hoặc Sợ trở nên cùng cực (extreme) nhất, dẫn đến dao động (volatility) lớn hơn, giá giựt lên giựt xuống búa xua.
Để đo 2 thái cực Tham và Sợ, thể hiện qua cái dao động của thị trường lúc nào, dân tài chính quốc tế sinh ra một chỉ số gọi là VIX - Volatility Index - Chỉ số đo dao động), hay tên gọi khác là Fear Index - Chỉ số đo độ sợ hãi (tất nhiên là xài cho thị trường, không xài cho phim kinh dị).
Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) dựa trên chỉ số options của S&P 500. Từ đó chỉ số VIX được tính toán và nó đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới.
VIX là một trong những chỉ số đo lường Market Sentiment (tâm tính thị trường) tuyệt vời nhất cho Trader và Investor hiện nay.
Để biết cách giao dịch với VIX, chúng ta sẽ nói sơ qua cái cách thị trường phản ứng với Sợ. Khi giới đầu tư càng Sợ, họ sẽ càng đi tìm các kênh đầu tư an toàn như Vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ, các đồng tiền có lãi suất thấp như JPY hay CHF và họ sẽ né các kênh rủi ro như chứng khoán, bất động sản, các đồng tiền có lãi suất cao. Hướng đầu tư sẽ ngược lại nếu họ hết Sợ. Khi VIX tăng thì thể hiện nỗi sợ tăng, VIX giảm thể hiện nỗi sợ giảm. Nhìn VIX thì anh em sẽ thấy thị trường đang có SỢ hay KHÔNG SỢ để mà xuống tay cho đúng hướng.
Sản phẩm bị tác động trực tiếp nhất bởi VIX là chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các chỉ số thị trường chung như S&P 500, DowJones, Nasdaq. Cứ VIX tăng thì các đồng chí này sẽ tèo, vì khi giới đầu tư họ sợ thì họ bỏ chạy khỏi chứng khoán ngay. Lúc này, vàng hoặc trái phiếu sẽ tăng giá.
Có thể trade VIX với chứng khoán Mỹ thông qua sự phân kỳ - divergence - như sau:
Có bài viết cho biết kết quả tương quan nghịch nhau giữa VIX và S&P 500 là tầm 80%, tức là trong 80% thời gian thì 2 chỉ số này chạy ngược nhau.
Có một số nghiên cứu cho thấy rằng VIX vượt mốc 40 là nên lưu ý vì nó có thể khiến chứng khoán Mỹ bắt đầu quá trình đi xuống. Trong vòng 10 năm qua, mốc VIX khủng nhất là khi cuộc khủng hoảng Mỹ xảy ra vào 2008. Lúc nào VIX lên đến gần 90
Biểu đồ VIX 10 năm qua
Giờ cái gì khó thì cứ hỏi Google thôi. Mở Google lên vào gõ vào VIX Charting là nó hiện ra ngay. Có thể liệt kê vài trang xem VIX tốt dưới đây
Happy trading anh em !!!
Một số bài hay khác
Tuy nhiên, đã là con người thì phần lớn đều bị 2 thái cực này nó "ám" rất dữ (vì nếu không bị nó ám thì thành la hán với phật hết rồi), nên đến nay, số lượng anh em Trader in được tiền thì rất rất ít mà số lượng bị biến thành máy in tiền cho Market thì nhiều vô số kể.
Khi thị trường bình yên, không sóng gió, lòng người an bình thì giá cả nó chạy rất mượt mà. Uptrend thì vẫn uptrend, downtrend thì vẫn downtrend còn sideway thì cứ tiếp tục sideway, vì người ta không có gì phải hoảng sợ, lo lắng. Tuy nhiên, khi một sự kiện bất ngờ nào đó xảy ra (Brexit, bầu cử tổng thống Mỹ, admin TraderViet cưới Ngọc Trinh là vợ lẻ...) thì thị trường sẽ trở nên nhộn nhạo, cái nhộn nhạo này khiến thị trường nhảy nhót. Đây là lúc hoặc Tham hoặc Sợ trở nên cùng cực (extreme) nhất, dẫn đến dao động (volatility) lớn hơn, giá giựt lên giựt xuống búa xua.
Để đo 2 thái cực Tham và Sợ, thể hiện qua cái dao động của thị trường lúc nào, dân tài chính quốc tế sinh ra một chỉ số gọi là VIX - Volatility Index - Chỉ số đo dao động), hay tên gọi khác là Fear Index - Chỉ số đo độ sợ hãi (tất nhiên là xài cho thị trường, không xài cho phim kinh dị).
Chỉ số VIX là gì?
Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) dựa trên chỉ số options của S&P 500. Từ đó chỉ số VIX được tính toán và nó đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới.
VIX là một trong những chỉ số đo lường Market Sentiment (tâm tính thị trường) tuyệt vời nhất cho Trader và Investor hiện nay.
Cách giao dịch với chỉ số VIX
Để biết cách giao dịch với VIX, chúng ta sẽ nói sơ qua cái cách thị trường phản ứng với Sợ. Khi giới đầu tư càng Sợ, họ sẽ càng đi tìm các kênh đầu tư an toàn như Vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ, các đồng tiền có lãi suất thấp như JPY hay CHF và họ sẽ né các kênh rủi ro như chứng khoán, bất động sản, các đồng tiền có lãi suất cao. Hướng đầu tư sẽ ngược lại nếu họ hết Sợ. Khi VIX tăng thì thể hiện nỗi sợ tăng, VIX giảm thể hiện nỗi sợ giảm. Nhìn VIX thì anh em sẽ thấy thị trường đang có SỢ hay KHÔNG SỢ để mà xuống tay cho đúng hướng.
Sản phẩm bị tác động trực tiếp nhất bởi VIX là chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các chỉ số thị trường chung như S&P 500, DowJones, Nasdaq. Cứ VIX tăng thì các đồng chí này sẽ tèo, vì khi giới đầu tư họ sợ thì họ bỏ chạy khỏi chứng khoán ngay. Lúc này, vàng hoặc trái phiếu sẽ tăng giá.
Có thể trade VIX với chứng khoán Mỹ thông qua sự phân kỳ - divergence - như sau:
- VIX tăng và S&P 500 tăng => SP 500 có thể giảm.
- VIX tăng và S&P 500 giảm => xu hướng giảm của S&P 500 được hỗ trợ tốt
- VIX giảm và S&P 500 tăng => xu hướng tăng của S&P 500 được hỗ trợ tốt
- VIX giảm và S&P 500 giảm => S&P 500 có thể tăng trở lại
Có bài viết cho biết kết quả tương quan nghịch nhau giữa VIX và S&P 500 là tầm 80%, tức là trong 80% thời gian thì 2 chỉ số này chạy ngược nhau.
VIX đến mức nào thì nên lưu ý:
Có một số nghiên cứu cho thấy rằng VIX vượt mốc 40 là nên lưu ý vì nó có thể khiến chứng khoán Mỹ bắt đầu quá trình đi xuống. Trong vòng 10 năm qua, mốc VIX khủng nhất là khi cuộc khủng hoảng Mỹ xảy ra vào 2008. Lúc nào VIX lên đến gần 90
Biểu đồ VIX 10 năm qua
Xem biểu đồ VIX ở đâu?
Giờ cái gì khó thì cứ hỏi Google thôi. Mở Google lên vào gõ vào VIX Charting là nó hiện ra ngay. Có thể liệt kê vài trang xem VIX tốt dưới đây
- MarketWatch: http://www.marketwatch.com/investing/index/vix/charts
- Stockchart: http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=VIX
- Tradingview : https://www.tradingview.com/chart/?symbol=TVC:VIX
Happy trading anh em !!!
Một số bài hay khác
Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng
Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài viết liên quan