Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 4: Cách xác định diễn biến hành động giá trong ngày

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 4: Cách xác định diễn biến hành động giá trong ngày

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 4: Cách xác định diễn biến hành động giá trong ngày

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,853
29,774
Ở phần trước chúng ta đang nói dở về mô hình chu kỳ 3 ngày, phần này sẽ nói tiếp và bắt đầu đi vào cách xác định diễn biến hành động giá trong ngày. Cụ thể là chúng ta sẽ xác định hành động giá trong ngày sẽ di chuyển như thế nào và có những tín hiệu hành động giá nào trên biểu đồ để chúng ta nhận biết được điều đó.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại bài viết ở link bên dưới nhé:



Mô hình 9: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)


Mô hình này mình có nói sơ qua về 3 cấp độ di chuyển của một chu kỳ, anh em đọc lại bài trước để nắm được cách xác định mô hình này trên biểu đồ nhé.

Ngoài ra cần phải nhớ rằng các mô hình sẽ hình thành tương tự nhau trong các khung thời gian khác nhau. Đồng thời các vùng giá đảo chiều thường được đồng bộ hóa để chúng xảy ra cùng thời điểm trên các khung thời gian khác nhau. Dựa trên những kiến thức này bạn có thể thay đổi khung thời gian giao dịch, tức là từ giao dịch trong ngày có thể trở thành giao dịch swing. Nếu như bạn sẵn sàng tiếp tục gia tăng khối lượng khi giao dịch đang thuận lợi thì bạn có khả năng kiếm được mức lợi nhuận rất lớn vì toàn bộ chuyển động có thể lên tới 300-400 pip. Và mấu chốt ở những điểm này đó là các mô hình đều giống nhau bất kể bạn giao dịch khung thời gian nào.

Vì vậy rõ ràng điều quan trọng là phải đếm được các cấp độ 1,2,3 để bạn có thể biết được hiện tại bản thân đang ở vị trí nào trong chu kỳ này. Và tất nhiên là nếu có thể tham gia giao dịch ở những điểm đảo chiểu tại cấp độ 3 là lý tưởng nhất vì nó có thể giúp bạn bắt được toàn bộ động thái trong hành trình di chuyển của giá. Vì vậy để giành chiến thắng trên thị trường, bạn chỉ nên giữ một vị thế mua hoặc bán khi LOD/HOD rõ ràng. Đây là nơi duy nhất có mức độ chắc chắn cao về hướng đi của thị trường.

Điều quan trọng khi đưa ra những đánh giá này là phải xem xét bối cảnh và vị trí của thị trường đang ở đâu trong chu kỳ. Điều này cũng bao gồm việc tìm kiếm một sự đảo chiều vào giữa tuần và nhìn chung sự đảo chiều này cũng sẽ tương quan với một hoặc cả hai sự đảo chiều trong ngày.

Với nhận thức về chu kỳ thị trường dài hạn hơn thì bạn có thể chuyển đổi giao dịch giao ngay thành giao dịch swing từ một trong 3 đỉnh hoặc đáy của chu kỳ 3 ngày sang đỉnh đáy khác với một điểm vào lệnh thích hợp. Bởi vì để giá đi từ đỉnh đến đáy tiếp theo được hình thành có thể mất mất vài ngày.

Trong giao dịch trong ngày, điều quan trọng là bạn phải biết bản thân đang nằm trong vị trí nào trong chu kỳ lớn hơn vì nó có thể giúp bạn đưa ra phán đoán về khoảng cách cuối cùng mà giá có thể di chuyển.

upload_2023-9-29_10-56-44.png


Ví dụ nếu giá vừa vượt qua mức cao nhất và đang ở giai đoạn tích lũy của cấp độ 1, thì một giao dịch mua lên trong ngày sau tín hiệu săn dừng lỗ của những người bán nhìn có vẻ hợp lệ nhưng thực tế nó lại khó tạo được kết quả nhất quán trong dài hạn. Vậy cho nên đừng thực hiện những giao dịch ngược xu hướng dài hạn hơn khi bạn đang ở cấp độ 1.

Như vậy là chúng ta đã nắm được hết tất cả những mô hình quan trọng mà sau này sẽ nhìn vào những mô hình này để tìm thiết lập giao dịch trên thị trường.

Mô hình chu kỳ 3 ngày này mình sẽ còn nói tiếp ở phần nội dung tới. Bây giờ chúng ta nói qua phần những chuyển động trong ngày trước nhé, để anh em nắm được hành động giá trong ngày thường dui chuyển như thế nào. Và làm sao chúng ta áp dụng nó vào trong việc phân tích và giao dịch được nhé.



Biến động giá trong ngày


1. Giai đoạn thị trường tích lũy

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thiết lập lại các đỉnh đáy hàng ngày, nó diễn ra lúc 5 giờ chiều theo giờ ET, đây cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn “Dharma”. Giai đoạn Dharma được xác định là sau khi thị trường Mỹ đóng cửa và trước khi trường Âu mở cửa.

Có thể thấy giai đoạn Dharma là giai đoạn mà thị trường hay xu hướng ít hoạt động và thị trường chỉ di chuyển qua lại trong một phạm vi nhất định.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-29_10-57-32.png

Điều này xảy ra do ngân hàng A sẽ mua một lượng tiền từ ngân hàng B (1) và điều này khiến cho hành động giá tăng lên, sau đó ngân hàng B lại bán số tiền đó cho ngân hàng C (2) và khiến cho giá giảm. Và đây là một vòng lặp nên giá dao động giữa 2 điểm qua lại.

Sau một thời gian, phạm vi này bắt đầu mở rộng ra (3), động thái này có tác dụng kích hoạt những lệnh chờ được đặt bởi những nhà giao dịch phá vỡ. Vì vậy các vị thế dần trở nên nhiều hơn và dàn dần tích lũy khi càng ngày càng có nhiều nhà giao dịch sập bẫy.

Tuy nhiên khi những vị thế này được kích hoạt, giá sẽ nhanh bị kéo đi và thường sẽ bị dừng lỗ khi thị trường đang mở rộng.

Đây là giai đoạn tích lũy. Tiếp theo giai đoạn tích lũy chính là giai đoạn quét dừng lỗ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem giai đoạn này có gì cần chú ý nhé.






Giai đoạn quét dừng lỗ và định nghĩa HOD/LOD

Đôi khi trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 4 giờ (theo giờ ET), MM thường thực hiện một đợt săn dừng lỗ. Đợt săn dừng lỗ này liên quan đến một chuyển động có chủ ý nằm bên ngoài phạm vi giao dịch và nó cũng sẽ là vùng trở thành đỉnh hoặc đáy trong ngày.

Theo chu kỳ 3 ngày chúng ta có thể thấy sự di chuyển của thị trường thường xảy ra trong 3 lần đầy, đơn giản nhất là trong 3 nến, mặc dù đôi khi bạn sẽ thấy một khoảng chững nhỏ trong hành động giá dưới dạng một đợt thoái lui trong những thời điểm này.

Đợt săn dừng lỗ của các nhà tạo lập thị trường thường có 2 mục tiêu chính:
  • Thứ nhất là loại bỏ các điểm dừng lỗ hiện có
  • Thứ hai là khuyến khích các nhà giao dịch chủ động tham gia vào các vị thế theo hướng ngược lại với nơi mà xu hướng thực sự diễn ra.
Điều này thể hiện ở mức cao hoặc mức thấp trong ngày (HOD/LOD). Một khi HOD/LOD bị hít thì:
  • Spead sẽ được mở rộng ra thêm vài pip, động thái này sẽ khiến những nhà giao dịch đặt lệnh bên ngoài ranh giới bình thường của họ sẽ bị kích hoạt và ngay từ đầu những nhà giao dịch này sẽ giữ một vị thế không khả quan.
  • Chúng ta sẽ thấy giá thường trải qua một giai đoạn tích lũy sau đó trong khoàng thời gian từ 30 phút đến 90 phút để khuyến khích các nhà giao dịch mở thêm vị thế và khi đủ vị thế rồi thì giá sẽ di chuyển đúng hướng thực sự của xu hướng và điểm dừng lỗ của những trader đặt trước đó sẽ bị kích hoạt.
  • Sẽ có một động thái với HOD/LOD mặc dù là ít khi nó xuất hiện (là vì để không cho phép những người có vị thế có lợi nhuận có thể thoát ra). Và điều này thường hình thành nên mô hình M hoặc W điển hình. Lưu ý thêm là mô hình RRT cũng thường xuất hiện ở đây nhưng chúng thường là đại diện của mô hình M hoặc W xảy ra ở quy mô thời gian nhanh hơn.
upload_2023-9-29_11-0-13.png



Có thể nói mô hình M hoặc W là một trong những mô hình được nhiều trader ưa thích tìm điểm vào lệnh, đặc biệt là ở đỉnh hoặc đáy thứ 2 của mô hình W hoặc M.

Còn tiếp....

Phần tới chúng ta sẽ nói về các hành vi khác mà thị trường có thể phản ứng tại đỉnh hoặc đáy của ngày (HOD/LOD) và trường hợp tín hiệu quét dừng lỗ mở rộng đồng thời nói thêm về xu hướng thật sự của thị trường trong ngày.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.