Học phân tích thị trường từ Stockcharts (Bài 48): Chỉ báo dao động

Học phân tích thị trường từ Stockcharts (Bài 48): Chỉ báo dao động

Học phân tích thị trường từ Stockcharts (Bài 48): Chỉ báo dao động

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
18,534
87,037
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/bobvolman41-1744605072.png
Chủ đề liên quan
96718,96465
Tóm tắt phần trước:
  • Trong các chỉ báo kỹ thuật, đường trung bình cực kỳ phổ biến. Đường trung bình động làm mượt hành động giá và giúp dễ dàng phát hiện các xu hướng cơ bản hơn. Tín hiệu giao dịch cũng có thể tìm được dựa vào sự tương tác giữa giá và đường trung bình hoặc giữa hai hoặc nhiều đường trung bình.
  • Trong phân tích thị trường chứng khoán, độ dài đường trung bình phổ biến nhất là 50 và 200 ngày. [Trên các biểu đồ khung tuần, các giá trị đó được chuyển đổi thành đường trung bình 10 và 40 tuần.]
  • Dải Bollinger được tạo nên bởi John Bollinger, là các dải được vẽ 2 độ lệch chuẩn ở trên và dưới đường trung bình 20 ngày. Khi giá chạm (hoặc vượt quá) một trong các dải, thị trường được coi là mở rộng quá mức. Giá thường sẽ kéo trở lại đường trung bình.
  • MACD là một chỉ báo giao dịch phổ biến. Trên màn hình máy tính của bạn, bạn sẽ thấy hai đường trung bình có trọng số (là các đường trung bình có trọng số lớn hơn cho hành động giá gần đây hơn). Tín hiệu giao dịch được đưa ra khi hai đường này cắt nhau.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các chỉ báo dao động:

Chỉ báo dao động được sử dụng để xác định tình trạng quá mua và quá bán của thị trường. Chỉ báo dao động được vẽ ở dưới cùng của biểu đồ giá và dao động trong một dải nằm ngang. Khi chỉ báo dao động đạt đến giới hạn trên của dải, thị trường được cho là quá mua và dễ chịu một sự sụt giảm trong ngắn hạn. Khi chỉ báo dao động chạm ngưỡng dưới cùng của phạm vi, thị trường rơi vào vùng quá bán và có thể sắp có đợt tăng giá. Chỉ báo dao động giúp đo lường các điểm cực đoan của thị trường và cho nhà phân tích biểu đồ biết khi nào thị trường tăng hoặc giảm quá mức.

Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI)


Đây là một trong những Chỉ báo dao động phổ biến nhất được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng. Thang đo RSI được vẽ từ 0 đến 100 với các đường ngang được vẽ ở mức 70 và 30. Khi chỉ báo RSI nằm trên 70 được coi là quá mua. Chỉ báo RSI dưới 30 được coi là quá bán. Các chu kỳ phổ biến nhất đối với RSI là 9 và 14 ngày.

1.png

Hình 13-1: RSI Oscillator 9 ngày được sử dụng cho Dow Industrials. RSI trên 70 thường trùng với các đợt thoái lui ngắn hạn. RSI dưới 30 thường xác định 1 đáy thị trường.​


Stochastics


Chỉ báo dao động này cũng được vẽ trên thang điểm từ 0 đến 100. Tuy nhiên, các đường trên và dưới (đánh dấu mức quá mua và quá bán) nằm ở mức 80 và 20. Nói cách khác, khi giá trị chỉ báo trên 80 là quá mua, trong khi giá trị dưới 20 là quá bán. Một tính năng bổ sung của Stochastics là có hai đường dao động thay vì một (Đường chậm thường là đường trung bình động 3 ngày của đường nhanh). Các tín hiệu giao dịch được cung cấp khi hai đường giao nhau. Tín hiệu mua được cung cấp khi đường nhanh cắt lên trên đường chậm hơn từ dưới 20. Tín hiệu bán được cung cấp khi đường nhanh hơn cắt xuống dưới đường chậm từ trên 80. Chu kỳ mà hầu hết các nhà phân tích biểu đồ sử dụng là mười bốn ngày.

2.png

Hình 13-2: Chỉ báo Stochastics 14 ngày được sử dụng cho S&P 500. Hai đáy cuối cùng của S&P được đánh dấu bằng việc Stochastics nằm ở mức quá bán. Một số đỉnh ngắn hạn nằm trùng với những thời điểm khi chỉ số nằm trên 80.​


Các chỉ báo có thể sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào


Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, các Chỉ báo dao động này có thể được sử dụng trong bất kỳ khung thời gian nào. Điều đó có nghĩa là chúng có thể được sử dụng trên biểu đồ khung tuần, khung ngày và trong ngày (intraday - H4, H1, M30, M15,..). Tốt nhất là bạn nên sử dụng cùng một chu kỳ trong tất cả các chiều thời gian. Ví dụ, khi vẽ các đường Stochastics, hãy sử dụng Stochastics 14 tuần trên biểu đồ khung tuần, 14 ngày trên biểu đồ khung ngày và 14 giờ trên biểu đồ H1, v.v.

Một lý do khác để giữ nguyên các con số là máy tính cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa các biểu đồ khung tuần, khung ngày và trong ngày chỉ bằng một lần click chuột. Sử dụng cùng một chu kỳ trong tất cả các khung thời gian giúp công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

- John Murphy

 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 3,874 Xem / 256 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 5,614 Xem / 436 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 4,201 Xem / 23 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 335 Xem / 1 Trả lời
  • Đời buồn đau trong Chuyện bên lề 1,174 Xem / 26 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 307 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 552 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 5,423 Xem / 316 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.